. Kiến thức:
-Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
-Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng: Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
Tuần: 21 Tiết : 21 Bài 13: PHÒNG CHÓNG TỆ NAN XÃ HỘI (tiết 2) ND : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc. 1. Kiến thức: -Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. -Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. 2. Kĩ năng: Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật -Xa lánh các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: ửng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chóng tệ nạn xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8. Các tình huống giáo dục thanh thiếu niên phòng chóng tệ nan xã hội. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm. Hs: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là tệ nạn xã hội ? Trả lời: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Câu 2: Nêu tác hại của tệ nạn xã hội. Trả lời: Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội như ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc 1. Khám phá: Nhà nước đã có những chủ trương chính sách như thế nào và là người công dân Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Kết nối. HĐ 1: Vấn đáp. Mục tiêu: tìm hiểu Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Đối với xã hội, pháp luật cấm những hành vi nào ? Hs: cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nhiêm cấm tổ chức đánh bạc, sản xuất mua bán chất ma túy, mại dâm.. Gv: Đối với trẻ em, pháp luật cấm những hành vi nào? Hs: Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc,uống rượu hút thuốc, dung chất kích thích, văn hóa phẩm đồi trụy... Gv: Đối với người nghiện ma túy, pháp luật quy định gì Hs: Chứa chất ma túy, mua bán chất ma túy.. . Tư liệu tham khảo: Luật phòng, chống ma túy năm 2000 Điều 3 (trích) Nghiêm cấm các hành vi sau: trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, tàn trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối,giám định, xử lí, trao đổi,xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất,thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp,hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; Gv: Vì sao pháp luật nghiêm cấm sử dụng chất ma túy trái phép ? Hs: Gây nhiều tác hại cho xã hội Gv: Tác hại như thế nào? Hs: Khi có tiền sử dụng ma túy sẵn sàn cướp của giết người một cách tàn ác.. Gv: Pháp luật nghiêm cấm tất cả các hành vi có liện quan đến ma túy, cờ bạc, mại dâm Bổ luật hình sự năm 1999 Điều 199_tội sử dụng trái phép chất ma túy: Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kì hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lí hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc và còn sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năn đến năm năm. Gv chốt ý hs ghi bài. 3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc, ma túy, mại dâm. - Một số hành vi trẻ em không được làm. - Nghiêm cấm hành vi lôi kéo dụ dỗ trẻ em sa vào tệ nạn xã hội. HĐ 2: Liên hệ bản thân. Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gọi học sinh đọc bài tập 3 sgk. Gv: theo em, ý nghĩ của Hoàng là đú hay sai ? Hs: ý nghĩ của Hoàng là sai. Gv: Nếu em là Hòang em sẽ làm gì ? Hs: Nhận lỗi với mẹ và hứa không tái phạm. Gv: Gọi học sinh đọc bài tập 5 sgk ? Gv: Theo em điều gì sẽ xảy ra với Hằng, nếu hằng đi với người đàn ông lạ đó ? Hs: Hằng bị hãm hại, dụ dỗ Gv: Nếu em là Hằng em sẽ làm gì ? Hs: Từ chối không đi. Gv: Vì sao rèn luyện thể dục, thể thao góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ? Hs: Giúp chúng ta vui vẻ, yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Gv: Học sinh cần làm gì để ngă chặn các tệ nạn xã hội? Hs: Tham gia thi tìm hiểu về phòng, chống tệ nạn xã hội, tham gia phát tờ rơi, báo cho người có trách nhiệm nếu phát hiện các hành vi của tệ nạn xã hội Gv: Ngoài việc tuyên truyền với mọi người về tác hại của tệ nạn xã hội thì bản thân cần làm gì để không sa vào tệ nạn xã hội ? Hs: Biết tự bảo vệ mình, không ham chơi đua đòi. Gv: Đối với chủ trương chính sách của nhà nước về phòng,c hống tệ nạn xã hội em có thái độ ntn ? Hs: Nhiệt tình hưởng ứng, chấp hành nghiêm chỉnh.. Gv: chốt ý. 4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội như ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Cho hs làm bài tập 2 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp) 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: