Giáo án Lớp 8 a môn Sinh học - Năm 2011

Giáo án Lớp 8 a môn Sinh học - Năm 2011

- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 - Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.

 - Cung cấp kiến thức cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Con người thuốc lớp thú tiến hóa nhất, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích

 

doc 81 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 a môn Sinh học - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Ngày soạn: 13/08/2011 Ngày dạy: 8A: 16/08/2011
 	8B: 15/08/2011
 8C: 15/08/2011
Tiết: 1
Bài 1
Bài mở đầu
1. mục tiêu.
a. Kiến thức	
	- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
	- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
	- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
	- Cung cấp kiến thức cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Con người thuốc lớp thú tiến hóa nhất, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích
	- Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, Biết rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe
	- Nắm được mối liên quan với các môn khoa học khác để đi sâu vào các ngành nghề liên quan
b. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
c. Thái độ	
	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
- Bảng phụ.
3. hoạt động dạy - học.
a. Kiểm tra bài cũ
- Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?
(Kể đủ các ngành theo sự tiến hoáK)
- Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
(Lớp thú bộ khỉ tiến hoá nhất)
b. Bài mới. Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh.
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK.
? Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên?
? Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK.
? Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì?
- Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu bài tập.
- Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ.
- Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận.
Kết luận: 
- Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú.
- Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK).
- Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học, đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể, chỉ ra mối liên quan giữa môn học với khoa học khác.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời:
? Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời:
? Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
- Cá nhân nghiên cứu £ trao đổi nhóm.
- Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- Quan sát tranh + thực tế " trao đỏi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác.
Tiểu kếtT:- Bộ môn sinh học 8 cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể " Bảo vệ cơ thể.
- Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác: y học, tâm lí học, hội hoạ, thể thao...
Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu: HS chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua quan sát mô hình, tranh, thí nghiệm, mẫu vật ...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu £ mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời:
? Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn?
- Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp.
- Cho 1 HS đọc kết luận SGK.
- Cá nhân tự nghiên cứu £, trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.
- HS lấy VD cho từng phương pháp.
Kết luận: - Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái.
- Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan.
- Vận dụng kiến htức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể.
c. Kiểm tra, đánh giá
? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì?
? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
- Kẻ bảng 2 vào vở.
- Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
*************************************************
Ngày soạn: 15/08/2011 Ngày dạy: 8A: 19/08/2011
 	8B: 19/08/2011
 8C: 19/08/2011
Tiết: 2
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Bài 2
cấu tạo cơ thể người
1. mục tiêu.
a. Kiến thức
	- HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
	- Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.
	- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
	- Xác định được các cơ quan trên mô hình gồm đầu, thân, tay chân, cơ hoành, khoang ngực, khoang bụng.
Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng ;
	- Vận đông : Nâng đỡ, vận động cơ thể
	- Tiêu hóa : Lấy, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải phân
	- Tuần hoàn : Vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxi, cácbôníc và các chất khác
	- Hô hấp : Trao đổi khí
	- Bài tiết : Lọc máu
	- Thần kinh : Điều khiển, điều hòa mọi hoạt động cơ thể
	- Sinh dục : Duy trì nòi giống
	- Nội tiết : Tiết hoocmon góp phần điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể
Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan và rút ra tình thống nhất
Phân tích các hoạt động cụ thể viết để chứng minh tính thống nhất
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.
2. chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
3. hoạt động dạy - học.
a. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.
- Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”
b. Bài mới
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể
Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:
? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
? Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? 
? Dưới da là cơ quan nào?
? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)
- Cho 1 HS đọc to £ SGK và trả lời:-
? Thế nào là một hệ cơ quan?
? Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.
- GV thông báo đáp án đúng.
? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?
? So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì?
- Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.
- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.
- Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan.
- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận:
- 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.
- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.
Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
- Hệ vận động
- Hệ tiêu hoá
- Hệ tuần hoàn
- Hệ hô hấp
- Hệ bài tiết
-Hệ thần kinh
- Cơ và xương
- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- Tim và hệ mạch
- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
- Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Vận động cơ thể
- Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể.
- Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
- Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường.
- Bài tiết nước tiểu.
- Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.
Kết luận: 
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể.
- Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động).
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.
2. Các hệ cơ quan
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc £ SGK mục II để trả lời:
? Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?
- Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích.
- Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.
? Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch.
- Cá nhân nghiên cứu £ phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.
- Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày.
- Trao đổi nhóm:
+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan.
+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch.
- 1 HS đọc kết luận SGK.
Kết luận: 
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
c. Kiểm tra, đánh gi á
HS trả lời câu hỏi:
- Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:
1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:
a. Trái ngược nhau	b. Thống nhất nhau.
c. Lấn át nhau	d. 2 ý a và b đúng.
2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.
a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.
c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết.
d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.
************************************ ... : 05/09/2011
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
TIẾT13: 
MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ.
1. Mục tiêu:
	a. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được và phân biệt được thành phần cấu tạo của máu. - - Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết. 
- Xác định được vai trò của môi trường trong cơ thể.
	b. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
* GD kĩ năng sống cho HS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặ điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.
- Kỹ năng giao tiép, lăng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
	c. Thái độ: 
- Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8
	Tranh vẽ phóng to các hình 13. 1; 13.2
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
	b. Học sinh: Đọc trước bài mới
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra miệng)
 b. Bài mới:
* Vào bài:
- Trong các tiết trước ta đã xét xong hệ vận động ở người. Hôm nay ta chuyển sang nghiên cứu một hệ cơ quan mới có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Đó là hệ tuần hoàn.( Chương III: Tuần hoàn)
 - Máu có vai trò như thế nào với cơ thể?Quan hệ của máu với các bộ phận khác trong cơ thể ra sao? Ta sẽ tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung bài hôm nay( Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể)
* Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển: Để hiểu được vai trò của máu với cơ thể trước hết ta xét thành phần cấu tạo và chức năng của máu:	
I. Máu: (26’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về máu
Mục tiêu: Học sinh nắm được thành phần cấu tạo và chức năng của máu
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
GV
?TB
?TB
?
TB
?TB
?TB
?TB
?TB
GV
GV
?TB
GV
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
(GV treo tranh vẽ hình 13.1)
Để hiểu được thành phần cấu tạo của máu, người ta đã tiến hành làm thí nghiệm như sau:
Lấy một ống nghiệm đựng 50 ml máu đã có chất chống đông.
Để lắng tự nhiên sau 3- 4 giờ, 
Quan sát trên hình vẽ hình 13. 1 em có nhận xét gì về đặc điểm của máu trong ống nghiệm sau khi để lắng tự nhiên3- 4 giờ?
( Máu trong ống nghiệm chia thành hai phần rõ rệt:
Phần trên: lỏng, trong suốt, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích.
Phần dưới: đặc quánh, đỏ thẫm chiếm 45% thể tích.
Như vậy: ở bước đầu của thí nghiệm, bằng cách như đã nêu người ta đã tách máu thành hai phần( lỏng và đặc)
Tiếp tục làm thí nghiệm bằng cách:
Phân tích các thành phần lỏng và đặc trong ống nghiệm trên
Dựa vào thông tin, phần trên của ống nghiệm và phần dưới phân biệt nhau ở điểm nào?
( - Phần trên: không chứa tế bào ® gọi là huyết tương.
Phần dưới: gồm các tế bào máu( hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
Từ kết quả thí nghiệm, các em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Máu gồm: Huyết tương và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Qua bài tập và thí nghiệm đã nêu, em nào rút ra kết luận gì về thành phần cấu tạo của máu?
( Máu gồm: 
+ Phần lỏng(huyết tương) chiếm 55% thể tích máu 
+ Phần đặc quánh(tế bào máu) chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
( Cả lớp nghiên cứu bảng trang 42)
Dựa vào bảngem nào cho biết hồng cầu phân biệt với bạch cầu và tiẻu cầu ở những đặc điểm nào?
(- Hồng cầu: Là tế bào có kích thước rất nhỏ, màu hồng, dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân.
- Bạch cầu: Là tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu, trong suốt và không có hình dạng nhất định, vận chuyển bằng chân giả, có nhân.
- Tiểu cầu: Chỉ là những mảnh nhỏ của tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu)
Có mấy loại bạch cầu? Đó là những loại nào?
( Có 5 loại bạch cầu:
Bạch cầu ưa kiềm.
Bạch cầu trung tính.
Bạch cầu ưa axit
Bạch cầu Limpho
Bạch cầu Mônô
Mỗi loại bạch cầu này đều liên quan đến cơ chế bảo vệ cơ thể mà ta sẽ nghiên cứu kỹ ở bài sau.
Chuyển: Với thành phần cấu tạo như đã xét, chức năng của máu như thế nào? Trong phần này chủ yếu ta xét chức năng mà huyết tương và hồng cầu thực hiện.
GV: Trước khi xét chức năng của huyết tương, ta tìm hiểu thành phần chủ yếu của huyết tương
( Quan sát bảng 13 trang 43)
Em cónhận xét gì về thành phần chất có trong huyết tương?
( Huyêt tương bao gồm:
Nước: 90%
Các chất khác:10%, trong đó:
+ Dinh dưỡng: Protein, gluxit, lipit, vitamin..
+ Chất cần thiết: hoocmôn, kháng thể..
+ Muối khoáng
+ Chất thải của tế bào: urê, axit uric...
Hay nói cách khác: Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu.
Khi cơ thể bị mất nước nhiều( khi tiêu chảy, khi lao động nặng, khi mồ hôi ra nhiều...) máu có lưu thông trong mạch được nữa không? Vì sao?
( Không, do mất nước, máu đặc lại, chỉ còn các tế bào máu nên sự vận chuyển máu gặp khó khăn)
Vậy với thành phần các chất chủ yếu có trong huyết tương giúp em đưa ra dự đoán gì về chức năng mà huyết tương thực hiện?
( Huyêt tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và chất thải)
Thành phần chủ yếu có trong hồng cầu là thành phần nào? Chúng có đặc tính gì?
( Là Hêmôglobin( Hb) do protein kết hợp với chất sắc tố đỏ có chứa sắt.
Hb khi kết hợp với ôxi làm hồng cầu có màu đỏ tươi.
Hb khi kết hợp với cacbonic làm cho hồng cầu có màu đỏ thẫm.
Vì sao máu từ tế bào trở vể phổi có màu đỏ thẫm? Ngược lại, máu từ phổi trở về tim có màu đỏ tươi?
(- Máu từ phổi trở về tim đến tế bào mang nhiều ôxi( Hb kết hợp) làm cho máu có màu đỏ tươi.
- Máu từ các tế bào về tim lên phổi, do Hb kết hợp với khí cacbonic làm máu có màu đỏ thẫm.)
Vậy hồng cầu thực hiện chức năng gì?
( Vận chuyển ôxi và khí cacbonic)
Theo em đặc điểm nào của hồng cầu giúp hồng cầu thực hiện tốt chức năng trên?
( Hồng cầu không có nhân, lõm hai mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu nên sẽ tăng khả năng kết hợp của hồng cầu với ôxi. Hơn nữa hồng cầu có kích thước nhỏ và có số lượng rất nhiều, khả năng kết hợp của Hb với ôxi là sự kết hợp lỏng lẻo nên khi tới tế bào dễ dàng nhường ôxi cho tế bào)
1. Thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm: 
+ Phần lỏng(huyết tương) chiếm 55% thể tích máu 
+ Phần đặc quánh(tế bào máu) chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
2.Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Huyết tương là thành phần lỏng có trong máu.
- Huyết tương có vai trò:
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch.
+ Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết và chất thải.
- Hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic
GV
Chuyển: Máu có quan hệ như thế nào với các bộ phận khác trong cơ thể? Ta xét:
 II. Môi trường trong cơ thể(12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể.
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm môi trường trong cơ thể và vai trò của nó.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
GV
?TB
GV
?TB
GV
?TB
(GV cho quan sát hình 13.2)
GV chỉ trên tranh thứ nhất:
Nước mô được sinh ra từ dòng máu chảy qua mao mạch. Khi tới mao mạch, huyết tương ngấm qua thành mao mạch và khe hở của tất cả các tế bào tạo thành một chất dịch, trong đó có chất Protein, lipit, gluxit, các chất thải và muối. Đó là nước mô.
- Nước mô được tạo thành liên tục bao quanh các tế bào, sau đó qua khe của các tế bào để dồn vào những mao mạch bạch huyết( là một hệ thống những túi kín nằm ở khe các tế bào) rồi tập hợp vào những mạch bạch huyêt lớn hơn và đổ vào hạch bạch huyết)
( GV cho quan sát hình 13.2- hình thứ 2)
Máu, nước mô và bạch huyết quan hệ với nhau và với tế bào như thế nào?
(- Từ mao mạch máu nước mô được hình thành. Các chất dinh dưỡng và ôxi từ nước mô được đưa vào tế bào để tế bào hoạt động. Tế bào thải các chất thải và khí cacbonic qua nước mô đưa trở lai mao mạch máu đến các cơ quan thải để thải ra ngoài.
- Nước mô được tạo thành qua khe của các tế bào dồn vào mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết vào tĩnh mạch chủ trên hoà vào sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn máu.) 
Vậy: máu, nước mô và bạch huyết là môi trường lỏng bao quanh tất cả các tế bào của cơ thể. Bất cứ tế bào nào muốn hoạt động được đều phải tồn tại trong môi trường đó. Đó chính là môi trường trong cơ thể.
Vậy môi trường trong cơ thể bao gồm những yếu tố nào?
( Gồm máu, nước mô và bạch huyết)
Dựa vào thông tin, cả lớp hãy thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
Các tế bào cơ, não ... của cơ thể người có thể thực hiện sự trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài được không?
(Do các tế bào này nằm sâu ở các phần trong cơ thể không liên hệ được trực tiếpvới môi trường ngoài nên không thể thực hiện được sự trao đổi chất với môi trường ngoài)
Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua những yếu tố nào?
( Gián tiếp thông qua môi trường trong mà môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, da, bài tiết, hô hấp...)
Vậy môi trường trong cơ thể có vai trò gì?
( Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất)
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Vai trò của môi trường trong: là giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua quá trình trao đổi chất.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang44)
* KLC/ trang 44
c. Củng cố: 5’
? HSTB: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
* Máu gồm huyết tương chiếm 55% thể tích máu, các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
* Chức năng của huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông và vận chuyển các chất như dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
* Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic. 
? HSKG: Có thể thấy môi trường trong cơ thể ở trong những cơ quan nào, bộ phận nào của cơ thể?
( Có trong tất cả các cơ quan và bộ phận của cơ thể vì nó luôn bao quanh, lưu chuyển quanh mọi tế bào)
? HSTB: Môi trường trong cơ thể bao gồm những thành phần nào? Chúng quan hệ với nhau như thế nào?
* Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Quan hệ của chúng được biểu thị:
* Từ mao mạch máu nước mô được hình thành. Các chất dinh dưỡng và ôxi từ nước mô được đưa vào tế bào để tế bào hoạt động. Tế bào thải các chất thải và khí cacbonic qua nước mô đưa trở lại mao mạch máu đến các cơ quan thải để thải ra ngoài.
* Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.
* Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu và hoà vào sự tuần hoàn máu. 
d. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 44
- Làm bài tập3 trang 44.
- Đọc mục” Em có biết” trang 44
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Bạch cầu và miễn dịch

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9 Chuan Kien thuc ki nang 2011 2012.doc