Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 4 - Tiết : 4 - Bài 2: Liêm khiết

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 4 - Tiết : 4 - Bài 2: Liêm khiết

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

- Vì sao cần phải sống liêm khiết.

- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì.

2. Kĩ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 4 - Tiết : 4 - Bài 2: Liêm khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết : 4 Bài 2: LIÊM KHIẾT
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
- Vì sao cần phải sống liêm khiết.
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì.
2. Kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: cách ứng xử, thể hiện sự thanh cao của con người, không làm trái với đạo lí.
3. Thái độ:
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, một số mẫu chuyện về tính liêm khiết. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các bài báo, tấm gương, câu chuyện về phẫm chất này.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tôn trọng lẽ phải, nêu ví dụ ?
Trả lời: là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Vd: thực hiện nội quy, chấp hành luật giao thông
- Nêu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?
Trả lời: giúp con người có cách cư xử phù hợp, góp phần xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.
1. Khám phá: Gv đưa ra 1 số tình huống sau:
- Nhựt là hs ngoan học khá vì bận việc nhà nên làm bài kiểm tra không tốt nhưng em vẫn không xem tài liệu.
- Chú Sang là công an giao thông không nhận tiền người lái xe khi họ vi phạm pháp luật
Ø Những hành vi trên thể hiện sự trong sáng, rõ ràng, tự lực bản thân, thanh liêm không tham lam trước những cám dỗ của tiêu cực.
2. Kết nối.
HĐ1: Khai thác nội dung đặt vấn đề. (Giáo dục tích hợp pháp luật)
Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: 
- Bà Ma-ri Quy- ri là người như thế nào ?
Hs: Sẵn lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới, từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
- Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri ?
Hs: Hết lòng vì khoa học, vì sự phát triển của loài người, đề cao lợi ích tập thể.
Nhóm 2:
- Hãy nêu hành động của Dương Chấn ?
Hs: Tiến cử người làm tốt không cần đến vàng bạc của người đó.
- Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Hs: Thể hiện tính vô tư không hám lợi, không dựa vào uy quyền.
Nhóm 3:
- Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ?
Hs: Sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, tận tụy phục vụ vì lợi ích của nhân dân.
- Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Hs: Sống trong sạch liêm khiết, cả cuộc đời vì dân vì nước.
Nhóm 4:
Báo cáo bổ sung cho các nhóm còn lại.
Gv: nhận xét từng nhóm.
Gv: Thế nào là liêm khiết ?
Hs: tra lời..
Ø Những người có lối sống liêm khiết sẽ không quy phạm pháp luật vì họ không không bị cám dỗ bởi áp lực tiêu cực.
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Khái niệm liêm khiết .
Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.
HĐ 2: Đàm thoại, phân tích vấn đề.
Mục tiêu: Tìm hiểu biểu hiện của liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Thông qua thảo luận của các nhóm trong phần đặt vấn đề và quan sát thực tế xã hội em hãy cho biết những biểu hiện của liêm khiết ?
Hs: Trả lời nêu những biểu hiện của liêm khiết.
Gv: Trái với liêm khiết là gì ?
Hs: Trả lời là tham lam, ích kĩ, bất chấp để đạt được mục đích.
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
2. Biểu hiện của liêm khiết.
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung, không nhận hối lộ, không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân, không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.
HĐ 3: Giảng giải ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống.
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
Hs: trả lời.
Gv: Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không?
Hs: Rất cần, không gian lận trong kiểm tra, thi cử, như vậy sẽ đánh giá đúng năng lực thật sự.
Gv: Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
Hs: Không tham lam, vì lợi ích chung, giản dị
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
3. Ý nghĩa của liêm khiết
Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 5; Chuẩn bị bài 3 “Tôn trọng người khác”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 2 liêm khiết.doc