Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Ngô Quyền

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Ngô Quyền

I/ Mục đích:

 1.Kiến thức:

 -Nguyên nhân , diễn biến, tính chất, ý nghĩa của các cuộc CMTS.

 -Nắm các ỷ nghĩa , khái niệm cơ ban trong bài , chủ yếu là CMTS.

 2.Tư tưởng:

 - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong CMTS.

 - Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ và hạn chế.

 3.Kĩ năng:

 

doc 79 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ns:15/08/2010
Tiết 1,2 Nd:16/08/2010
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I/ Mục đích:
 1.Kiến thức:
 -Nguyên nhân , diễn biến, tính chất, ý nghĩa của các cuộc CMTS.
 -Nắm các ỷ nghĩa , khái niệm cơ ban trong bài , chủ yếu là CMTS.
 2.Tư tưởng:
 - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong CMTS.
 - Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ và hạn chế.
 3.Kĩ năng:
 Sử dụng tranh ảnh , bản đồ.
 II/Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ thế giới về các cuộc cách mạng tư sản
 III/Hoạt động dạy học:
 1. Ôn định :
 2.Bài mới: Ở lớp 7 chúng ta đã nghiên cứu về chế độ PK và những mâu thuẫn giai cấp gây gắt giữa cấc tầng lớp với chế độ PK
Nội dung
Phương pháp
I/Sự biến đổi trong kinh tế, xa õhội Tây Aâu trong các thế kỉ XV-XVII.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
- KT:nền sản xuất mới TBCN ra đời.
- - XH:hai giai cấp mới tư sản và vô sản ra ma đời mâu thuẫn với phong kiến
 2.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
 -8/ 1566 nhân dân Nê- đéc-lan nổi dậy.
 -1648 nước công hòa Hà Lan được thành lập
 Đây là cuộc CMTS đầu tiên.
 II/Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.
 1.Sự phát triển của CNTB ở Anh.
 -Công trường thủ công và thương nghiệp phát triển, nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN
-Tư sản ,quí tộc mới mâu thuẫn với chế độ PK
2.Tiến trình cách mạng
a) Giai đoạn 1(1642-1648)
-8/1642 nội chiến bùng nổ ở Anh, đến 1648 thì chấm dứt.
b) Giai đoạn 2(1649-1688)
-30/1/1649 vua Sac Lơ I bị xử tử . N Anh trở thành nước cộng hòa.
-12/1688 Qúi tộc mới và tư sản chủ trương thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng kết thúc.
3.Ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh giữa thế kỉ XVII.
- Cách mạng tư sản không triệt để.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
HĐ1 nhóm /cá nhân
?Nêu những biểu hiện mới về KT- XH ở Tây Aâu trong những thế kỉ XV- XVII?
HS thảo luận 
GV nhận xét tổng kết
HS đọc SGK 
HĐ1 nhóm 
? Trình bày diễn biến , kết quả của cách mạng Hà Lan?
HS dựa vào SGK thảo luận
GV nhận xét tổng kết
HS đọc SGK
HĐ1 cá nhân
?Knh tế tư bản ở Anh phát triển như thế nào?
?Xã hội có những biến đổi gì?
HS đọc SGK 
HĐ1 nhóm
?Trình bày diễn biến giai đoạn 1 của cách mạng Anh?
HĐ2 nhóm
?Trình bày diễn biến giai đoạn 2 của cách mạng Anh?
HS thảo luận 
GV nhận xét tổng kết
HĐ1 cá nhân
?Trình bày kết quả của cách mạng tư sản Anh?
 IV/ Củng cố:
 - Cánh mạng TS Hà Lan đã mở đầu cho hàng loạt các cuộc cách mạng diễn ra trên thế giới.
 - Cách mạng Anh đã có nhiều ảnh hưởng đến các nước đặc biệt là Mĩ.
 V/Dặn dò:
 Học bài và làm các bài tập trong SGK
 Soạn trước bài mới.
Tuần 1 Ns:
Tiết 2 Nd:
Bài1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN(tiếp theo)
I/Mục đích:
II/Thiết bị dạy học:
III/Hoạt động dạy học:
1)Ôn định tổ chức.
2)Kiểm tra bài cũ: Nêu các sự kiện diễn biến của cuộc nội chiến ở Anh.
3)Bài mới. Phần trước chúng ta được tìm hiểu hai cuộc CMTS diễn ra ở châu Aâu . Tiết này ta sẽ tìm hiểu cách mạng ở châu Mĩ.
Nội dung
Phương pháp
III/Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1.Tình hình các thuộc địa.Nguyên nhân của chiến tranh.
-Kinh tế ở 13 thuộc địa phát triển theo TBCN , nhưng bị thực dân Anh kìm hãm
-Chính quốc mâu thuẫn với thuộc địa
2.Diễn biến cuộc chiến tranh.
-12/1773 nhân dân cảng Bôx –tơn nổi dậy
-4/1775 chiến tranh bùng nổ
-4/7/1776 bản tuyên ngôn độc lập ra đời
-7/1783 Anh kí hiệp ước Véc-xai công nhận nền độc lập cho các thuộc địa ở Bắc Mĩ.
3.Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
-Kết quả: giành được độc lập, khai sinh ra một quốc gia mới Hợp chủng quốc Mĩ.
-Ý nghĩa: là cuộc CMTS thực hiện giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển.
HS đọc SGK
HĐ1 cá nhân 
?Nêu tình hình kinh tế ở Bắc Mĩ, nguyên nhân của chiến tranh?
HS dựa vào SGK trả lời 
GV nhận xét tổng kết
HS đọc SGK
HĐ1 nhóm 
? Tóm tắt diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa?
HS thảo luận
GV nhận xét tổng kết
* Ngày 4/7 là ngày quốc khánh của Mĩ
HS đọc SGK
 HĐ1 nhóm / cá nhân
 ?Nêu những kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc CMTS ở Bắc Mĩ
HS thảo luận 
GV nhận xét đánh giá
Tuần 2	 Ns:22/08/2010
Tiết 3,4 Nd:23/08/2010
Bài 2:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP(1789-1794)
 I/Mục đích :
 1.Kiến thức:
 -Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng .
 -Các sự kiện cơ bản về diễn biến cách mạng tư sản qua các giai đoạn.
 -Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp.
 2.Tư tưởng :
 Mặt tích cực và hạn chêácủa cách mạng ,Rút ra bài học kinh nghiệm.
 3.Kĩ năng:
 Vẽ bản đồ ,sơ đồ, lập niên biểu , so sánh các sự kiện.
 II/Thiết bị dạy học:
 Lược đồ, tranh ảnh mô tả nước Pháp trước cách mạng.
 III/Hoạt động dạy học:
 1. Ôn định:
 2.Kiểm tra bài cũ:Nêu và phân tích những hạn chế của tuyên ngôn độc lập Mĩ?
 3.Bài mới:Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là triệt để , là đại cách mạng?
Nội dung
Phương pháp
I/Nước Pháp trước cách mạng.
1.Tình hình kinh tế.
- Nông nghiệp lạc hậu , công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2.Tình hình chính trị – xã hội.
- Chính trị: tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế
- Xã hội: có ba đẳng cấp
 Có đặc quyền 
Đẳng cấp I Đẳng cấp II
 Tăng lữ Qúi tộc
 Không đóng thuế
 Đẳng cấp III
 TS, ND, Các tầng lớp khác
 Không có đặc quyền
 Phải đóng thuế
3.Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.(SGK)
 II/Cách mạng bùng nổ.
 1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế.
-Khủng hoảng về kinh tế, chính trị ,xã hội
-Khởi nghĩa của nông dân ở nhiều nơi.
2.Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
-5/5/1789 hội nghị ba đẳng cấp diễn ra căng thẳng ở Véc- xai.
-17/6 Quốc hội lập hiến ra đời.
-14/7/1789 quần chúng tấn công ngục Bax-ti và giành thắng lợi mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp.
TIẾT 4
III/Sự phát triển của cách mạng.
1.Chế độ quân chủ lập hiến(14/7/1789-10/8/1792)
-Phái lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
-8/1789 tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền được thông qua
-9/1791 hiến pháp được thông qua.
-10/8/1792 nhân dân khởi nghĩa lật đổ đại tư sản và phong kiến.
2.Bước đầu nền cộng hòa.(21/9/1792-2/6/1793)
-21/9/1792 tư sản công thương lên nắm quyền thành lập nền cộng hòa gọi là phái Gi-Rông-Đanh
-1793 phong kiến châu Aâu và bọn phản cách mạng tấn công nước Pháp.
-2/6/1793 Rô-bex-pi-e lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh.
3.Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh(2/6/1793-27/71794)
-Phái Gia-cô-banh được thành lập đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ
+CT – KT - QS (SGK)
-27/7/1794 phái Gia-cô-banh bị lật đổ 
 CMTS Pháp kết thúc
4.Ý nghĩa lịch sử của CMTS Pháp cuối thế kĩ XVII
-Là cuộc cách mạng tư sản triệt để.
-Có ảnh hưởng to lớn đến cách mạng thế giới.
HS đọc SGK
HĐ1 cá nhân 
? Hãy nêu tình hình nước Pháp trước cách mạng?
HĐ2 nhóm
?Vẽ sơ đồ ba đẳng cấp ở Pháp trước cách mạng?
 HS dựa vào SGK vẽ sơ đồ
 GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng vẽ 
 GV nhận xét tổng kết
 GV cho HS xem tranh về đời sống của người nông dân trước cách mạng
HS đọc SGK
HS đọc SGK
HĐ1 cá nhân
?Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến như thế nào?
HĐ1 nhóm
? Diễn biến của cách mạng như thế nào?
HS dựa vào SGK thảo luận
GV nhận xét tổng kết
HS đọc SGK
HĐ1 nhóm
?Trình bày diễn biến của cách mạng sau ngáy 14/7?
HS dựa vào SGK thảo luận
GV nhận xét tổng kết.
HS đọc SGK
HĐ1 nhóm
?Trình bày diễn biến chiến sự ở Pháp vào những năm 1792-1793?
HS thảo luận 
GV nhận xét tổng kết.
HS đọc SGK
HĐ1 nhóm
?Phái Gia-cô-banh đã thi hành chính sách KT,CT, QS như thế nào?
HS thảo luận
GV nhận xét tổng kết
HĐ1 cá nhân
?Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp? 
IV/Củng cố:
 - Lập bảng niên biểu thống kê các giai đoạn của cách mạng tư sản Pháp.
 - So sánh với các cuộc cách mạng đẫ được học.
V/Dặn dò:
 Học bài và làm bài tập SGK
 Soạn trước bài mới
Tuần 3 	 Ns:29/08/2010
Tiết 5,6 Nd:30/08/2010
Bài 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC
LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI.
I/Mục đích:
1.Kiến thức:
-Cách mạng công nghiệp là con đường tất yếu của chủ nghĩa tư bản
-Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới qua hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản.
2.Tư tưởng:
-Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản gây nên đời sống đau khổ cho nhân dân lao động.
-Con người đã phát minh ra được nhiều máy móc.
3.Kĩ năng:
-Biêùt khai thác sử dụng kênh chử kênh hình trong SGK, biết phân tích các sự kiện
II/Thiết bị dạy học:
-Lược đồ nước Anh ,các tranh ảnh SGK.
III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định :
2.Kiểm tra bài cũ:Nêu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp.
3.Bài mới:Đẩy mạnh sự sản xuất là con đường tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng công nghiệp có phải là đã giải quyết được vấn đề đó không?
Nội dung
Phương pháp
I/Cách mạng công nghiệp
1.Cách mạng công nghiệp ở Anh.
-1764 Giêm Ha Gri Vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien ni.
-1769 Ac-Crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
-1784 Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước
-1785 Et-Mơn-cac-rai chế tạo ra máy dệt.
*Cách mạng công nghiệp làm cho nước Anh từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.(SGK)
3.Hệ quả của cách mạng công nghiệp.
-Kinh tế:Nhiều khu công nghiệp lớn , nhiều thành phố mọc lên.
-Xã hội:Hình thành hai giai cấp cơ bản tư sản, vô sản
HS đọc SGK
HĐ1 Nhóm
?Trình bày những phát minh máy móc ở Anh thế kỉ XVIII-XIX?
 ... ng bào các dân tộc. Mùa xuân 1771, anh em Tây Sơn đã tập hợp lực lượng và phất cờ khởi nghĩa tại Tây Sơn thượng đạovới sự ủng hộ mạnh mẽ của các dân tộc trong vùng. Tậo thành căn cứ vững chắc đến nay vẵn còn dấu tích.
	2.Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của các dân tộc địa phương.
	Do vị trí quan trọng của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, trong lịch sử có nhiều cuộc xâm chiếm của các thế lực phong kiến bên ngoài. Thế kỉ XII Gia Lai chịu sự thống trị của Chiêm Thành, dưới sự lãnh đạo của vua nước, vua lửa các dân tộc địa phương đã vùng lên đấu tranh, dựng nên truyền thống đấu tranh của các dân tộc địa phương.
	Giữa thế kỉ XIX để xâm lược Gia Lai, thực dân Pháp vừa dùng thủ đoạn lừa bịp, mua chuộc, chia rẻ vừa trấn áp vũ trang nhằm tiêu diệt các dân tộc phản kháng
	Phát huy truyền thống đấu tranh nhân dân Gia Lai đã không ngừng đấu tranh chống lại kẻ thù với nhiều hình thức khác nhau. Năm 1885 – 1886 hưởng ứng khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng nhân dân An Khê nổi dậy san bằng các cơ sở địch.
	Sang thế kỉ XX phong trào chống thuế chống cướp đất nổ ra nhiều nơi trong tỉnh, nhân dân An Khê, Cheo Reo nổi dậy vũ trang chống bắt lính, bắt phu, đánh lui các cuộc hành quân của Pháp đồng thời hưởng ứng phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung kì, hàng ngàn nhân dân trong tỉnh đã biểu tình đòi “khất thuế”, trừng trị bọn gian ác.
Những năm hai mươi của thế kỉ XX nhiều làng bản trong tỉnh nhất là An Khê, Chư Sê liên tục tổ chức phục kích ngăn chặn, đánh trả những cuộc hành quân cướp bóc của thực dân Pháp.
II.Phong trào đấu tranh của các dân tộc Gia Lai dưới ảnh hưởng của Đảng cộng sản Việt Nam (1930 – 1945)
1.Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945
Từ năm 1930 cơ sở cách mạng được xây dựng tại Gia Lai, đó là tổ chức “Công hội đỏ” tại Bàu Cạn. Dưới sự tổ chức hướng dẫn của “Công hội đỏ” phong trào đấu tranh của các dân tộc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1930 – 1939 nhiều cuộc mít tinh biểu tình của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm thúê 
Khi Nhật vào Gia Lai cùng Pháp thi hành các chính sách bóc lột tàn bạo thì nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Hội cứu tế, Hội Aí Hữu ở Bàu Cạn cũng lại tiếp tục đấu tranh.
Tháng 3 – 1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, tình hình ở Gia Lai sôi động, đặc biệt là đón tiếp tù chính trị từ Đăk Tô về Qui Nhơn đi qua Pleiku, An Khê đã tác động trực tiếp đến thanh niên Gia Lai, các tổ chức cách mạng ra đời Đoàn Thanh niên Gia Lai, Đoàn thanh niên Chấn Hưng An khê, Đoàn thanh niên Cheo Reo. Các tổ chức thanh niên tiếp xúc với mặt trận Việt Minh tại Bình Định, Huế, Quảng Ngãi và tích cực hoạt động chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
2.Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của các dân tộc Gia Lai.
Từ giữa tháng Tám năm 1945 không khí chống Nhật của cả nước tác động mạnh đến Gia Lai. cá tổ chức thanh niên yêu nước tích cực chuẩn bị tinh thần đấu tranh giành chính quyền.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945 trươc sự hoan mang giao động của kẻ thù. Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê đã nhanh chóng phát động nhân dân An Khê nổi dậy chiếm đồn Bảo an, huyện lị An Khê, đến ngày 20/8 tổ chức lực lượng về Pleiku
Cùng ngày 22/8 Đoàn thanh niên Gia Lai nhân được điện của Việt Minh Bình Định đã nhanh chóng triển khai lực lượng về các vùng nông thôn, đồn điền vận động nhân dân công nhân vũ trang biểu tình
Sáng 23/8 dưới sự tổ chức của Đoàn thanh niên Gia Lai hàng nghìn quần chúng kéo về dinh tỉnh trưởng mít tinh gần 10000 người được tổ chức tại sân vận động Pleiku, ông Trần Ngọc Vỹ đại diện nhân dân tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến , thành lập chính quyền cách mạng.
Ơû Cheo Reo ngày 25/8 Đoàn thanh niên Cheo Reo vận động nhân dân nổi dậy làm chủ thị trấn Cheo Reo và các vùng ven sau đó các nơi khác lần lượt nổi dậy. Đến ngày 28/8 Cách mạng thành công trên cả tỉnh
III/Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám.
1.Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai, việc chuẩn bị cho kháng chiến.
Sau cách mạng thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, chính quyền cách mạng ở Gia Lai mới được thành lập, khó khăn chồng chất, yêu cầu càn có tổ chức Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền bảo vệ thành quả cách mạng, đáp ứng yêu cầu đó ngày 10/12/1945.Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai ra đời, do đồng chí Phan Thêm làm bí thư, từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân Gia Lai có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng snả Đông Dương.
Từ cuối tháng 12/1945 dưới sự lkãnh đạo của Đảng bộ, nhân cân Gia Lai đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp 
2.Cuộc kháng chiến chống Pháp
Từ 11/1945 đon vị vũ trang đầu tiên của tỉnh được thành lập, lấy tên là chi bộ Tây Sơn, vừa mới ra đời đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thực hiện kế hoạch phòng thủ Plei ku, Cheo Reo, nhưng lực lượng địch quá mạnh quân ta pjải rút lui về Đất Bằng (Krôngpa)củng cố lực lượng. Cuối năm 1946 lực lượng chủ lực, du kích của ta phát triển trở lại và tiến hành nhiều đợt tấn công địch
12/1949 do nhu cầu kháng chiến của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất lại gọi là tỉnh Gia Kon sự hợp nhất đó làm cho lực lượng ta lớn mạnh, đến năm 1950 đánh bại nhiều cuộc càng quét của địch
3/1953 Đảng bộ tỉnh mở hội nghị học tập chính huấn, củng cố lập trường, quan điểm Đảng viên, cán bộ nhằm chuẩn bị cho hoạt động lớn trong đông-xuân 1952 – 1953
1/1953 ta mở chiến dịch An Khê đến giữa 1953 ta đã giải phóng những vùng quan trọng ở An Khê, Krôngpa
Đầu năm 1954 quân Pháp triển khai kế hoạch Nava ở miền Nam: mở cuộc hành quân At lăng tiến vào vùng tự do của ta tại Tuy Hòa. Ta chủ động tiến công Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon Tum bao vây uy hiếp Pleiku bụt Pháp phải dừng duụoc tiến công At Lang để tang cường phòng thủ Pleiku
Những thắng lợi này đã góp phần làm cho kế hoạch Nava phá sản buộc Pháp phải kí với ta hiệp địch Giơ-ne-vơ tháng 7 – 1954 
IV/ Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai (1954 - 1975)
1.Đấu tranh chính trị, phát triển lực lượng tiến tới “Đồng khởi”(1954 -1960)
Từ 1954 dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyênd Ngô Đình Diệm ra sức chống phá hiệp định Giơ – ne – vơ, phát động tố cộg diệt cộng ra sức xây dựng các khu dinh thự ở Gia Lai, đồng bào ở Gia Lai bước vào cuộc đấu tranh chính trị chống Mỹ – Diệm, chống vi phạm hiệp định Giơ – ne – vơ đòi hòa bình, đấu tranh chống tố cộng, diệt cộng bảo vệ cơ sở cách mạng, chống việc lập dinh điền, để chuẩn bị cho cuôïc chiến đấu mới, ta còn tiến hành xây dựng các căn cứ 1, 2 ,7 ở huyện Kbang, Kôngcho, Krông Pa.
7 – 1958 Tỉnh ủy Gia Kon họp quyết định chuẩn bị các hoạt động để chuyển phong trào theo hướng mới
9 – 1959 Nghị quyết 15 của Trung ương đến với Gia Lai. Đầu năm 1960 lực lượng vũ trang phát triển và hoạt động một vài nơi, tháng 10 – 1960 nhân dân Gia Lai nổi dậy mởi đầu bằng cuộc tấn công đồn Kanak, PleiBông
Sau đó nhân dân nhiều huyện nổi dậy đến cuối năm 1960, 508 làng, 150000 dân giành được quyền làm chủ.
Cuộc nổi dậy của đồng bào tỉnh ta đã góp phần cùng toàn miền Nam đánh sụp đổ “chiến tranh một phía” của Mỹ – Diệm đưa cách mạng miền Nam bước sang giai đoạn mới.
2. Quân dân Gia Lai tiếp tục thế tiến công đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ (1961 – 1975)
Từ năm 1961 để chống lại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ – Diệm trong 3 năm 1961, 1962, 1963 nhân dân Gia Lai tập trung đấu tranh chống dồn dân, lập ấp chiến lược, xây dựng cơ sở ở vùng kinh tế vùng đồn điền.
Giữa cuối 1964 lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh hoạt động quân sự, tấn công vào căn cứ Cù Hanh, Hô Lô Uây, kết hợp với phát động nhân dân, phá ấp hình thành thế bao vây thị xã, thị trấn.
Trong chiến lược chiến tranh cục bộ Gia Lai là một trong những địa bàn hoạt động chính của quân Mỹ, thời gian đấu phong trào chống Mỹ có chững lại, nhưng từ cuối năm 1965 đến cuối năm 1967 lực lượng vũ trang Gia Lai đã mở nhiều chiến dịch lớn đánh bại nhiều cuộc hành quân lớn của Mỹ, tiêu biểu là chiến dịch PleiMe thời gian này ta đã hình thành những vành đai diệt Mỹ ở An Khê, Xã Gào
Xuân 1968 lực lượng đặc công tỉnh, thị xã cùng với nhân dân trong tỉnh mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn tỉnh, góp phần làm phá sản chiến lực chiến tranh cục bộ của Mỹ
1972 để phối hợp với toàn chiến trường Tây Nguyên đánh đổ hệ thống phòng ngự Tây Nguyên của Mỹ Ngụy. Trong các tháng 3,4,5- 1972 lực lượng vũ trang của tỉnh đã tổ chức những trận đánh cắt đường 19, 14 đồng thời tấn công vào các ấp chiến lược vùng ven thị xã Pleiku. Thắng lợi này góp phần vào buộc Mỹ kí kết hiệp định Pa – ri tháng 1 – 1973 
Trong kế hoạch giải phóng miền Nam mùa xuân 1975 Tay Nguyên được chọn làm khu vực tiến công mở đầu, Gia Lai là hướng nghi binh, thu hút lực lượng địch. 2 – 1975 các lượng vũ trang ở Gia Lai đã hình thành thế bao vây áp xác lực lượng địch
10/3/1975 khi Buôn Mê Thuộc nổ súng, lực lượng vũ trang của ta đã đòng loạt tiến công các khu ấp chiến lực xã Gào, Bàu Cạn, An Khê, đồng thời đánh cắt đường 7, 19 
Khi mất Buôn Mê Thuộc địch rút khỏi Tây Nguyên lực lượng ta tổ chức truy kích tiếp tục tiêu diệt địch từ Mỹ Thạnh, đến Củng Sơn, ngày 17/3 ta giải phóng thị xã Pleiku ngày 23/3 giải phóng An Khê và tỉnh Gia Lai
Cuộc tiến công và nổi dậy đầu xuân 1975 của quân và dân Gia Lai đã góp phần vào thắng lợi rực rở của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 8(1).doc