Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11: Bài 9: Lịch sự - Tế nhị

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11: Bài 9: Lịch sự - Tế nhị

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.

 2. Kĩ năng: HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.

 3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1963Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11: Bài 9: Lịch sự - Tế nhị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11:	BÀI 9: 	LỊCH SỰ - TẾ NHỊ
Ngày soạn: 12/11.
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.
	2. Kĩ năng: HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.
	3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 1 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?.
	2. Vì sao phải sống chan hoà? Để sống chan hoà với mọi người theo em cần phải làm gì?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): 
	Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 10 phút)Tìm hiểu tình huống sgk.
GV: Cho hs đóng vai theo nội dung tình huống.
GV: Em có nhận xát gì về cách chào của các bạn trong tình huống? 
Gv: Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau:
- Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt.
- Phê bình gay gắt trước lớp ngay lúc đó.
- Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.
- Coi như không có chuyện gì xảy ra.
- Phản ánh sự việc với nhà trường.
- Kể cho hs nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để hs tự liên hệ.....
Gv: Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện?
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.
Gv: Thế nào là lịch sự? cho ví dụ?.
GV: Tế nhị là gì? Cho ví dụ?.
Gv: Hãy nêu mqh giữa lịch sự và tế nhị?.
Gv: Tế nhị với giả dối giống và khác nhau ở những điểm nào?. Nêu ví dụ?.
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?.
Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?.
* HĐ3: ( 12 phút) Luyện tập.
Gv: Yêu cầu HS tìm những câu CD, TN, DN nói về lịch sự tế nhị?
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, d sgk/27,28
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 sbt.
Gv: Cần làm gì để trở thành HS biết lịch sự, tế nhị?
Gv: Đọc truyện " em bé bán quạt; Chúng em thật có lỗi" SBT GDCD 6/ 23,24
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
 - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.
 - Thể hiện sự tôn trọng người 
giao tiếp và những người xung quanh.
 - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
3. Cách rèn luyện:
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
	IV. Củng cố: ( 2 phút)
	Gv cho HS chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ” Gv chuẩn bị những nội dung câu hỏi có liên quan đến cuộc sống hằng ngày, sau đó HS tham gia bắt thăm và thể hiện cách ứng xử. HS đánh giá -> Gv chốt lại.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, làm bài tập b,c SGK/27.
	- Xem trước nội dung bài 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 11.doc