A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu gia đình văn hoá là gì? Muốn xây dựng gia đình văn hoá phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình và biết giữ gìn danh dự cho gia đình.
3. Thái độ: HS có tình cảm, yêu thuêong, gắn bó, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
TIẾT 11: BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ.( TIẾT 1) Ngày soạn: 12/11. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu gia đình văn hoá là gì? Muốn xây dựng gia đình văn hoá phải đạt được những tiêu chuẩn nào? 2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình và biết giữ gìn danh dự cho gia đình. 3. Thái độ: HS có tình cảm, yêu thuêong, gắn bó, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. máy chiếu, tranh ảnh.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Thế nào là khoan dung? Cho ví dụ? 2. Vì sao phải khoan dung?. Cần phải làm gì để trở thành người có lòng khoan dung?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (3 phút): Gv cho Hs quan sát tranh ( gv chuẩn bị ở máy chiếu), yêu cầu Hs nêu nhận xét sau đó vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) Khai thác nội dung truyện đọc: Gv: Gọi HS đọc truyện Gv: Gia đình cô Hoà có bao nhiêu người? thuộc quy mô gia đình lớn hay nhỏ? Gv: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà? Gv: Nêu những thành tích mà gia đình cô Hoà đã đạt được? Gv: Gia đình cô Hoà đã đối xử ntn với bà con hàng xóm?. Gv: Gia đình cô Hoà đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân chưa? Nêu các chi tiết cụ thể? * HĐ2:( 11 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Gv: Thế nào là gia đình văn hoá? Gv: Hãy nêu các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương? Bốn tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở Lao Bảo: 1. Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương, đoàn thể. 2. Thực hiện tốt các quy ước, hương ước của cộng đồng, quan hệ tốt với xóm làng, có nếp sống văn minh trong gia đình và nơi công cộng, không tham gia các TNXH, không mê tín dị đoan. Không có thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật, không ccó người trong độ tuổi đi học mà không đi học. 3. Xây dựng được không khí hoà thuận, đầm ấm hạnh phúc trong gia đình. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha, mẹ, sống chung thuỷ, bình đẳng. Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình. 4. Có kế hoạch phát triển kinh tế để vượt qua đói nghèo và làm giàu chính đáng. Gv: Gia đình em đã đạt được những tiêu chuẩn nào? Những tiêu chuẩn nào chưa đạt? vì sao?. Hs thảo luận nhóm Gv chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo 4 nội dung gv đã chuẩn bị ở máy chiếu.( 4 kiểu gia đình). Hs thảo luận, bổ sung. Gv chốt lại. * HĐ3: ( 10 phút) Luyện tập. Gv: HD học sinh làm bài tập b, c ,e SGK/29. Gv: Đọc truyện " Gia đình" sbt/24 Gv: Yêu cầu Hs đọc và giải thích DN sgk. 1. Gia đình văn hoá là gì? Là gia đình : - Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Sinh hoạt văn hoá lành mạnh. - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Đoàn kết với xóm giềng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân. IV. Củng cố: ( 2 phút) Những tiêu chí cơ bản để xây dựng gia đình văn hoá là gì? V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập d SGK/26. - Xem trước nội dung còn lại của bài. - Chuẩn bị đồ dùng chơi sắm vai.( Cách cư xử của các thành viên trong gia đình)
Tài liệu đính kèm: