MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung NT hai văn bản.
Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tiết 1,2: CảM THụ VĂN BảN "CON RồNG CHáU TIÊN", "BáNH CHƯNG BáNH GIầY" A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung NT hai văn bản. Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết. Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện. B. Tiến trình tiết dạy I - Nội dung * Hoạt động 1: ? Nêu ND và nghệ thuật đặc sắt của truyện "Con Rồng" ? Kể các sự việc chính trong truyện. 1. VB "Con Rồng" * NT: Yếu tố tưởng tượng kì ảo. * ND: + Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc. + Biểu hiện ý nguyện, điều kiện thống nhất cộng đồng. + Phản ánh quá trình dựng nước, mở nước của dân tộc. 2. VB "Bánh chưng, bánh giầy" * NT: Yếu tố tưởng tượng kì ảo. * ND: + Giải thích nguồn gốc hai loại bánh. + Đề cao lao động và nghề nông. + Kính trời đất, tổ tiên. II - Luyện tập * Hoạt động 2 HS đọc bài 1. Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời. GV chốt đáp án. HS làm vào vở ghi tăng cường. GV cho HS thực hành kể diễn cảm ngay tại lớp. HS đọc bài tập 1 Thảo luận nhóm HS đọc bài 2 GV định hướng chi tiết đặc sắc. 1. Làm BT trong SGK Bài 1: (Trang 8 SGK) * Truyền thuyết "Kinh và Ba Na là anh em" Cha uống rượu say ngủ đ Em cười, cha đuổi đi đ Em lên miền núi (Ba Na) đ Anh ở lại (Kinh) ị Đoàn kết các dân tộc. * Truyện thơ "Đẻ đất, đẻ nước" đ Mường + Mụ Dạ Dần đẻ ra 2 trứng, nở 2 chàng trai. + Lấy hai nàng tiên. Sau 9 tháng 12 năm đẻ đản con, trong đó có chim Tùng, chim Tót. + Đẻ ra 1919 cái trứng hình thù quái đ Sấm, chớp, Mây, Mưa. Sau đẻ 1 trứng: Lang Cun Cần đ Vua xứ Mường: Con cháu đông đúc. * Quả trứng to nở ra con người đ Mường. * Quả bầu mẹ đ Khơ Mú * Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta. Bài 2: (Trang 8 SGK) Kể theo yêu cầu + Đúng cốt truyện + Dùng lời văn nói của cá nhân để kể. + Kể diễn cảm. Bài 1: (Trang 12 SGK) ý nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy. - Đề cao nghề nông, sự thờ kính Trời Đất, tổ tiên. - Thể hiện sự giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. - Làm sống lại câu chuyện "Bánh chưng, bánh giầy" Bài 2: (Trang 12 SGK) * Lời khuyên bảo của Thần + Nêu bật giá trị hạt gạo. + Đề cao lao động, trân trọng sản phẩm do con người làm ra. + Chi tiết thần kỳ làm tăng sự hấp dẫn cho truyện. Trong các Lang chỉ có Lang Liêu được thần giúp. * Lời vua nhận xét về hai loại bánh. + Đây là cách đọc, cách thưởng thức nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường giản dị song lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. + ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh. III.Phiếu bài tập. C. dặn dò BTVN: BT 4, 5 (Trang 5 - sách BT) ----------------------------------------------------------------------------------------------------: Tiết 3,4 CảM THụ VĂN BảN "thánh gióng", A. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm sâu sắc hơn về nội dụng, NT, VB Thánh Gióng Cảm thụ chí tiết hay, hình ảnh đẹp B. Tiến trình tiết dạy: I - Nội dung * Hoạt động 1: HS nhắc lại kiến thức đã học - Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước -Sức mạnh tổ tiên thần thánh (ra đời thần kì) -Sức mạnh tập thể (bà con góp) -Sức mạnh văn hoá, thiên nhiên, kỹ thuật (tre, sắt) 1. Tóm tắt VB 2. ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng - Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc -Thể hiện quan niệm về mơ ước về sức mạnh của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc 3. Nghệ thuật: Các yếu tố tưởng tượng kì ảo đtô đậm vẻ phi thường của nhận vật II- Luyện tập * Hoạt động 2: HS đọc bào 4 trao đổi - Phát biểu - GV chốt lại Hình ảnh vào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? HS thảo luận GV định hướng -Ha đẹp phải có ý nghĩa về nhân dân , hay về nghệ thuật -Gọi tên (ngắn gọn) được Ha đó và trình bày lý do vì ao thích? GH viết HS làm việc độc lập, tự viết theo ý mình Câu 4: (Trang 23 SGK). Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào? + Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngàu càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng + Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. + Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng Bài 1: (trang 24) * Chi tiết : đánh giặc xong Gióng cất bỏ áo giáp sắt bay về trời - ý chí phục vụ vô tư không đòi hỏi công anh - Gióng về trời - về cõi vô biên bất tử. Gióng hoá vào non nước đất trời Văn Lang sống mãi trong lòng nhân dân * Chi tiết tiếng nói đầu tiên + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước b) Hình tượng Gióng, ý thức với đất nước được đặt lên hàng đầu + ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường + Gióng là hình ảnh của nhân dan lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ (3 năm chẳng nói cười) khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng cứu nước đầu tiên. * Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt, nhổ tre đánh giặc - Muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại để diêu diệt - Để đánh thắng giặc chúng ta phải chuẩn bị từ lwng thực vũ khí lại đưa cả những thành tựu văn hoá kỹ thuật (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu - Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ (hiện đại + thô sơ) của đất nước (lời kêu gọi : Ai có súng) * Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng + Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân sức mạnh dũng sĩ của Giong được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị + Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc + Gióng được nhân dân nuôi dưỡng Gióng là con của nhân dân tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân * Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ + Trong truyện cổ người anh hùng thường phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời - Sơn tinh ) Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy + Sức mạnh cáp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng đ thay đổi tầm vóc dân tộc Bài 2: Viết đoạn văn trong câu PBCN của em sau khi đọc: "Thánh Gióng" - Yêu cầu: đoạn văn không quá dài Cảm nghĩ phải chân thật xác đáng Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó C- Dặn dò: - Học lý thuyết - Làm bài tập viết đoạn văn trong khác câu ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 5,6: Củng cố văn tự sự A. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức văn tự sự, luyện tập các bài tập củng cố kiến thức. B. Tiến trình tiết dạy I - Nội dung * Hoạt động 1: HS ôn lại kiến thức về tự sự. 1. Khái niệm tự sự: - Phương thức trình bày một chuỗi sự việc có mở đầu kết thúc thể hiện một ý nghĩa. 2. Mục đích tự sự - Giải thích sự việc. - Tìm hiểu con người. - Bày tỏ thái độ của người kể. II - Luyện tập * Hoạt động 2: Đây là BT khó, đòi hỏi HS biết lựa chọn chi tiết sắp xếp lại để giải thích một tập quán, không cần sử dụng nhiều chi tiết mà chỉ cần tóm tắt. HS làm việc độc lập GV chấm, chữa, nhận xét Liệt kê chuỗi sự việc. a) Chỉ ra các nhân vật trong đoạn văn. Người kể đã dùng phép tu từ nào? b) Kể ra các sự việc? ý nghĩa. c) Đoạn văn có ND tự sự không? Bài 4: SGK trang 30 Câu 1: Tổ tiên của người Việt xưa là Hùng Vương lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. Vua Hùng là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân nòi rồng thường sống dưới nước, Âu Cơ giống tiên dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Long Quân và Âu Cơ gặp nhau lấy nhau, Âu cơ đẻ bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm con. Người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên, người Việt Nam tự xưng con Rồng cháu Tiên. Câu 2: Tổ tiên của người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng tiên. Do vậy, người Việt tự xung là con Rồng cháu Tiên. Bài 5: Bạn Giang nêu kể vắn tắt thành tích của Minh - Chăm học, học giỏi, hay giúp đỡ bạn BT bổ sung 1: VB "Bánh chưng bánh giầy" a) Chuỗi sự việc - Vua Hùng về già muốn chọn người nối ngôi, truyền bảo sẽ thử tài các con trong lễ Tiêu Vương. - Lang Liêu là con 18 chịu nhiều thiệt thòi được thần báo mộng mách bảo lấy gạo làm bánh. - Lang Liêu làm bánh dâng vua. - Vua chọn bánh của Lang Liêu. Lang Liêu nối ngôi. - Tục bánh chưng bánh giầy. b) ý nghĩa: BT bổ sung 2 Thoắt cái, Diều giấy đã rơi gần sát ngọn tre. Cuống quýt nó kêu lên: - Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đã gần kề Diều Giấy. Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vùng vẫy. a) N/V Gió - Diều Giấy - Phép nhân hoá. b) Sự việc: - Diều Giấy rơi rần sát ngọn tre, nó cầu cứu Gió. - Gió nhận thấy điều nguy hiểm, ra sức giúp bạn nhưng vẫn muộn. - Hai đuôi Diều Giấy bị quấn chặt, nó vùng vẫy nhưng bất lực. * ý nghĩa: Không được kiêu căng tự phụ. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng sẽ thất bại đau đớn. c) Đây là đoạn văn tự sự. C. DặN Dò - Học lại lý thuyết. - Hoàn thiện BT bổ sung. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 7,8: Cảm thụ văn bản "sơn tinh - thuỷ tinh" A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm được sâu hơn về ND và NT văn bản. - Cảm thụ được những chi tiết hay, hình ảnh đẹp. B. Tiến trình tiết dạy I - Nội dung * Hoạt động 1: 1 HS kể ngắn gọn. 1 HS nêu ý nghĩa truyện HS thảo luận 1. Kể tóm tắt 2. Nêu ý nghĩa 3. Một số chi tiết tưởng tượng kì ảo II - Luyện tập * Hoạt động 2: HS làm việc độc lập Kể diễn cảm từng đoạn và cả truyện. Các bạn nhận xét bổ sung HS làm việc độc lập Trả lời miệng GV nhận xét, chữa HS thảo luận nhóm Trình bày ý kiến GV chốt đáp án. HS thi viết nhanh trên bảng Bài 1: Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" + Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể. + Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau. + Vua ra điều kiện kén rể. + Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. +Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh Bài 2: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ. - Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai. Bài 3: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần. a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất. b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. c) Không lấy được vờ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo. d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. g) Nước sông dân lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Bài 4: Điền vào chỗ . Cho thích hợp. Nh ... Bước 1: Tìm hiểu đề - Thể loại: Tự sự kể chuyện đời thường. - Nội dung: Người bạn mới quen. Bước 2: Lập dàn ý 1. Mở bài: + Giới thiệu chung: người bạn mới quen là ai? Học lớp mấy? ấn tượng chung của em về người bạn ấy? 2.Thân bài: + Giới thiệu vài nét về ngoại hình, hoàn cảnh, dáng vóc, trang phục, làn da, mái tóc, khuôn mặt, phương tiện => Chú ý những nét riêng. + Kể lại hoàn cảnh em quen bạn: - Thời gian, địa điểm, nguyên nhân. - Cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của em về bạn lúc đó. + Kể về những kỷ niệm giữa em và bạn. + Kể về tính tình phẩm chất của bạn. 3. Kết bài: Tình cảm suy nghĩ của em đối với bạn: yêu quý, tự hào, vun đắp tình bạn Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh * Yêu cầu: - Thân bài tách nhiều đoạn. - Các đoạn liên kết chặt chẽ. - Kết hợp kể, tả, có cảm xúc. C. củng cố - DặN Dò - Các bước làm bài văn kể chuyện đời thường. - Học bài, viết bài hoàn chỉnh. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 63,64: cảm thụ văn bản "treo biển", "Lợn cưới áo mới" A. Mục tiêu cần đạt: - HS được củng cố khắc sâu kiến thức về 2 văn bản. - Rèn kỹ năng cảm thụ 2 văn bản. B. Tiến trình tiết dạy GV hướng dẫn HS tự hệ thống kiến thức. * Tính kheo của: thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình là giàu. Biểu hiện ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng giao tiếp. GV mời HS đọc bài 1 (Trang 125 SGK) HS trao đổi nhóm 4 HS trao đổi về BT1 (Trang 45 SBT) Thói hư tật xấu: kheo của, dối trá, tham ăn, lẳng lơ, nói khoác, hà tiện, keo kiệt, không có lập trường, sĩ diện hão I - Nội dung kiến thức 1. Khái niệm truyện cười 2. Văn bản "Treo biển" - Tạo tiếng cười vui vẻ. - Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc. 3.Văn bản "Lợn cưới áo mới" - Phê phán những người có tính khoe của. II - Luyện tập SGK Bài 1: (Trang 125) - Có thể lược bỏ một số yếu tố trong bốn yếu tố của tấm biển. - Lý lẽ phải phù hợp. - Có thể làm lại biển bằng cách vẽ hình những con cá và đề một số chữ phù hợp. ị Bài học về cách dùng từ; từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được mục đích nội dung quảng cáo. III - Bài tập bổ sung Bài 1: (Trang 45 SBT). Đặc điểm thể loại truyện cười - Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (là những hiện tượngcó tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó). - Mục đích mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. - Điều kiện để cười: + Khách quan: Phải có hiện tượng đáng cười. + Chủ quan:Ta phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười. Bài 2: (Trang 46 SBT) ở đây có bán cá tươi Từ ghép ĐT/ĐT/DT/TT C. củng cố - DặN Dò - Học lại phần ghi nhớ. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiêt 65: củng cố lập dàn ý kể chuyện đời thường A. Mục tiêu: - HS được củng cố khắc sâu kiến thức về cách lập dàn ý bài văn kể chuyện đời thường. - Hướng dẫn HS lập dàn ý một đề văn cụ thể. B. Tiến trình tiết dạy * Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức. HS nhắc lại lập dàn ý là gì? Dàn ý của một bài văn tự sự? * Hoạt động 2: HS đọc đề GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS trao đổi nhóm 4 Lập dàn ý phần mở bài, thân bài, kết bài Đại diện nhóm trình bày dàn ý. HS nhận xét, bổ sung, sửa chữa. GV chốt dàn ý I - lý thuyết 1. Lập dàn ý: Là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. 2. Dàn ý a) Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. b) Thân bài: Kể diễn biến của sự việc c) Kết bài; Kể kết cục của sự việc II - luyện tập Đề: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng, động viên em trong học tập). Bước 1: Tìm hiểu đề 1. Thể loại: Kể chuyện đời thường 2. Nội dung: Thầy cô giáo của em 3. Yêu cầu: - Hình ảnh thầy cô - Sự quan tâm, lo lắng và động viên của thầy cô đối với em. - Tình cảm của em đối với thầy cô. Bước 2: Lập dàn ý I - Mở bài: Giới thiệu thầy cô tên là gì? Dạy em hồi lớp mấy? Tại sao em lại kể về thầy cô đó? II - Thân bài: 1. Kể về ngày đầu tiên gặp thầy cô - Gặp trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Địa điểm? - Nguyên nhân tại sao được gặp. - ấn tượng đầu tiên về thầy cô. - Giới thiệu vài nét về ngoại hình thầy cô. 2. Kể về sự quan tâm lo lắng và động viên của thầy cô đối với em - Thầy cô quan tâm, lo lắng như thế nào? (những biểu hiện). - Biểu hiện nào? Việc nào làm em nhớ nhất? - Sự quan tâm động viên ấy đã ảnh hưởng tác động tới em ra sao? Em đạt kết quả như thế nào? Tâm trạng thầy cô trước kết quả đổ. III - Kết bài - Tình cảm của em đối với thầy cố: Kính trọng biết ơn, mong ước C. củng cố - DặN Dò - Cách lập dàn ý một bài văn kể chuyện đời thường. - Viết hoàn chỉnh đề trên. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 66: ôn tập truyện dân gian A. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức ôn tập truyện dân gian, kiến thức về thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. B. Tiến trình tiết dạy I - Nội dung kiến thức 1. Định nghĩa các thể loại. Kể tên các văn bản. 2. Đặc điểm các thể loại Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười ND Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ Kể về cuộc đời số phận một số nhân vật quen thuộc Kể chuyện loài vật, đồ vật, hoặc chính con người. Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống NT Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhưng có cốt lõi là sự thật lịch sử. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo Có ý nghĩa ẩn dụ ngụ ý Có yếu tố gây cười Mục đích Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân Thể hiện ước mơ, niềm tin Nêu bài học khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biến những thói hư tật xấu. 3. So sánh truyền thuyết và cổ tích * Giống: - Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. - Đều có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. * Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích - Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử - Thể hiện cách đánh giá. - Người kể, người nghe tin. - Kể về các nhân vật nhất định. - Thể hiện quan niệm ước mơ. - Người kể người nghe không tin. 4. So sánh ngụ ngôn và truyện cười * Giống - Thường gây cười * Khác: - Truyện cười: để mua vui, phê phán châm biếm. - Ngụ ngôn: để khuy nhủ, răn dạy một bài học. III - Luyện tập Bài 1: Chứng minh đặc điểm thể loại văn học dân gian * Truyền thuyết "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" - Nhân vật: Vua Hùng - Sự kiện: lũ lụt và chống lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ. - Thái độ: Ca ngợi công lao trị thuỷ của các vua Hùng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết 67,68: lập dàn ý kể chuyện tưởng tượng A. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức tập làm văn tự sự dạng bài kể chuyện tưởng tượng. - Lập dàn ý một đề bài cụ thể. B. Tiến trình tiết dạy I - Lý thuyết 1. Lập dàn ý 2. Dàn ý bài văn tự sự 3. Những chú ý về yếu tố tưởng tượng - Phải dựa trên cơ sở sự thật. - Tưởng tượng phải hợp lý, có mục đích ý nghĩa nhất định. II - lUYệN TậP Đề: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường cũ hiện nay, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. 1. Mở bài - Mười năm nữa em là ai? Bao nhiêu tuổi? - Về thăm trường cũ dịp nào? 2. Thân bài - Tâm trạng trước khi về thăm: Bồi hồi sốt ruột, chờ đợi. - Cảnh trường sau 10 năm xa cách có gì thay đổi, thêm bớt: các khu nhà, vườn hoa, sân tập, lớp học cũ, phòng bảo vệ, phòng căng tin - Gặp gỡ thầy cô mới, cũ: Cô chủ nhiệm, cô hiệu trường, thầy bộ môn, bác bảo vệ, lao công. - Gặp gỡ bạn cũ: những kỷ niệm bạn bè sống dậy, những lời hỏi thăm về cuộc sống hiện tại, những hứa hẹn. 3. Kết bài - Phút chia tay lưu luyến. - ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 69,70: luyện tập kể chuyện tưởng tượng A. Mục tiêu: - HS được củng cố về lý thuyết, văn tưởng tượng. - Làm bài rèn luyện kỹ năng viết văn, lập dàn ý. B. Tiến trình tiết dạy HS ôn lại lý thuyết HS hướng dẫn HS từng phần. Trong mỗi phần thảo luận nhóm. HS viết thành bài hoàn chỉnh. I - Lý thuyết 1. Khái niệm: * Lưu ý: Đây là loại truyện khó nhất trong văn tự sự + Không phải kể lại truyện có sẵn trong SGK. + Cũng không phải đưa những truyện đời thường có thật ra để kể. + Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các yếu tố. 2. Các kiểu bài tưởng tượng a)Mượn lời đồ vật, con vật (nhân hoá để nó kể chuyện) b) Thay đổi ngôi kể để kể chuyện đã được học. c) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích (Lưu ý không viết đoạn kết mới cho truyền thuyết) II - Bài tập SGK Bài tập 5: SGK 1. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh về thăm trường? - Em là ai? Tuổi? Về vào dịp nào? 2. Thân bài: * Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, lo lắng, hồi hộp, tưởng tượng ra hình dung ngôi trường * Sự đổi thay của nhà trường sau 10 năm. + Dãy nhà, hàng cây, trường khang trang hơn, sân trường, phòng bảo vệ (thêm bớt), phòng học cách âm. * Gặp thầy cô giáo cũ, mới + Cuộc trò chuyện với cô: về nhà trường, về những dự định của em, về đời tư, mong nhận một lời khuyên * Cuộc gặp gỡ với bạn bè + Không khí cởi mở, chân thànhMong trường thành ra sao. + Thiếu một số bạn học xa, chuyển nhà. + Lời nói của em với các bạnbiệt danh * Kể 1 kỷ niệm:Ôn lại kỷ niệm xưatrò nghịch ngợm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 71,72: cảm thụ văn bản: con hổ có nghĩa A. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về truyện trung đại. - HS cảm nhận được lối sống ân nghĩa, thuỷ chung qua câu chuyện đền ơn của hai con hổ. B. Tiến trình tiết dạy Bài 1: So sánh đền ơn của hai con hổ. Nêu ý nghĩa của hai truyện * Con hổ thứ nhất: Đền ơn bà đỡ Trần một lần duy nhất (biếu bà 1 cục bạc). * Con hổ thứ hai: Đền ơn bác tiều mãi mãi. + Lúc sống: mang thú rừng đặt ở cửa nhà bác. + Lúc bác chết: đến dụi đầu vào quan tài, nhẩy nhót quanh mộ, gầm lên tiễn biệt. + Sau khi bác chết: đến ngày giỗ thường mang dê, lợn cho người nhà làm giỗ. * ý nghĩa: Ca ngợi lối sống ân nghĩa, luôn biết ơn và đền đáp công ơn người đã giúp mình. Bài 2: Cả haicon hổ đều cất tiếng gầm khi bày tỏ tâm trạng biết ơn của chúng. Chi tiết NT này gợi cho em suy nghĩ gì? - Tiếng gầm của con hổ thứ nhất: tiếng gầm đền ơn. - Tiếng gầm của con hổ thứ hai: Gầm lên tiễn biệt, đau thương. ị Tiếng gầm là lời chào là cách bày tỏ lòng biết ơn ngôn ngữ của loài hổ. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: