Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 1 - Tiết : 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 1 - Tiết : 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

I- Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

- Phân biệt được hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải

- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Về kĩ năng :

Học sinh biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 1 - Tiết : 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2011 , lớp dạy: Từ 8a1 đến 8a5 
Tuần	 : 1	Tiết	 : 1
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Giúp học sinh 
Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. 
Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
Phân biệt được hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải
Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
Về kĩ năng : 
Học sinh biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
Về thái độ :
Học sinh có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải
Không đồng tình những hành vi trái lẽ phải, trái đạo lí dân tộc
II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
-Kĩ năng phân tích, so sánh 
-Kĩ năng ứng xử / giao tiếp ; kĩ năng tự tin 
III-Chuẩn bị
Giáo viên : - Câu chuyện “Dù sao trái đất vẫn quay”
 - Bảng phụ
2. Học sinh : Xem trước bài ở nhà
IV-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp, nắm sĩ số và vị trí các tổ, nhóm
 2: Kiểm tra sách giáo khoa, vở ghi của học sinh 
3.Giới thiệu bài mới
Giáo viên kể câu chuyện “Dù sao trái đất vẫn quay”
Trong câu chuyện trên sự thật, lẽ phải bị vùi dập bởi thế lực uy quyền, trong thực tế vẩn có rất nhiều lẽ phải không được tôn trọng. Vậy lẽ phải là gì? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
4.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
Mục đích : Giúp học sinh hiểu bản chất và nội dung của tôn trọng lẽ phải
(Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng)
Gv:Yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề/3 (ĐT HS Y)
Hs đọc
? Nỗi oan ức của người nông dân là gì?
-Bị chiếm đoạt ruộng đất còn bị bắt giam, bị ghép tội gây rối trật tự .
? Quan tri huyện đã có hành vi gì? 
-Ăn hối lộ
? NQB đã điều tra và xử lại vụ án này như thế nào?
-phạt đúng người đúng tội
? Chứng tỏ NQB là người như thế nào? 
-Dũng cảm, trung thực.
Gv: Ông dám đấu tranh để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không vì cường quyền mà làm những việc sai trái.
Gv:Yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề 2/3
Hs:Đọc
Gv:Đây là một trường hợp chúng ta vẫn thường gặp. Vậy em làm gì nếu ý kiến đó đúng?
-Ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn.
? Bằng cách nào?
-Phân tích nhưng điểm mà em cho là đúng,hợp lí
Gv:Chốt
Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 3
Hs:Đọc.
Thảo luận nhóm (Kĩ năng phân tích, so sánh )
? Hãy đưa ra tình huống tôn trọng hoặc không tôn trọng lẽ phải trong một số trường hơp sau.
- Nhóm 1 và 2:Vi phạm luật giao thông đường bộ 
- Nhóm 3 và 4: Vi phạm nội quy trường học
- Nhóm 5 và 6: gió chiều nào che chiều ấy
Học sinh tiến hành thảo luận
Đại diện nhóm trình bày (ĐT HS G)
Gv nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
Mục đích :Khắc sâu khái niệm tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của nó trong cuộc sống
? Qua phân tích phần đặt vấn đề và thảo luận nhóm, cho biết lẽ phải là gì? 
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? Nêu một số ví dụ về tôn trọng lẽ phải mà em biết?
-Công an giao thông không nhận hối lộ của người vi phạm mà xử lí đúng luật
-GVCN xử lí học sinh vi phạm theo đúng quy trình và áp dụng mức độ kỉ luật tương ứng.
-.
(Kĩ năng ứng xử / giao tiếp)
Câu hỏi tình huống (bảng phụ)
? Biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
Giáo viên gợi ý cho các em trả lời theo thực tế đã trải qua.
(Học sinh trả lời)
? Em làm gì để bảo vệ lẽ phải trong câu hỏi trên? (ĐT HS G)
- Phân tích điều sai và khuyên bạn không nên làm như vậy
? Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì?
(Học sinh trả lời)
I-Nội dung bài học 
1. Khái niệm:
-Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
-Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm theo những việc sai trái.
2. Ý nghĩa
-Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
-Mọi người yêu thương nhau và sống có ích hơn
Hoạt động 3: Bài tập (Kĩ năng ứng xử / giao tiếp ; kĩ năng tự tin)
Mục đích :Hs vận dụng kiến thức để xử lí đúng nhiều trường hợp khác theo lẽ phải.
G gọi H đọc và làm bt ¼
Gv phân tích thêm để học sinh hiểu
Gv gọi H lên bảng làm bt2
Gv nhận xét, ghi điểm
II-Bài tập
1. chọn cách ứng xử c
2. chọn cách ứng xử c
5. Củng cố:
-Danh ngôn: Sáng sớm hiểu được chân lí
	Chiều tối chết cũng cam lòng	- Khổng Tử -
- Giáo viên kể câu chuyện “ Viên ngọc bích họ Hòa” (Tư liệu GDCD 8)
6: Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Làm bài tập 3, 6/5
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Liêm khiết”
V/Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docb1.doc