Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Bài 8, 9 - Tiết 18: Kỹ thuật trồng cây nhãn kỹ thuật trồng cây vải

Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Bài 8, 9 - Tiết 18: Kỹ thuật trồng cây nhãn kỹ thuật trồng cây vải

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, vải

 - Biết được đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn, vải

 - Biết được một số loại giống và cách nhân giống cây nhãn, vải

 - Biết được quy trình và yêu cầu của các biện pháp kĩ thuật trồng cây nhãn, vải

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4144Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Bài 8, 9 - Tiết 18: Kỹ thuật trồng cây nhãn kỹ thuật trồng cây vải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 8, 9 Tiết: 18
Tuần dạy: 
Ngày:...../....../........
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VẢI
1.MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: 
 - Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, vải
 - Biết được đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn, vải
 - Biết được một số loại giống và cách nhân giống cây nhãn, vải
 - Biết được quy trình và yêu cầu của các biện pháp kĩ thuật trồng cây nhãn, vải
 1.2. Kỹ năng:
 - Làm được một số công việc trong quy trình trồng cây nhãn, vải như: chiết cành, ghép, trồng cây, chăm sóc
 1.3. Thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và làm việc đúng quy trình, yêu thích nghề trồng cây ăn quả
 2. TRỌNG TÂM:
 - Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh
 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn, vải 
 3. CHUẨN BỊ: 
 3.1. Giáo viên: H.17, 18, 19, 20; bảng 5,6,7 sgk
 3.2. Học sinh: Xem nội dung bài 8,9
 4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: HS báo cáo sỉ số 	
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 GV sửa bài kiểm tra HKI cho học sinh
 4.3.Bài mới: Giới thiệu bài: Nhãn, vải là loại cây ăn quả cóa giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay cây nhãn, vải được địa phương trong cả nước chọn làm cây để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người sản xuất. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, vải
- Em hãy cho biết quả nhãn dùng để làm gì? 
- Em hãy cho biết giá trị dinh dưỡng của quả vải ?
HS: ( chứa đường, vitamin, chất khoáng)
- Em hãy nêu giá trị của quả vải ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn, vải
- Cây nhãn có những đặc điểm thực vật cơ bản gì về rễ, lá
- GV cho hs quan sát h17 nêu đặc điểm về hoa nhãn
- Cây nhãn, vải có những yêu cầu gì về nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng và đất
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn, vải 
- gv cho hs quan sát h18, 20 nêu 1 số giống nhãn, vải
- Gọi hs nêu phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay
- Gọi hs nêu thời vụ gieo trồng
- Cho hs quan sát bảng 6 nêu khoảng cách trồng
THMT: Bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật, phân hữu cơ đã oai mục, vùi trong đất tránh gây ô nhiễm môi trường. Bón thêm mùn khô, phù sa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây góp phần cải tạo đất
- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
THMT: Hạn chế dùng thuốc hóa học giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây độc hại cho con người và động vật
Hoạt động 4: Tìm hiểu thu hoạch, bảo quản quả và chế biến
- Thu hoạch quả cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Nêu cách bảo quản?
- Nêu cách chế biến?
Chú ý: sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia trong bảo quản và chế biến đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn,vải:
* Quả nhãn:
Ăn quả tươi hoặc sấy khô( lông nhãn)
Làm nước giải khát, đồ hộp
Làm thuốc( hạt, vỏ nhãn, cùi)
*Quả vải : 
Ăn quả tươi hoặc sấy khô( lông nhãn)
Làm nước giải khát, đồ hộp
Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong
sản xuất công nghiệp 
Hoa là nguồn mật ong chất lượng cao
Là cây cho bóng mát, phủ xanh đồi trọc
II/ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:
1.Đặc điểm thực vật:
a. Cây nhãn:
- Rễ phát triển sâu 3 – 5m, rộng 1 – 3 lần tán cây. Rễ tơ chủ yếu trong tán cây sâu 10 – 15cm
- Hoa nhãn xếp thành chùm, ở ngọn và nách lá, có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính
b. Cây vải:
rễ cây vải trồng bằng cành chiết thường ăn nông độ sâu từ 0 – 60cm rộng gấp 1,5 – 2 lần tán cây sâu 1,6m
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
a. Cây nhãn:
- Nhiệt độ:Thích hợp 21 – 27oC
- Lượng mưa: 1200 mm/ năm . Độ ẩm không khí 70 – 80%, chịu hạn chịu úng 
3 – 5 ngày
- Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng, chịu bóng râm
- Đất: không kén đất
b. Cây vải:
- Nhiệt độ:Thích hợp 21 – 27oC
- Lượng mưa: 1200 mm/ năm . Độ ẩm không khí 70 – 80%, chịu hạn chịu úng 
kém
- Ánh sáng: nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa
- Đất: thích hợp đất phù sa ven sông, tầng đất dày độ pH 6 – 6,5
III/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1.Một số giống cây nhãn ,vải :
- Nhãn long, nhãn da bò, nhãn tiêu
- Vải thiều, vải chua...
2. Nhân giống cây:
-Phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay là chiết cành và ghép
3. Trồng cây:
a. Thời vụ: Trồng từ tháng 2 – 4 ( vụ thu) tháng 8,9,10 ( vụ xuân) ở các tỉnh phía Bắc
b. Khoảng cách trồng:
c. Đào hố và bón phân lót:
4. Chăm sóc:
a. Làm cỏ, vun xới
Diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh, làm đất tơi xốp
b. Bón phân thúc
Bón trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch
c. Tưới nước:
Tưới từ ngoài vào trong gốc cây để giữ ẩm cho cây
d. Tạo hình sửa cành:
cắt bỏ cành vươt, cành sâu, cành nhỏ
để cho cây được cân đối
e. Phòng trừ sâu, bệnh: phòng trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để
IV/ Thu hoạch, bảo quản và chế biến:
Quả nhãn:
1.Thu hoạch:
- Quả chín màu vàng sáng
- Bẻ hay cắt chùm quả vào buổi sáng
2. Bảo quản:
Quả hái xuống để nơi râm mát, sau đó cho vào sọt, hộp giấy. Nhiệt độ 5 - 10 oC
xử lý bằng hóa chất
3. Chế biến:
Sấy cùi nhãn làm long nhãn bằng lò sấy
Quả vải:
1.Thu hoạch: 
Khi vỏ quả màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẩm, bẻ từng chùm quả
2. Bảo quản:
Để nơi râm mát , sau đó cho vào sọt, hộp, túi ni lông rồi đưa đến nơi tiêu thụ
3. Chế biến: 
Sấy vải trong lò sất, nhiệt độ 50 – 60oC
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Em hãy nêu giá trị của quả nhãn?
Đáp án: - Ăn quả tươi hoặc sấy khô( lông nhãn)
 - Làm nước giải khát, đồ hộp
 - Làm thuốc( hạt, vỏ nhãn, cùi)
Câu 2: Em hãy nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây vải: 
Đáp án: - Nhiệt độ:Thích hợp 21 – 27oC
 - Lượng mưa: 1200 mm/ năm . Độ ẩm không khí 70 – 80%, chịu hạn chịu úng kém
 - Ánh sáng: nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa
 - Đất: thích hợp đất phù sa ven sông, tầng đất dày độ pH 6 – 6,5
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
 - Đối tiết học này: trả lời các câu hỏi 43, 48 sgk
 - Đối tiết học sau: Soạn bài kỹ thuật trồng cây xoài
 + Nêu được giá trị dinh dưỡng của quả xoài
 + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh
 + Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 + Thu hoạch và bảo quản
5. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 9.doc