Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí

Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí

 1 . Bảng thí nghiệm , học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta.Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta

2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng .

II/ Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS :

1 hộp kín trong đó dán sẵn một mãnh giấy trắng có bóng đèn và pin , dây nối , công tắc .

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 7 - Môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương 1:QUANG HỌC
Tuần :. . .. . . . Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG 
Tiết: . . . . . . NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Ngày sọan :. . . 
Ngày dạy : . . . ..
I / Mục tiêu :
 1 . Bảng thí nghiệm , học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta.Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta 
2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng .
II/ Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS :
1 hộp kín trong đó dán sẵn một mãnh giấy trắng có bóng đèn và pin , dây nối , công tắc .
III/ Tổ chức họat động dạy và học : 
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ : 
3) Bài mới : 
T.G
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
*Họat động 1 : Tổ chức tình huống học tập :
+ Yêu cầu HS đọc phần thu thập thông của chương 
+ GV yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại 
+Gv nêu câu hỏi : Một người mắt không bị tật , bệnh , có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không ? Khi nào ta mới nhìn thấy 1 vật ? 
+ Trong gương là chữ MÍT . Trong tờ giấy là chữ gì ? 
+ Yêu cầu HS đọc tình huống của bài 
- Để biết bạn nào sai , ta hãy tìm hiểu xem khi nào nhận biết ánh sáng ? 
+ HS đọc trong 2 phút 
+ 1 đến 3 em nhắc lại kiến thức cơ bản của chương .
+ HS trả lời : 
Không .
Khi có ánh sáng từ vật đó phát ra v2 truyền đến mắt . 
+ HS đóan chữ :
- Chữ TÍM 
+ HS d0ọc tình huống 
- Dự đóan : Hải sai :
 Thanh sai :
10’
* Họat động 2 : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng : 
- Yêu cầu HS trả lời trường hợp nào mắt ta nhận biết được áng sáng 
- HS nghiên cứu 2 trường hợp trên để trả lời câu C1 
- Yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hòan thành kết luận 
+ HS đọc 4 trường hợp được nêu trong SGK * Trường hợp 2 : Ban đêm , đứùng trong phòng đóng kín cứa , mở mắt , bật đèn Trường hợp 3 : Ban ngày đứng ngoài trời , mở mắt -Câu C1 : Trường hợp 2 và 3 có điều kiện giống nhau là: có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt 
I/ Nhận biết ánh sáng :
* Quan sát và thí nghiệm
*Kết luận : Mắt ta nhận biết được ánh sáng có ánh sáng truyền vào mắt ta .
10’ 
* Họat động 3 : Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật : 
+ Yêu cầu HS đọc câu C2 và lắp thí nghiệm như SGK . Hướng dẫn HS đặt mắt gần ống 
+ Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín 
+ Ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không ? 
+ HS đọc câu C2 trong SGK 
+ HS thảo luận và làm TN C2 theo nhóm 
- Có đèn để tạo ra ánh sáng và nhìn thấy vật , chứng tỏ : Ánh sáng chiếu đến giấy trắng . Ánh sáng từ giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy giấy trắng . HS nêu kết luận 
II/ Nhìn thấy một vật : 
* Thí nghiệm :
* Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta 
5’
*Họat động 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng :
- TN hình 1.2a và 1.3 . Ta nhìn thấy tò giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng . Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau .
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống để hòan thành kết luận .
+ HS thảo luận theo nhóm để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau để trả lời câu C3 . Giống nhau: Cả 2 đều có ánh sáng truyền tới mắt . Khác nhau : Giấy trắng không tự phát ra ánh sáng . Dây tóc bóng đèn tự nó` phát ra ánh sáng . 
III/ Nguồn sáng và vật sáng :
* Kết luận : - Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng .
- Dây tóc bóng đèn phát sáng và mãnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng .
10’
* Họat động 5 : Vận dụng – Củng cố –Hướng dẫn về nhà :
+ Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời Câu C4 và C5 .
+ GV và HS cùng khảo sát thêm mục : Có thể em chưa biết 
+ Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT 
( Trang 3 SBT ) .
-Câu C4 :Bạn Thanh đúng .Vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt . Mắt không nhìn thấy được .
- Câu C5 : Khói gồm các hạt li ti ,các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng .Do đó ánh sáng từ các hạt đó truyền đến mắt 
* GHI NHỚ : 
* Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta * Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó vào mắt ta .
* Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng . Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó .
Tuần : . . . . . . . Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 
Tiết : . . . . . . . ------------------------&-------------------------
Ngày sọan :. . 
Ngày dạy : . ..
I / MỤC TIÊU :
 1 . Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng .
2. Phát biểu được Định luật truyền thẳng ánh sáng .
3. Biết vận dụng Định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế .
4. Nhận biết được đặc điểm của 3 lọai chùm sáng .
II/ CHUẨN BỊ :* Đối với mỗi nhóm HS: 
- 1 đèn pin . – 1 ống nhựa cong ,1 ống nhựa thẳng 3mm dài 200mm .
-3 màn chắn có đục lỗ như nhau . 
-3 đinh ghim mạï mũ nhựa to .
III/ Tổ chức họat động dạy học : 
1 ) Ổn định tổ chức :
2)Bài củ:
3) Bài mới : 
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
* Họat động 1:Kiểm tra – Tổ
chức tình huống học tập : 
1/ Kiểm tra : - Khi nào ta 
nhận biết được ánh sáng ? 
- Khi n ào ta nhìn thấy vật ? 
- Sửa bài tập 1.1 và 1.2 SBT 
2/ Tổ chức tình huống học tập 
+Cho HS đọc phần mở bài 
SGK . Em có suy nghĩ gì về 
thắc mắc của bạn Hải ? 
+HS1 lên bảng trả lời : 
- Khi có ánh sáng truyền vào mắt
ta . – Khi có ánh sáng truyền từ 
vật đó vào mắt ta .
HS2 sửa bài tập : 1.1 :Vì có ánh 
sáng từ vật truyền vào mắt ta .
-Bài 1.2 : Vỏ chai sáng chói dưới 
trời nắng không phải là nguồn 
sáng . 
+HS nêu ý kiến 
15’
* Họat động 2 : Nghiên cứu 
tìm quy luật đường truyền của ánh sáng : 
+GV cho HS dự đóan ánh 
sáng đi theo đường nào? 
Đường thẳng ,đường cong hay đường gấp khúc ? 
+ Yêu cầu HS kiểm tra lại dự 
đóan qua TN kiểm chứng 
+Hướng dẫn HS trả lời C1
+Cho HS đọc thông tin C2 
+Để cho HS nêu phương án 
kiểm tra 
+Nếu đặt lệch 1 trong 3 bản 
thì mắt có nhìn thấy dâytóc 
bóng đèn pin hay không ? 
+Hướng dẫn HS nêu kết luận 
+Thông báo : môi trường 
không khí ,nước ,tấm kính 
trong .Gọi là môi trường trong suốt . Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhau gọi là đồng tính .
+Cho HS phát biểu Định luật
+ HS dự đóan : ánh sáng từ đèn 
phát ra đi thẳng 
+Bố trí TN: họat động cá nhân
- Lần lượt mỗi HS quan sát dây 
tóc bóng đèn pin qua ống thẳng 
và ống cong . TRẢ LỜI CÂU C1 
- Ống thẳng : nhìn thấy bóng đèn 
đang cháy sáng : ánh sáng từ dây 
tóc bóng đèn qua ống thẳng tới
mắt 
-Trả lời C2 : Dùng 1 dây chỉ luồn
qua 3 lỗ A,B,C rồi căng thẳng 
dây hay luồn 1 que nhỏ thẳng qua 3 lỗ để xác nhận 3 lỗ thẳng hàng + HS phát biểu Định luật truyền thẳng ánh sáng . 
I/ Đường truyền của 
ánh sáng : 
1) Thí nghiệm : 
+Câu C1: 
+Câu C2 : 
2) Kết luận : 
Đường truyền của ánh 
sáng trong không khí là 
đường thẳng . 
3) Định luật truyền thẳng 
của ánh sáng : 
Trong môi trường trong 
suốt và đồng tính ánh 
sáng truyền đi theo 
đường thẳng .
II/ Tia sáng và chùm sáng 
10’
* Hoạt động 3 : nghiên cứu 
thế nào là tia sáng ,chùm sáng 
+GV hướng dẫn HS quy ước 
vẽ tia sáng như thế nào ? Dựa vào hình vẽ TN 2.3 SGK 
+Quy ước vẽ chùm sáng như 
thế nào ? 
-Trong thực tế thường gặp 
chùm sáng gồm nhiều tia sáng +GV làm TN cho HS quan sát.
-Thay tấm chắn 1 khe bằng 
tấm chắn 2 khe song song 
-Vặn pha đèn : tạo ra 2 tia 
song song ,2 tia hội tụ , 2 tia 
phân kỳ .
+ Yêu cầu HS trả lời câu C3 : 
+HS vẽ đường truyền ánh sáng từ 
điểm sáng S đến điểm M 
 S *_____________*M 
mũi tên chỉ hướng tia sáng SM
+Quan sát màn chắn :có vệt sáng 
hẹp thẳng hình ảnh đường 
truyền của ánh sáng 
- HS nghiên cứu SGK trả lời : Vẽ 
chùm sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia 
sáng ngòai cùng 
+Trả lời câu C3 : 
a) Chùm sáng // Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng . 
b) Chùm sáng hội tụ :Gồm các tia 
sáng giao nhau trên đường truyền của chúng .
c) Chùm sáng phân kỳ : Gồm các 
tia sáng loe rộng ra trên đường 
truyền của chúng . 
1) Biểu diễn đường 
truyền của ánh sáng : 
*Quy ước : Biểu diễn 
đường truyền của ánh 
sáng bằng một đường 
thẳng có mũi tên chỉ 
hướng gọi là tia sáng .
2) Ba lọai chùm sáng : 
+Chùm sáng song song 
+Chùm sáng hội tụ 
+Chùm sáng phân kỳ 
10’
*Họat động 4 : Vận dụng -
Củng cố .Hướng dẫn về nhà 
+Yêu cầu HS giải đáp C4
+Yêu cầu HS đọc câu C5
+Hướng dẫn về nhà : a)Phát 
biểu định luật truyền thẳng 
ánh sáng ? Biểu diễn tia sáng 
như thế nào ? 
+Làm bài tập :2.1 đến 2.4SBT
+Dặn dò : Xem trước bài 3 : 
Ứng dụng ĐL truyền thẳng . . 
+Câu C5 : Đặt mắt sao cho chỉ 
nhìn thấy kim gần mắt nhất mà 
không nhìn thấy kim còn lại 
*Giải thích :Kim 1 là vật chắn 
sáng của kim 2 , kim 2 là vật chắn
sáng của kim 3 .Do ánh sáng 
truyền theo đường thẳng nên ánh 
sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới
mắt .
III/ Vân dụng : 
+Câu C4 :
+Câu C5 :
* Ghi nhớ : Xem SGK 
Tuần :. . . . . . Bài 3 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT 
Tiết : . . . . . TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG 
Ngày sọan :. . --------------------------:-----------------------------
Ngày dạy :. 
I / MỤC TIÊU : 
1 . Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích .
2 . Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực .
II/ CHUẨN BỊ : * Đối với mỗi nhóm HS : 
- 1 đèn pin . - 1 cây nến ( thay bằng 1 vật hình trụ ) .
1 vật cản bằng bìa dầy . – 1 màn chắn . – 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực .
III/ TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1/ Ổn định tổ chức : 
2/Bài củ:
3/ Bài mới : 
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
8’
* Họat động 1 : Kiểm tra- Tổ 
chức tìinh huống học ta ... bằng cách cọ xát . Các vật nhiễm điện có thể hút được vật nhẹ khác . Vậy nếu 2 vật nhiễm để gần nhau chúng có khả năng tương tác với như như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó 
 10’
I/Hai loại điện tích 
1/ Thí nghiệm 1 : 
2 / Nhận xét :
Hai vật giống nhau 
được cọ xát như 
nhau thì mang điện 
tích cùng loại và khi 
được đặt gần nhau 
thì chúng đẩy nhau .
* Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm 1 :
Tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và 
tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng : 
+Yêu cầu HS đọc TN1 ,tìm hiểu các dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 
+Yêu cầu đại diện 1 HS trong nhóm cầm kẹp 2 mãnh nilông lên và nêu hiện tượng ban đầu giữa 2 mãnh nilông .HS các nhóm khác quan sát và nhận xét ý kiến của nhóm bạn .
+Sau khi cọ xát 2 mãnh nilông này vào mãnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau ? Vì sao ? 
+Với 2 vật giống nhau , khác hiện tượng có như vậy không ? Chúng ta tiến hành TN hình 18.2 SGK 
+Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận 
xét .GV thông báo người ta đã tiến 
hành nhiều TN khác nhau và đều rút 
ra nhận xét như vậy 
+Đặt vấn đề : Hai vật nhiễm điện 
khác nhau chúng hút nhau hay đẩy 
nhau . Chúng ta cùng tiến hành TN 
để kiểm tra điều này 
+HS đọc TN1 các 
nhóm tiến hành TN 
theo hướng dẫn của 
GV 
+Nêu hiện tượng xảy ra , nhận xét ý kiến của các nhóm khác 
+Trước khi cọ xát :
2 mãnh nilông không có hiện tượng gì 
+Sau khi cọ xát :2
mãnh nilông đẩy nhau 
+HS nêu được 2 vật 
giống nhau cùng là 
nilông cùng cọ xát 
vào 1 vật . Do đó 2 
mãnh nilông phải 
nhiễm điện giống 
nhau 
+HS đọc TN hình 
18.2 chọn và tiến 
hành TN ,thảo luận 
kết quả TN : Hai 
 10’
3/ Thí nghiệm 3 : 
*Kết luận :
Có hai loại điện tích
Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy hau, mang điện tích khác loại thì hút nhau 
*Quy ước :
+Điện tích dương(+)
là điện tích của 
thanh thuỷ tinh khi 
cọ xát vào lụa .
+ Điện tích âm ( - ) 
là điện tích của 
thanh nhựa xẫm 
màu lhi cọ xát vào 
vải khô . 
*Hoạt động 3 : Làm TN2 Phát hiện 2 
vật nhiễm điện hút nhau và mang 
điện tích khác loại 
+Yêu cầu HS đọc TN2 chuẩn bị đồ 
dùng và tiến hành TN theo các bước :
-Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên 
mũi nhọn ,đưa thanh thủy tinh chưa nhiễm điện lại gần nhau ,xem có tương tác với nhau không ? 
- Cọ xát thanh thủy tinh với lụa, đưa 
lại gần đũa nhựa ,quan sát hiện tượng 
xảy ra ,nêu nhận xét , giải thích ? 
+Sau đó cọ xát thanh nhựa với mãnh 
dạ đặt lên mũi nhọn ,thanh thuỷ tinh 
với mãnh lụa , đưa lại gần quan sát hiện tượng xảy ra ( có thể cọ xát thanh thuỷ tinh cùng với mãnh dạ cũng được ) .
+Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét 
+Trả lời câu hỏi : Tại sao em lại cho 
rằng thanh thuỷ tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại .
thanh nhựa cùng cọ 
xát vào mảnh vải 
khô à đẩy nhau 
+Chưa có tương tác 
với nhau .
+Thanh thủy tinh hút thước nhựa 
+Nhiễm điện cả thanh thủy tinh và thước nhựa : Thanh thủy tinh hút thước nhựa mạnh hơn 
+Qua TN2 HS thấy 
được : - 1 vật nhiễm 
điện có thể hút vật 
khác không nhiễm 
điện .
-2 vật nhiễm điện khác loại hút mạnh hơn 
 5’
*Hoạt động 4 : Hoàn thành kết luận 
và vận dụng hiểu biết về 2 loại điện 
tích và lực tác dụng giữa chúng .
+Yêu cầu HS hoàn thành kết luận .
+GV thông báo quy ước về điện tích .
+Yêu cầu HS vận dụng trả lời Câu C1
+HS hàon thành kết 
luận ghi vào vở .
+Có 2 loại điện tích 
Điện tích dương (+)
và Đện tích âm (-)
+Vận dụng hoàn 
thành câu C1 :Mãnh 
vải mang điện tích 
dương . Vì rằng 2 vật bị nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại :Thanh nhựa xẫm khi cọ xát vào mãnh vải 
 10’ 
II/ Sơ lược vế cấu 
tạo nguyên tử . 
III/ Vận dụng : 
*Ghi nhớ : 
+ Có 2 loại điện tích 
là điện tích dương và điện tích âm .
Các vật nhiễm điện 
cùng loại thì đẩy 
nhau , khác loại thì 
hút nhau .
+Nguyên tử gồm Hạt nhân mang điện tích dương và các êléctrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt 
nhân 
+ Một vật nhiễm 
điện âm nếu nhận 
thêm êléctrôn 
nhiễm điện dương 
nếu mất bớt
êléctrôn . 
*Hoạt động 5 : Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử . 
+GV có thể đặt vấn đề tập trung sự chú ý của HS “ Vậy những điện tích này từ đâu mà có ? “ 
+GV treo hình vẽ đơn giản của 
nguyên tử như hình 18.4 SGK 
+Thông báo về hạt nhân nguyên tử 
+Thông báo về êléctrôn trong lớp vỏ
nguyên tử . Yêu cầu HS đếm số dấu 
“ + “ và số dấu “ – “ đế biết nguyên 
tử trung hóa về điện .
+Thông báo rằng êléctrôn có thể dịch 
chuyển + GV hướng dẫn HS trả lời câu C2,C3 , C4 
+ Câu C3 : Trước khi cọ xát , các vật 
không hút các vụn giấy nhỏ . Vì các
vật đó chưa nhiễm điện . Do đó các 
điện tích dương và âm trung hoà về 
điện . 
+Câu C4 : Sau khi cọ xát . Mãnh vải 
mất êléctrôn nên nhiễm điện dương 
Thước nhựa nhận thêm êléctrôn nên 
mang điện tích âm 
+Yêu cầu HS trả lời : Khi nào một vật nhiễm điện dương và nhiễm điện âm . 
+Cho HS đọc phần ghi nhớ và phần “ 
Có thể em chưa biết “ 
mang điện tích âm 
*HS đọc phần II
SGK .
+HS nhận biết hạt 
nhân nguyên tử 
trong hình vẽ .
+Yêu cầu điền đúng 
các từ trong phần bài tập 
+HS lên bảng chỉ rõ 
trên mô hình cấu tạo
nguyên tử : hạt nhân 
mang điện tích ( + ) 
và êléctron mang 
điện tích ( - ) 
+HS vận dụng để 
trả lời câu C2 , C3 
+Câu C2 : Trước khi
cọ xát , thước nhựa 
và miếng vải đều có 
điện tích dương và 
điện tích âm vì
chúng đều được cấu 
tạo từ các nguyên tử 
Trong nguyên tử hạt
nhân mang điện tích 
dương còn êléctrôn 
mang điện tích âm 
 4/ Củng cố kiến thức : a) Qua bài học này các em thêm những điều gì ? 
5/ Bài tập về nhà : Làm các bài tập từ 18.1 đến 18.4 SBT . 
6/ Dặn dò : Xem trước bài 19 : DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN 
Tuần: .. ƠN TẬP CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Tiết : . . .. . . . .. . --------------------------:-----------------------------
Ngày soạn : . . . . .. . . .. . . .. . .
Ngày dạy :. . . . .. . . . . . . . . . . .
I / MỤC TIÊU :
 1. Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của sự nhiễm điện do cọ xát , hai loại điện tích , dòng điện – nguồn điện , chất dẫn điện và chất cách điện , sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện , tác dụng nhiệt , tác dụng phát sáng , tác dụng từ , tác dụng dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện , cường độ dòng điện . 
2. Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề như sau : trả lời câu hỏi , giải thích hiện tượng , giải bài tập , giải thích hiện tượng . . . có liên quan . 
II/ CHUẨN BỊ : 
-HS tự trả lời các câu hỏi ở phần “ Tự kiểm tra “ và phần “ Vận dụng “ trang 85 , 86 SGK . 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS : 
1/ Ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
3/ Các câu hỏi ôn tập : 
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
* Hoạt động 1 : Củng cố các 
kiến thức cơ bản thông qua phần “ Tự kiểm tra “ của HS 
+ GV hỏi cả lớp xem có những 
câu hỏi nào của phần “ Tự kiểm 
tra chưa làm được và tập trung 
vào các câu này để củng cố cho 
HS nắm chắc các kiến thức này .
+ GV kiểm tra phần chuẩn bị ở 
nhà của HS .
+ Yêu cầu cá nhân HS chuẩn bị 
trả lời từ câu 1 đến câu 7 
I / TỰ KIỂM TRA : 
1) Có thể là một trong những câu sau hoặc tương tự : 
+ Thước nhựa nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mãnh vải khô + Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát .
+ Nhiều vật nhiễm điện khi được cọ xát .
2) Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm 
- Điện tích khác loại ( dương và âm ) thì hút nhau . 
- Điện tích cùng loại ( cùng dương hoặc cùng âm ) thì đẩy 
3) Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn .
- Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn . 
4) a) Dòng điện là dòng ( các điện tích dịch chuyển ) có 
hướng 
b) Dòng điện rong kim loại là dòng ( các êlectrôn tự do 
dịch chuyển ) có hướng . 
5) Ở điều kiện bình thường : 
+ Các vật hay vật liệu dẫn điện là : 
a) Mãnh tôn c) Đoạn dây đồng .
+ Các vật hay vật liệu cách điện là : 
b) Đoạn dây nhựa c) Mãnh pôliêtilen ( nilông ) 
d) Không khí f) Mãnh sứ 
6) Năm tác dụng chính của dòng điện là : tác dụng phát 
sáng , tác dụng nhiệt , tác dụng từ , tác dụng hóa học và 
tác dụng sinh lý . 
7) Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe ( A ) . 
- Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế 
15’
* Hoạt động 2 : Vận dụng tổng 
hợp các kiến thức : 
+ GV cho HS lần lượt làm 5 câu 
của phần “ Vận dụng “ 
+ GV ch HS tập trung làm những 
câu có liên quan trực tiếp đến các kiến thức cần được củng cố hơn nữa qua hoạt động 1 .
II/ VẬN DỤNG : 
1/ Câu D : Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô .
2/ + Hình a : Ghi dấu ( - ) cho B ( chúng hút nhau Vì khác loại điện tích ) 
+ Hình b : Gh dấu ( - ) cho A ( A và B đẩy nhau . Vì cùng loại điện tích ) 
+ Hình c : Ghi dâú ( + ) cho B ( A và B hút nhau . Vì điện 
tích khác loại ) .
+ Hình d : Ghi dấu ( + ) cho A ( A và B đẩy nhau . Vì điện tích cùng loại ) 
3/ + Mãnh nilông bị nhiễm điện âm , nhận thêm êlectrôn 
+ Mãnh len mất bớt êlectrôn ( dịch chuyển từ miếng len 
sang mãnh nilông ) nên thiếu êlectrôn , do vậy nhiễm điện dương . 
4/ Sơ đồ c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng 
điện : Chiều đi từ cực dương qua bóng đèn tới cực âm của 
nguồn điện trong mạch điện kín . 
5/ Thí nghiệm c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng . ( mạch điện kín gồm có các vật dẫn điện mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào 2 cực của nguồn điện ) 
10’
* Hoạt động 3 : Sửa bài tập 
+ GV yêu cầu HS nêu những vấn 
đề hay những bài tập khó trong 
chương III ở SBT 
III/ SỬA BÀI TẬP : 
+ Bài tập 20.3 SBT 
+ Bài tập 21.3 SBT .
4/ Dặn dò : Tuần sau kiểm tra 1 tiết chương III . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7.doc