Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Học kì 1

Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Học kì 1

. Kiến thức: Học sinh hiểu được như thế nào là TTLP, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

 2. Kỹ năng: Biết phân biệt những hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải rèn luyện và giúp đỡ mọi người và bản thân TTLP

 3. Giáo dục:HS biết TTLP học tập những gương tốt trong XH, phê phán hành vi không TTLP

 

doc 25 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 1: Bài 1 Tôn trọng lẽ phải
	I. Mục tiêu bài dạy
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu được như thế nào là TTLP, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
	2. Kỹ năng: Biết phân biệt những hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải rèn luyện và giúp đỡ mọi người và bản thân TTLP
	3. Giáo dục:HS biết TTLP học tập những gương tốt trong XH, phê phán hành vi không TTLP
	II. Phương tiện - Tài liệu
	-GV: Các câu chuyện, các câu ca dao tục ngữ + Bảng phụ 
	 -HS: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
	1. ổn định tổ chức chức lớp (1')
	2. Kiểm tra:(2') Sách vở đồ dùng HS 
	3. Bài mới
	*Giới thiệu :(3').GV đưa Tình huống (bảng phụ): Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp. Bạn Lan nói ngày lễ khai giảng năm học mới nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục đề nghị các bạn thực hiện cho tốt. Ai có ý kiến gì về vấn đề này? Bạn Mai đưa ý kiến theo minh không cần phải mặc đồng phục nên để mọi người tự do miễn là đẹp .
 ? Qua tình huống em có nhận xét gì về ý kiến của các bạn? 
 +HS cá nhân phát biểu.GV dẫn vào bài 
*Nội dung bài giảng
Các hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
-GV: Gọi HS đọc câu chuyện SGK
+HS:Cả lớp theo dõi đọc
? Những việc làm của chi huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo
? Hình bộ thượng thư tri huyện có hoạt động gì
? Nhận xét về việc làm của quan tường phủ Nguyễn Quang Bích
+Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
+ HS cá nhân trả lời 
-GV nhận xét
-GV đưa tình huống HS thảo luận
+Nhóm 1:Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em sẽ làm gì?
+Nhóm 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
+Nhóm 3:Theo em trong các trường hợp tình huống 1 và 2 hành động như thế nào được coi là đúng đắn?
+HS trình bày ý kiến nhóm mình trên bảng nhóm
-HS các nhòm nhận xét lẫn nhau
-GVnhận xét ý kiến các nhóm
? Qua phân tích ở trên em hiểu thế nào là lẽ phải?Cho ví dụ
?Vậy đối với lẽ phải cần phải làm gi?Thế nào là TTLP? cho VD chứng minh
+HS suy nghĩ trả lời cá nhân
? Lẽ phải được biểu hiện như thế nào
+ HS:Thái độ lời nói, cử chỉ, hành động. . .
? TTLP có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
+ HS Theo dõi SGK trả lời
?Nêu VD về việc TTLP ở lớp, trường em?
? Trái với TTLP là gì? Cho VD?
? Thái độ của mọi người đối với người không biết TTLP?
+ HS suy nghĩ trả lời cá nhân 
-GV nhận xét câu trả lời
Hoạt động 3:Bài tập
-GV treo bảng phụ bài tập 1 và 3
+HS đọc bài tập
+HS làm bài cá nhân
-GV gọi HS lên làm
+HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
-GV theo dõi, chữa bài và cho điểm
-GV cho HS làm bài tập 6 theo nhóm
10'
5'
15'
10'
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn. . . . của XH
-TTLP là công nhận, ủng hộ. . . .những việc sai trái
2. ý nghĩa:giúp cho mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ XH, góp phần thúc đẩy XH ổn định phát triển
III. Bài tập.
Bài Tập 1.Lựa chọn cách giải quyết: c
Bài tập3.Hành vi thể hiên TTLP: a, b, d, g
Bài tập 6.HS cần phải làm:
-Biết lắng nghe xem ý kiến đúng , sai
-Bảo vệ ý kiến đúng
	4. Củng cố(3')
 -Đọc nhanh một số câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn về TTLP
 -Giải thích câu"gió chiều nào theo chiều ấy''
 	5. Hướng dẫn học bài(1') 
 -Về nhà học bài và làm bài tập vở bài tập
 Ngày dạy:
Tiết 2-Bài 2 :Liêm khiết
	I. Mục tiêu bài dạy
	1. Kiến thức:HS hiểu thế nào là liêm khiết. Biết phân biệt hành vi trái với liêm khiết
 Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết
2. Kỹ năng:HS biết kiểm tra đánh giá hành vi của mình, tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết
 	3. Giáo dục:HS đồng tình ủng hộ, học tập gương liêm khiết phê phán hành vi không liêm khiết .
	II. Phương tiện- Tài liệu 
	-GV: Tục ngữ, ca dao dang ngôn nói về liêm khiết -Các loại báo liên quan .
	-HS: Các tấm gương Liêm khiết 	
III. Các hoạt động dạy và học 
	1. ổn định tổ chức lớp (1)'
	2. Kiểm tra (4)'
	- Thế nào là TTLP? Tìm nhiều hành vi biết và không biết TTLP.
	- TTLP có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống 
	 3. Bài mới
	*Giới thiệu (3)' GV đưa các tình huống lên bảng phụ -> treo
TH1:Em Hà ở TP Hải Phong nhặt được ví tiền nhờ Công An trả giúp
TH2.:Chú Minh Cảnh sát giao thông 10 nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật
TH3: Giám đốc hải quan nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới
 ?Những hành vi trên thể hiện đức tính gi?
 +HS:Phát biểu. GV=> Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi vào bài mới
*Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
-GV: Mời 2 HS đọc 3 câu chuyện phần ĐVĐ
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 
+Nhóm 1.
a.Hành vi thể hiện việc làm của bà Mari Quy ri
b.Hành vi đó thể hiện đức tính gì?
+Nhóm 2
a. Nêu những hành động của Dương Chấn
b.Hành động đó thể hiện đức tính gì?
+Nhóm 3.
a.Hành độnh của bác Hồ được đánh giá NTN?
b. Hành vi đó thể hiện đức tính gì?
-GV cho HS thảo luận. Mời HS lên bảng trình bày vào bảng nhóm
+HS theo dõi nhận xét.
? GV Qua 3 câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về các cách xử lí đó.
?Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung vì sao 
+HS : rút ra bài học
-GV : nhận xét ->KL
Hoạt động 2 : Nội dung bài học
-GVgiải thích: Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của tong người dù là người dân bình thường hay cán bộ có chức quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người liêm khiết.
+HS : Trả lời
? Em hiểu thế nào là liêm khiết
-GV phát phiếu câu hỏi. Nêu những hành vi biểu hiện liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày?
+HS điền vào phiếu lên trình bày
-GVnhận xét
?Trái với liêm khiết là gì? Cho ví dụ
? Sống liêm khiết có ý nghĩa gì đối với mỗi người
+HS suy nghĩ trả lời cá nhân
Hoạt động 3:Bài tập
-GV ghi bài tập 1&2 lên bảng phụ
+HS đọc bài tập
+HS cả lớp làm việc cá nhân
-GV gọi 2 HS lên làm
+HS nhận xét bài làm
-GV chữa bài, cho điểm
12'
12'
8'
I. ĐVĐ
*Bà Mari Quy ri và chồng đã đóng góp cho TG những SP có giá trị KH&KT
-Không gửi bản quyền phát minh sẵn sàng gửi cho ai cầm
- Biếu 1 gam Rađi ->chữa bệnh .
=> Bà là người không vụ lợi sống có trách nhiệm với GĐ XH
*Dương Chấn 
- Vương Mật - đem vàng đến lễ -> ông không nhận
=>ông là người có đức tính thanh cao,vô tư không hám lợi .
*Bác Hồ
-Sống như những người Việt Nam bình thường: Khước từ nhà cửa, quân phục 
=> Là người trong sạch liêm khiết
II. Nội dung bài học 
a. KN:
-Là một phẩm chất đạo đức của con người 
-Thể hiện lối sống trong sạch Không hám danh, hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhắn ích kỷ
b.ý nghĩa:
-Làm cho con người thanh thản,nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người.
-Làm cho XH trong sạch, tốt đẹp hơn.
III. Bài tập
Bài tập 1:Hành vi thể hiện liêm khiết:1, 3, 5, 7
Bài tập 2:
 +Không tán thành với tất cả các ý kiến
4. Củng cố(4')
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi HS viết 1 câu cứ như vậy cho đến hết .GV viết lại thành câu chuyện hoàn chỉnh: Chuyện ''Lưỡng quốc trạng nguyên''-Mạc Đĩnh Chi	
5. Hướng dẫn học bài
 	 -Về nhà học 
	 -Hoàn thành bài tập vở bài tập
Ngày dạy:
Tiết 3-Bài 3:Tôn trọng người khác
	I. Mục tiêu bài dạy
	1.Kiến thức:+HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác.Sự TTNK đối với bản thân mình và mình phải tự biết tôn trọng mình. Biểu hiện của TTNK trong cuộc sống, ý nghĩa của nó
	3. Kỹ năng: Biết phân biệt hành vi TTNK trong cuộc sống. Có hành vi rèn luyện thói quen.Tự kiểm tra hành vi của mình
	2. Giáo dục: Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết TTNK. Có thái độ phê phán hành vi thiếu TTNK
	II. Phương tiện -Tài liệu
 	-GV: Các câu chuyện , các câu ca dao tục ngữ +Bảng phụ
	-HS: Bảng nhóm+ Các tấm gương
III. Các hoạt động dạy học 
1.ổn đinh tổ chức lớp(1')
 2. Kiểm tra (4'):?Em hãy kể một câu chuyện về tính liêm khiết
 	 -Liêm khiết là gì? ý nghĩa của liêm khiết?
 3. Bài mới:
*Giới thiệu(3'):GV kể chuyện : Sau 20 năm lưu lạc người em đã tìm được người anh trai của mình. Người em lớn lên trong một gia đình chủ là một hãng thuốc lớn. Người anh là một nông dân nghèo khổ phải nuôi 5 con cà một mẹ già.Tìm được mẹ &anh,người em ko thể tin được anh mình gầy gò, đói rác Chia tay anh trở về thành phố người em cho anh một khoản tiền nhưng anh ko nhận &nói rằng 20 năm anh tìm em là để gặp em chứ ko phải vì số tiền này. Người em ôm chầm lầy anh khóc.Từ sâu thẳm trái tim người càng thương và kính trọng người anh. ? Các em có suy nghĩ gì về việc làm của người anh trai. HS trả lời
 GV: Để hiểu rõ đức tính của người anh trai chúng ta đi vào tìm hiểu bài
*Nội dung bài giảng
 Hoạt động của GV- HS
(t)
 Nội dung ghi bnảg
Hoạt động1: ĐVĐ
-GV gọi 3 HS đọc 3 tình huống SGK
 +HS theo dõi 
- GV:Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
 Nhóm 1 : a. Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai
 b. Hành vi của Mai sẽ được mọi người cư xử ntn?
Nhóm 2 : Nhận xét cách cư xử của một số bạn đối với Hải?Hải có suy nghĩ gì?Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3: Nhận xét việc làm của Quân &Hùng.Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
+HS các nhóm trình bày trên bảng nhóm
+ Các nhóm theo dõi nhận xét
-GV nhận xét và chốt lại ý kiến. 
 ? Theo em trong những hành vi trên hành vi nào đáng để học tập ? Hành vi nào đáng phê phán?Vì sao?
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh tay nhanh mắt .GV ghi Bài tập lên bảng phụ: Điền vào ô trống
Địa điểm-Hành vi
 TTNK
Không TTNK
-Gia đình
-Trường, lớp
-Nơi công cộng
+HS mỗi tổ chọn một HS nhanh tay nhanh mắt lên điền
-GV hướng dẫn 6 ô là 6 HS . Mỗi ô không hạn chế VD
 Hoat động 2: Nội dung bài học
?Qua phần ĐVĐ em hãy cho biết thế nào là TTNK
Bài tập: Đánh dấu X ô ý kiến đúng TTNK(Bảng phụ)
 1.Biết đấu tranh bảo vệ cho lẽ phải
 2.Bảo vệ danh dự nhân phẩm cho người khác
 3.Đồng tình ủng hộ viẹc làm sai trái
 4.Biết cách phê bình để bạn hiểu
 5.Chỉ trích miệt thị khi bạn có khuyết điểm
 6. Có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân 
+ HS : Làm việc cá nhân và lên bảng đánh dấu
 - GV : Nhận xét 
? Lấy VD về TTNK của bản thân em và các bạn 
? Trái với TTNK là gì ? cho VD?
? Thái độ của mọi người đối với người không biết TTNK 
+HS : Suy nghĩ và trả lời cá nhân 
? Vì sao phải TTNK 
+HS: Suy nghĩ và theo dõi SGK trả lời 
?Chúng ta phải rèn luyện đức tinh TTNK ntn? Liên hệ bản thân em?
+HS: trả lời cá nhân
-GV: Nhận xét chốt lại ý kiến và cho HS ghi vào vở 
-GV KL: Là HS các em cần biết rèn luyệ đức tính TTNK Nêu gương tốt, phê phán cái xấu biết điều chỉnh hành vi của minh để góp phần cho gia đình, nhà trường XH tốt đẹp hơn . 
Hoạt động 3:Bài tập
-GV chép bài tập lên bảng phụ
+HS đọc bài tập
+2 HS lên bảng làm
+HS dưới cùng làm vào vở và nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
10’
12'
10'
I. ĐVĐ
1. Mai là HS giỏi nhưng không kiêu căng, coi thường người khác, sống chan hoà
=>Mai được mọi người tôn trọng, quý mến
2. Hải là cậu bé da đen. ... n thân em đã làm gì để XD nếp sống VH
	- GVKể cho HS nghe về tấm gương GĐ văn hoá
	5. HD học bài(1') 
	 - Về nhà học bài 
	 - Làm BT 1,4 
	 - Đọc trước bài 10 
Ngày dạy:
Tiết 11:Tự lập
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:HS hiểu được thế nào là tự lập. Nêu được biểu hiện của tính tự lập. ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, XH
2. Kỹ năng:HS rèn luyện tính tự lập. Biết cách tự lập trong học tập, lao động
3. Giáo dục: HS thích sống tự lập. Phê phán lối sống dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác
II. Phương tiện -Tài liệu
-GV: +Một số câu chuyện,các tấm gương HS nghèo vượt khó
 +Các câu ca dao tục ngữ nói về tự lập
-HS: Bảng nhóm + Các tấm gương
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp (1')
2. Kiểm tra(5'):
-Thế nào là nếp sống văn hoá?HS cần phảI làm gì để xây dựng nếp sống văn hoá?
-Tìm những việc mà gia đình em đã làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá?
3. Bài mới:
*Giới thiệu(2'):
 -GV :Kể một câu chuyện về tính tự lập
 ? Em có suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện trên 
 +HS trả lời . GV dẫn dắt HS vào bài
* Nội dung bài dạy
Các hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:ĐVĐ
- GV:Gọi HS đọc phần ĐVĐ
-GV:Tổ chức cho HS Thảo luận nhóm
1.Vì sao Bác Hồ có thể ra đI tìm đường cứu nước dù chỉ có hai bàn tay trắng?
2.Em có nhận xét gì về suy nghĩ hành động của anh Lê?
3. Suy nghĩ hành động của em qua câu chuyện trên?
+HS trình bày kết quả thảo luận trên bảng nhóm
+HS các nhóm nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét và kết luận
Hoạt động2:Nội dung bài học
? Từ phần ĐVĐ trên em hiểu tự lập là gì?
+HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời
? Tự lập được thể hiện như thế nào 
? Em đã làm gì trong học tập, lao động, sinh hoạt để
 thấy mình là người tự lập?
? Từ những việc làm của bản thân em thấy sống thiếu tự lập sẽ như thế nào
+ý nghĩa của việc sống tự lập 
+ HS suy nghĩ và trả lời cá nhân 
+HS: Thảo luận nhóm BT2 SGK 
+Tán thành :b, c, d, đ, e
+Không tán thành : a
? HS cần làm gì để rèn luyện tính tự lập? Liên hệ bản thân em và các bạn em đã rèn luyện tính tự lập ntn
Hoạt động 3 :Bài tập
+ HS đọc yêu cầu BT1 và bài tập 3
-GV cho HS làm việc cá nhân 
-GV gọi HS lên làm .HS dưới lớp làm vào vở
-GV:gọi HS nhận xét
I.ĐVĐ
-Bác ra đi tìm đường cứu nước vì: Bác yêu nước thương dân, Bác hăng hái tin vào chính mình, không sợ khó khăn gian khổ
=>Bác là người tự lập
II. Nội dung bài học
1. Tự lập là gì?
Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình không trông chờ dựa dẫm phụ thuộc vao người khác
-Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh.trong cuộc sống
2. ý nghĩa 
- Thành công trong cuộc sống 
- Nhận được sự tín trọng của mọi người 
3. HS cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: trong học tập , công việc và sinh hoạt hàng ngày 
III. Bài tập 
BT1(26)
Nêu biểu hiện :
- Tự mình làm BT 
- một mình chăm sóc em cho mẹ đI làm 
-Tự giặt quần áo nấu cơm 
BT5 (27)
-lập kế hoạch rèn luyệ tính tự lập 
 4. Củng cố(4'):+GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Kể về một nhân vật 
 có tinh thần tự lập
 +HS tự chọn câu chuyện và thực hiện
 +Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về tự lập
 5. HD học bài(1'):+Về nhà học bài 
 + Hoàn thành bài 
Ngày dạy:................
Tiết12:lao động tự giác sáng tạo (tiết1)
I. Mục tiêu bài học 
 	1. Kiến thức:HS hiểu được các hình thức lao động của con người, học tập là hình thức lao nào.Hiểu được những biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo
 	2. Kỹ năng:Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động
 	3. Giáo dục: Hình thành ý thức tự giác, không hài lòng vời biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập lao động
 	II. Phương tiện -Tài liệu.
-GV:Chuyện về người tốt việc tốt trong lao động
-HS:Các câu tục ngữ ca dao, danh ngôn nói về lao động
 	III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức lớp(1')
 2. Kiểm tra (3'):Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?Vì sao? (Bảng phụ)
 a.Công việc nhà ỷ lại cho người giúp việc
 b.Bài tập đã có gia sư làm giúp
 c.Xe đạp hỏng thì có xe ôm đưa đến trường
 d.Vệ sinh lớp đã có các cô lao công
 đ.Bố mẹ giàu không cần lo lắng học tập
 3. Bài mới.
*Giới thiệu (2'):GV đọc câu ttục ngữ:"Miệng nói tay làm 
 Trăm hay không bằng tay quen"
? Câu tục nhữ trên nói về lĩnh vực gì?HS giải thích 
 =>Để hiểu rõ về lao động đối với HS THCS nói riêng và đối với con người nói chung chúng ta 
đi vào tìm hiểu bài
*Nội dung bài giảng
Các hoạt động của GV-HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
+HS đọc tình huống SGK
-GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?Tại sao?
Nhóm 1:Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ không cần phải sáng tạo
Nhóm 2:Đòi hỏi HS rèn luyện ý thức lao động là không cần thiết . . . không phải lao động
Nhóm 3:HS cũng phải rèn luyện ý thức lao động tự giác và óc sáng tạo
+HS các nhóm trình bày trên bảng nhóm
Hoạt động 2: Nội dung bài học
-GV giải thích khái niệm lao động :Là hoạt động có mục đích của con người. Đó là việc sử dụng có tác động vào thiên nhiên làm ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu của con người.
? Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiên để con người, XH phát triển.
+ HS:Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lí tình cảm và năng lực phát triển và làm ra của cải cho XH.
? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra
=>GVKL:Lao động làm cho con người và XH loài người không ngừng phát triển
? Theo em có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức nào
+ HS: LĐ chân tay và LĐ trí óc
- GV :Đưa BT (Bảng phụ)Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:1.Làm nghề quét rác không có gì là xấu
 2. Lao động chân tay không vinh quang
 3. Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang
 4. Muốn sang trọng phải là giới tri thức
 5. Làm công nhân không dược coi trọng
-GV gọi 1 HS lên làm. HS khác nhận xét
-GV nhận xét
GVKL:Qua đây chúng ta phải có quan điểm đúng dắn đối với lao động 
? Đối với lao động chúng ta phải lao động ntn
+HS:LĐ tự giác sáng tạo
?Em hiểu thế nào là lao động tự giác?Lấy VD về LĐ tự giác
? Trái với LĐ tự giác là gì?Cho VD?
? LĐ sáng tạo là gì?Nêu VD?
? Trái với LĐ sáng tạo là gì ?Cho VD?
?Nêu hậu quả của việc lao động không tự giác, Sáng tạo
+ HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét và ghi bảng
Hoạt động 3:Bài tập
+HS đọc bài tập
-GV gọi HS lên bảng làm
+HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài tập và cho điểm
I. ĐVĐ
1. Tình huống
-ý 1:Lao động tự giác chưa đủ cần cả sáng tạo trong lao động
-ý 2:Lao động tự giác là cần thiết.Cần học tập và cả lao động
-ý 3:HS phải tự giác lao động và sáng tạo lao động
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
-LĐ tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở không . . . bên ngoài.
-LĐ sáng tạo là trong quá trình LĐ luôn luôn suy nghĩ cải tiến tìm tòi cái mới. . . hiệu quả lao động
III. Bài tập.
BT1:Nêu biểu hiện lao động
BT2:Nêu tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập
-Học tập kết quả kém
-Chán nản, dễ bị rủ rê lôi kéo.
4. Củng cố (3'):-GV đọc câu nói của Vônte"Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác"
 -Hãy kể về những tấm gương LĐ tự giác, sáng tạo mà em biết: Giáo sư -Bác sĩ Tôn Thất Bách là một danh y, một hiệu trưởng, một giám đốc - đại biểu quốc hội . Một nhân cách cao đẹp. Cả đời cống hiến cho nền y học nước nhà.
5. HD học bài (1'): Về nhà học bài Xem trước phần nội dung còn lại
Ngày dạy:
Tiết 13-Bài :Lao động tự giác và sáng tạo (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của LĐ tự giác, sáng tạo. Hiểu được những biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo
2. Kỹ năng: Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động
3. Giáo dục: Hình thành ý thức tự giác, không hài lòng vời biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập lao động
	II. Phương tiện -Tài liệu.
-GV: +Chuyện về người tốt việc tốt trong lao động
 +Các câu tục ngữ ca dao, danh ngôn nói về lao động
-HS: Các tấm gương ở Trường, Lớp
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp (1')
2.Kiểm tra (5'):-Thế nào là LĐ tự giác ?Tìm 5 biểu hiện của LĐ tự giác?
 -Thế nào là LĐ sáng tạo?Tìm 5 biểu hiện của LĐ sáng tạo?
3. Bài mới :
*Giới thiệu (2'):Các em đã biết được thế nào là LĐ tự giác và sáng tạo.Vậy LĐ tự giác và sáng tạo giúp gì cho con người?HS cần phải rèn luyện tính tự giác sáng tạo ntn trong học tập và LĐ?Để giải quyết những câu trả lời trên chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu bài.
*Nội dung bài dạy
Các hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:ĐVĐ
+HS đọc câu truyện trong phần ĐVĐ
-GV:Cho HS Thảo luận nhóm câu hỏi
Nhóm 1:Qua câu chuyện em hãy cho biết tại sao ngày nay chúng ta cần phải LĐ tự giác và sáng tạo?
Nhóm 2:Em có nhận xét gì về thái độ tôn trọng kỉ luật trước và trong khi làm nhà của người thợ mộc?
Nhóm 3:Không tự giác LĐ thì người thợ đó phải chịu hậu quả gì?
+HS đai diện các nhóm trình bày trên bảng nhóm
+HS các nhóm nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét giữa các nhóm
Hoạt động 2: Nội dung bài học
?Tại sao chúng ta phải lao động tự giác và sáng tạo?(Hay nói cách khác là lợi ích của LĐ tự giác sáng tạo )
? Mối quan hệ giữa LĐ tự giác và sáng tạo
+HS:Theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét và ghi bảng
-GV:Cho HS trao đổi trả lời
? HS có cần phải LĐ tự giác sáng tạo không
? Tìm những biểu hiện LĐ tự giác sáng tạo của HS
? Tìm những biểu hiện LĐ chưa tự giác sáng tạo của HS
? Nêu hậu quả của việc làm chưa tự giác sáng tạo ở HS
? HS cần rèn luyện LĐ tự giác sáng tạo trong học tập như thế nào
+HS trao đổi và trả lời cá nhân
-GV nhận xét và bổ xung
Hoạt động 3:Bài tập
+HS đọc bài tập SGK
-GV gọi HS lên bảng làm 
+HS ở dưới lớp cùng làm 
-GV gọi 1 HS khác nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
10'
13'
10'
I. ĐVĐ.
2. Truyện đọc: Ngôi nhà không hoàn hảo.
-Người thợ mộc đã không tôn trọng kỉ luật, không tuân theo kỉ luật lao động
=>ông đã phải ở trong ngôi nhà do tay ông xây dựng nên nhưng là ngôi nhà không hoàn hảo.
II. Nội dung bài học.
2. ý nghĩa:LĐ tự giác sáng tạo sẽ giúp chúng ta:
-Tiếp thu được kiến thức, kĩ năng thuần thục 
-Phẩm chất năng lực hoàn thiện và phát triển.
-Chất lương hiệu quả học tập , lao động ngày càng cao
3. Học sinh:
-Phải có kế hoạch rèn luyện LĐ tự giác sáng tạo trong học tập
III. Bài tập.
Bài tập 3: Nêu hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.
-Trở thành kẻ lười biếng
-Kết quả học tập không cao
Bài tập 4:Quan điểm
-Không đồng ý
 4. Củng cố (3'):-Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về LĐ?
 "Cày sâu cuốc bẫm"
 "Làm ruộng ăn cơm nằm 
 Nuôi tằm ăn cơm đứng"
 -Liên hệ bản thân em đã rèn luyện LĐ tự gác sáng tạo trong học tập ntn?
 5. HD học bài (1'):-Về nhà học bài 
 -Hoàn thành bài tập vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGdcd 8 ki 1.doc