Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu (tiếp)

Kiến thức:

 - H/s biết khái quát về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

 - Nắm được nội dung, mục tiêu của chương trình SGK công nghệ 6 ( phân môn KTGĐ ) những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.

2. Kỹ năng:

- Biết được những kỹ năng cần phải có đối với người học

 

doc 128 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6 Tiết  Ngày dạy  Sĩ số  Vắng .
Tiết 1 Bài mở đầu 
I) Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - H/s biết khái quát về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
 - Nắm được nội dung, mục tiêu của chương trình SGK công nghệ 6 ( phân môn KTGĐ ) những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.
2. Kỹ năng: 
- Biết được những kỹ năng cần phải có đối với người học
3. Thái độ:
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
 II) Chuẩn bị bài giảng.
- GV: SGK, Bảng tóm tắt nội dung, chương trình môn công nghệ 6.
- HS: Tìm hiểu nội dung chương trình SGK
III) Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài 
HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và KTGĐ.
- GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Các thế hệ sống trong gia đình? Quan hệ của các thành viên sống trong gia đình?
+ Kể tên các thành viên trong gia đình em? Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình?
+ Bản thân em là học sinh thì có trách nhiệm như thế nào?
- GV lưu ý: Mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình và các công việc cần phải làm trong gia đình
HS: Đọc thông tin SGK. Thảo luận trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
Đại diện các nhóm trả lời 
HS nhóm khác bổ xung. 
HS: Nghe và ghi bài.
1/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Gia đình là nền tảng của xã hội ở đó có nhiều thế hệ được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai. 
- Những công việc phải làm trong GĐ:
+ Tạo ra nguồn thu nhập.
+ Sử dụng nguồn thu nhập hợp lý hiệu quả
+ Làm các công việc nội trợ trong gia đình
HĐ 2:Tìm hiểu mục tiêu của chương trình công nghệ 6 Phân môn KTGĐ.
- GV yêu cầu nghiên cứu tài liệu (SGK) rồi trả lời một số câu hỏi.
+ Khi học xong phân môn KTGĐ cần nắm được gì về kiến thức?
+ Khi học xong phân môn KTGĐ cần nắm được gì về kỹ năng? 
+ Khi học xong phân môn KTGĐ cần nắm được gì về kỹ năng 
GV: Nhận xét chính xác kiến thức
- HS tìm hiểu nội dung thông tin SGK 
- HS trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
II. Mục tiêu của chương trình KTGĐ
1. Kiến thức
- Kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực về đời sống: ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở, thu chi.
2. Về kỹ năng: 
- Vận dụng được một số kỹ năng cơ bản để nâng cao cuộc sống như biết: lựa chon trang phục ăn mặc, nấu ăn, trang trí nhà ở, chi tiêu tiết kiệm. 
3. Thái độ:
Có thói quen vận dụng điều đã học vào cuộc sống, có thói quen làm việc theo kế hoạch. Có ý thức tham gia vào các HĐ của gia đình
HĐ 3: Phương pháp học tập bộ môn.
- Cho HS đọc thông tin SGK
- Phân tích cho HS hiểu thế nào là tiếp thu Thụ động và tiếp thu Chủ động.
HS : Đọc thông tin SGK.
III. Phương pháp học tập. ( SGK)
IV. củng cố:
- Qua bài mở đầu các em nắm được những nội dung gì?
V. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 1.
Lớp 6 Tiết . Ngày dạy  Sĩ số  Vắng .. 
 Chương I: May mặc trong gia đình
 Tiết 2 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được các loại vải
3. Thái độ: 
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, hứng thú học tập bộ môn.
II) Chuẩn bị bài giảng.
1.GV: SGK, bảng phụ: sđ quy trình sản xuất vải nhân tạo, sợi tổng hợp, vật mẫu
2.HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III) Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 + Nêu vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
Hđ1. Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung bài học
- Hướng dẫn HS quan sát H1.1 và yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ SGK
- Gọi 2 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ trên bảng phụ, HS khác nhận xét
- Treo bảng phụ mô tả quy trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm dựa vào H1.1
- Phân tích nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên là có sẵn trong cây con vật và tạo ra
- GV đưa ra một số mẫu vải sợi thiên nhiên cho HS quan sát
? Vải sợi thiên nhiên có tính chất gì
- GV kết luận và giải thí
- Quan sát tranh vẽ và hoàn thành sơ đồ sản xuất sau:
- 2 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ trên bảng phụ, HS khác nhận xét
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Nghe, quan sát, tìm hiểu một số tính chất của vải sợi thiên nhiên
- Liên hệ thực tế và vật mẫu trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi vở
I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.
1. Vải sợi thiên nhiên
* Nguồn gốc
 Vải sợi TN được dệt bằng các sợi thiên nhiên có nguồn gốc:
- Từ cây ( thực vật): bông, đay, lanh, the, đũi, gai, bơ...
- Từ động vật: tơ tằm, lông cừu, gà, ngan, vịt...
* Tính chất:
- Hút ẩm cao, thoáng mát.
- Dễ bị nhàu, giặt lâu khô.
- Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục.
HĐ2: Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học.
- Yêu cầu HS nghiên cứu (SGK) rồi trả lời một số câu hỏi.
? Nêu nguồn gốc vải sợi hoá học
? Vải sợi hoá học có mấy loại
? Nguồn gốc của vải sợi từ thiên nhiên và từ sợi hoá học có gì khác nhau.
- GV bổ sung, giải thích
- Y/c HS quan sát H1.2. và thảo luận hoàn thành các mệnh đề SGK
- Gọi đại diện một nhóm lên hoàn thành mệnh đề, nhóm khác nhận xét
- GV bổ sung, giải thích
- GV đưa ra một số mẫu vải sợi nhân tạo cho HS quan sát
? Vải sợi nhân tạo có tính chất gì
- GV kết luận và giải thích.
- Nghiên cứu nôị dung thông tin SGK
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Liên hệ phần 1 trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- HS quan sát H1.2. và thảo luận hoàn thành
- Đại diện một nhóm lên hoàn thành, nhóm khác nhận xét
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nghe, quan sát, tìm hiểu
một số tính chất của vải
sợi thiên nhiên
- Liên hệ thực tế và vật
mẫu trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi vở
2. Vải sợi hóa học
* Nguồn gốc.
Vải sợi HH được dệt từ
các loại sợi do con người
tạo ra từ một số chất hoá
học lấy từ than đá, dầu
mỏ, xenulo của gỗ, tre,
nứa...
- Vải sợi HH chia làm 2
lọai chính:
+ Vải sợi nhân tạo
+ Vải sợi tổng hợp
*. Tính chất:
- Vải sợi nhân tạo: hút ẩm
cao, thoáng mát, ít nhàu
nát.
- Vải sợi tổng hợp: hút
ẩm thấp, ít thấm mồ hôi,
bí, bền, đẹp, giặt mau
khô, không nhàu nát
IV,củng cố: - Tóm tắt nội dung chính của bài.
 - Trả lời câu hỏi sau bài học.
V, Dặn dò: - HS về học bài và tìm hiểu nội dung bài phần tiếp theo.
Lớp 6 Tiết .. Ngày dạy  Sĩ số  Vắng 
Tiết3 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc ( Tiếp ) 
I, Mục tiêu. Như tiết 2
II, Chuẩn bị. Như tiết 2
III, Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ:
 +Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi bông?
 + Nêu nguồn gốc, tính chất của sợi hóa học. So sánh tính chất với sợi bông thiên nhiên?
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ 1: Tìm hiểu nguồn gốc tính chất vải sợi pha.
- GV nêu nguồn gốc và lấy VD
- Gọi HS lấy VD tiếp theo
- Cho học sinh quan sát một số mẫu vải sợi pha
? Tại sao dùng sợi pha là nhiều. Vải sợi pha có những ưu điểm gì
GV: Nhận xét chính xác. 
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Lấy VD
- HS trả lời dựa vào thông tin SGK
2. Vải sợi pha. 
a.Nguồn gốc:
Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được sản xuất bằng cách kết hợp từ hai lợi sợi khác nhau trở lên
*. Tính chất:
 Có ưu điểm của các sợi thành phần như: Bền màu, đẹp, ít nhàu nát Không bị mốc, mềm mại, thoáng mát...
HĐ 2: Cách thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải.
- Dùng bảng phụ, vật mẫu thao tác mẫu hướng dẫn HS cách thử phân biệt một số loại vải.
- Cho HS hoạt động nhóm theo nội dung 1,2,3 SGK
+ Điền nội dung bảng 1
+ Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
+ Đọc thành phần sợi vải trên băng nhỏ đính trên quần áo
- Lưu ý thành phần sợi vải thường viết bằng chữ tiếng anh. Khi biết thành phần sợi vải rồi sẽ chọn mua quần áo cho phù hợp theo mùa
- Gọi đại diện 3 nhóm lên bảng trình bầy kết quả 3 nội dung thử nghiệm.
- GV nhận xét, bổ sung
Nghe, quan sát ghi nhớ kiến thức
- Các nhóm tiến theo yêu cầu của GV
- Nghe, quan sát ghi nhớ
- Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bầy kết quả 
II. Thử phân biệt một số vải
- Độ nhàu: 
+ Vải bông tơ tằm dễ nhàu.
+ Vải vis cô, xa tanh ít nhàu.
+Lụa nilon, polyester không nhàu.
- Độ vụn của tro:
+ Vải tơ tằm, viscô, xa tanh dễ tan.
+Lụa nilon, poly este không tan.
IV.củng cố:
- Đọc ghi nhớ cuối bài. Đọc có thể em chưa biết?.
V. Dặn dò:
- Dặn dò HS về học bài và tìm hiểu nội dung bài 2.
Lớp 6 Tiết .. Ngày dạy  Sĩ số  Vắng 
 Tiết 4 Bài 2: Lựa chọn trang phục 
I) Mục tiêu.
1) Kiến thức: 
- Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục.
- Biết được ảnh hưởng màu sắc, hoa văn của vải, kiểu mẫu quần áo đến vóc dáng người mặc và biết cách phối hợp trang phục hợp lý
2) Kỹ năng: 
- Chọn được vải, kiểu mẫu để may trang phục hoặc chọn quần áo, quần may sẵn phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi
3)Thái độ:
- Biết trân trọng, giữ gìn quần áo mặc hàng ngày. 
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
II) Chuẩn bị bài giảng.
1.GV: tranh ảnh mẫu trang phục trong lứa tuổi học trò...
2.HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III/ Tiến trình dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ: 
 + Nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha? Cho VD minh hoạ
 + Đọc nội dung trong tem đính sau gáy cổ áo cho biết gì?
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm trang phục
- Yêu cầu nghiên cứu SGK cho biết 
+Trang phục là gì?
+Trang phục của học sinh
là ntn? 
- Bổ sung cùng với phát
triển của xã hội áo quần
ngày càng đa dạng phong
phú về kiểu mốt mẫu mã.
- Đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi của GV
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
I. Trang phục, chức năng của trang phục.
1. Trang phục là gì?
 Trang phục gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn quàng, kính, túi.
HĐ2: Tìm hiểu các loại trang phục.
- Y/c H/s quan sát H1.4 (SGK), thảo luận nêu tên, công dụng của từng loại trang phục
H1-4a: Trang phục trẻ
em ntn?
H1-4b: Trang phục thể
thao ntn?
H1-4c: Trang phục lao
động?
- Mô tả trang phục một số ngành: y, nấu ăn, H/s trong trường.
- Kết luận tuỳ từng ngành nghề mà trạng phục trong lao động được may bằng chất liệu vải khác nhau, màu sắc khác nhau
- GV phân tích lấy VD: áo lông, phao, len để chống rét. áo mưa chống nước mưa ướt người.
? Trang phục có chức
năng gì?
GV: Nhận xét và hỏi
- Theo em thế nào là mặc 
đẹp?
- Cho HS lựa chọn câu
trả lời đúng và giải thích
ý kiến của mình.
GV: Nhận xét.
- HS: Quan sát trả lời câu 
- Quan sát tranh cùng thảo luận theo bàn để trả lời
- Thảo luận nhóm 
- HS: Nghe
- HS: trả lời câu hỏi.
- HS: Nghe
- HS: trả lời câu hỏi
- HS: Trả lời , lựa chọn và phân tích ý kiến của mình.
2. Các loại trang phục
- Trang phục theo thời tiết: mùa nóng,mùa lạnh
- Theo lứa tuổi trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi
- Theo công dụng: trang phục hàng ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao... 
- Theo giới tính: trang phục nam, trang ... ới
III) Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thu nhập gia đình sản xuất nông nghiệp bao gồm những gì?. Em đã làm gì để tăng thu nhập của gia đình?
3. Bài giảng mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Chi tiêu trong GĐ là gì?
- Gọi HS đọc thông tin sgk.
- GV bổ sung, giải thích.
- HS đọc thông tin sgk
- Nghe, quan sát, ghi nhớ.
I. Chi tiêu trong gia đình là gì? 
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và nhu cầu văn hóa của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khoản chi tiêu trong GĐ.
? Nêu các khoản chi cho nhu cầu vật chất?
? Hãy kể các khoản chi cho nhu cầu ăn uống, may mặc, ở của gia đình em?
? Hãy kể các khoản chi cho nhu cầu đi lại, của gia đình em
? Hãy kể các khoản chi cho nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của gia đình em?
? Kể tên các khoản chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần?
- Hướng dẫn HS thảo luận nêu ví dụ.
- Gọi đại diện các nhóm trình bầy từng nhu cầu.
- GV bổ sung, giải thích.
- Liên hệ SGK trả lời cau hỏi
- Liên hệ thực tế gia đình trả lời
- Liên hệ thực tế gia đình trả lời
- Liên hệ thực tế gia đình trả lời
- Liên hệ SGK trả lời cau hỏi
- Liên hệ thực tế gia đình thảo luận nêu VD
- Đại diện các nhóm trình bầy từng nhu cầu
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
II. Các khoản chi tiêu trong gia đình.
1. Chi cho nhu cầu vật chất:
- Chi cho ăn uống, may mặc, ở. 
- Chi cho nhu cầu cho đi lại, 
- Chi cho bảo vệ sức khoẻ...
2. Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần:
- Chi cho học tập.
- Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
- Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội.
IV. Kiểm tra đánh giá.
? Chi tiêu trong GĐ là gì? Hãy kể tên các loại chi tiêu trong GĐ?
GV tổng kết lại bài học theo các đề mục trên bảng.
V. Dặn dò.
Nhận xét chung về giờ học.
Dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu phần cồn lại.
------------------*************--------------------
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Tiết 65 Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (tiết 2)
 I) Mục tiêu 
- Biết được sự khác nhau về chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam.
- Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
- Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong gia đình.
II) Chuẩn bị 
1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, tìm hiểu thực tế địa phương
2. HS: Ôn tập, tìm hiểu nội dung bài mới
III) Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Chi tiêu trong gia đình là gì? liên hệ với gia đình chi tiêu những gì?
3. Bài giảng mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiêu của các loại hộ GĐ ở VN. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bảng 5 SGK
- Cho HS thảo luận điền nội dung bảng 5
- Gọi đại diện một nhóm trình bầy, nhóm khác bổ sung
? Nêu sự khác nhau giữa chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn và hộ gia đình ở thành thị (giải thích bằng VD)
- GV bổ sung.
HĐ2: Cân đối thu chi trong GĐ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ví dụ ở thành thị và nông thôn
? Nhận xét chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa
- GV bổ sung, giải thích
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung H43.
? Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch.
- GV lấy ví dụ chứng minh
? Thế nào là tích luỹ? Tích luỹ nhằm mục đích gì?
- Gọi HS liên hệ thực tế gia đình.
- HS quan sát tìm hiểu nội dung bảng 5 SGK
- HS thảo luận điền nội dung bảng 5
- Đại diện một nhóm trình bầy, nhóm khác bổ sung
- Trả lời câu hỏi thông qua VD
- HS tìm hiểu nội dung ví dụ ở thành thị và nông thôn SGK
- HS nhận xét chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nghe, quan sát tìm hiểu nội dung H43.
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK và H43
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Liên hệ thực tế gia đình
III. Chi tiêu của các hộ gia đình ở VN.
- Loại hộ gia đình ở nông thôn: có nhu cầu phải mua hoặc chi trả, có nhu cầu tự cấp. 
- Loại hộ gia đình ở thành thị: chủ yếu các nhu cầu phải mua hoặc chi trả. 
IV. Cân đối thu, chi trong gia đình
1. Chi tiêu hợp lý.
a. ở thành thị: VD sgk trang 130.
b. ở nông thôn: VD sgk trang 132
2. Biện pháp cân đối thu chi:
- Chi tiêu theo kế hoạch:
là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập.
* Tích luỹ: Mỗi gia đình đều phải có kế hoạch tích luỹ dành cho những việc đột xuất
IV. Kiểm tra đánh giá.
Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ GSK.
Trả lời câu hỏi 3,4 sgk/T133.
V. Dặn dò.
Nhận xét chung về giờ học.
Dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu bài 27.
----------------------**************---------------------
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Tiết 66-67: Thực hành: Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình
I) Mục tiêu 
Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình.
Xác định mức thu chi của gia đình trong 1 tháng hoặc 1 năm.
Có ý thức giúp đỡ gia đình tiết kiệm.
II) Chuẩn bị 
Gv: Bảng phụ, phấn mầu
Hs: Bảng nhóm
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra
Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào?
Chi tiêu trong gia đình bao gồm những khoản gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Tiết 66: Xác định thu nhập của GĐ.
Tiết 67: Xác định mức chi tiêu, cân đối thu chi.
Bước 1: Phân công bài thực hành:
Chia lớp làm 4 nhóm: theo tổ, nhóm ở lớp:
Nhóm 1: Thu chi trong gia đình công nhân ở thành phố (mục Ia)
Nhóm 2: Thu chi trong gia đình nông dân ở nông thôn (mục Ib)
Nhóm 3: Thu chi trong gia đình lao động (trồng cây công nghiệp) ở nông thôn (mục Ic)
Bước 2: Hướng dẫn thực hành:
Gv: Gợi ý hướng dẫn học sinh theo từng nội dung:
Nêu thu nhập...
Cân đối thu chi: Chi các khoản cố định.
 Chi các khoản phát sinh
 Chi cho nhu cầu văn hóa
Tích lũy trong tháng, năm.
Bước 3: Học sinh thực hành:
Các nhóm tiến hành thực hành ra bảng nhóm.
Đại diện lên thuyết trình.
Bước 4: Giáo viên nhận xét giờ thực hành:
Chấm điểm cho các tổ.
Hoạt động 3-4: Củng cố, dặn dò.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ II.
-------------------*****************-------------------
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Tiết 67 - 68: Ôn tập cuối năm
I) Mục tiêu 
Qua tiết ôn tập học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học của chương III và chương IV.
Nắm vững kiến thực và kỹ năng thu chi, nấu ăn trong gia đình.
Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống.
II) Chuẩn bị 
Gv: Bảng phụ
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ôn tập
Bước 1: Bảng phụ câu hỏi:
Tại sao phải ăn uống hợp lý?
Nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là gì? Nêu các biện pháp tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
Chọn thực phẩm ntn cho phù hợp?
Nêu các công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? Ví dụ minh họa.
Thu nhập gia đình là gì? có những loại thu nhập nào?
Em làm gì để góp phần cân đối thu chi trong gia đình?
Bước 2: Phân công học sinh ôn tập.
Chia lớp thành 3 nhóm.
Chia làm 2 đợt thảo luận: đợt 1: 4 câu hỏi 1, 2, 3.
 đợt 2: 3 câu còn lại.
Thảo luận nhóm rồi ghi kết quả ra bảng nhóm từng câu.
Bước 3: Học sinh thảo luận
Các ý kiến của từng em trong tổ được ghi lại
Trả lời từng câu hỏi
Nhóm trưởng tóm tắt ý kiến của các bạn
Cá nhân bổ sung nội dung còn thiếu và sắp xếp nội dung có ý bằng nhau
G: yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung trả lời các câu hỏi được phân công
Hs: Bổ sung hoàn thiện từng câu
Gv: Chốt nội dung và yêu cầu học sinh ghi nhớ.
Hoạt động 2: Dặn dò.
- Nhắc nhở nội dung kiểm tra học kỳ II: cho học sinh về nhà ôn tập.
--------------------*****************--------------------
Lớp
Tiết(TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
Tiết 70 THI Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu
Đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó rút kinh nghiệm cải tiến cách dạy.
Nâng cao ý thức tự học ở nhà cho HS.
Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và thi cử.
	II. Chuẩn bị:
1. GV: Tìm hiểu nội dung chơng trình, ra đề kiểm tra, tìm hiểu đáp án, lên kế hoạch kiểm tra.
2. HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
	III. Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức. 
Bài mới.
 GV phát đề kiểm tra cho HS, đọc qua lại đề KT một lợt cho HS soát lại.
Đề Bài
 Phần I- Trắc nghiệm (2 điểm).
 Câu 1 (1 điểm): Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong những câu sau: 
 1. Ăn đủ no, ăn đủ chất để:
A.Có cơ thể khoẻ mạnh. B. Phát triển cân đối. 
C. Có đủ sức khoẻ để làm việc và chống đỡ bệnh tật. D. Tất cả các ý trên đều đúng.
 2. Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm nên: 
 A. Để thực phẩm lẫn lộn nhau. B. Không cần chú ý đến chất lượng, hạn dùng . 
 C. Không cần bảo quản lạnh. D. Phải mua thực phẩm tươi sống, chú ý đến hạn dùng, không để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. 
Câu 2 (1điểm): Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với quy trình tổ chức bữa ăn.	
Nội dung công việc
Thứ tự quy trình đúng
a. Xây dựng thực đơn
1.
b. Chế biến món ăn
2.
c. Thu dọn sau khi ăn
3.
d. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
4.
e. Bày bàn.
5.
Phần II – Tự luận (8 điểm)
Câu 3 (3 điểm): Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm?
Câu 4 (2,5 điểm): Để thực phẩm không bị mất chất dinh dưỡng khi chế biến cần phải chú ý những điểm gì?
Câu 5 (2,5 điểm): Thu nhập gia đình là gì? Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
Đáp án – Biểu điểm đề thi học kì II.
Môn: công nghệ 6- năm học 2009- 2010.
Phần I – Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu1 (1 điểm): Đáp án đúng: 1. D (0,5 điểm).
 2. D (0,5 điểm).
Câu 2 (1 điểm): 
Thứ tự đúng: 1 - a; 2 - d; 3 - b; 4 – e; 5 – c.
Phần II – Tự luận (8 điểm).
Câu 3 (3 điểm):
* Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng TP:
Rửa sạch tay trước khi ăn.
Vệ sinh nhà bếp.
Rửa kĩ thực phẩm.
- Nấu chín thực phẩm.
Đậy thức ăn cẩn thận.
Bảo quản thực phẩm chu đáo. (1,5 điểm – Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
* Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc TP:
Không dùng các thực phẩm có chất độc.
Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hoá học.
Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
(1,5 điểm – Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 4 (2,5 điểm):
Để TP không bị mất chất dinh dưỡng khi chế biến cần phải chú ý:
Không ngâm thực phẩm lâu trong nước.
Không để thực phẩm khô héo.
Không đun nấu thực phẩm lâu.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt đọ thích hợp và hợp vệ sinh.
Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm. 
(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 5 (2,5 điểm):
Thu nhập GĐ là: Tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.(1 điểm).
HS kể được 1 số công việc cụ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc tăng thu nhập GĐ(1,5 điểm).
 Tổng cộng: Phần I- Trắc nghiệm 2 điểm Câu1 1điiểm
 Câu 2 1 điểm
 Phần II- Tự luận 8 điểm Câu 3 3 điểm
 Câu 4 2,5 điểm
 Câu 5 2,5 điểm 
 10 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc THCS.doc