Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

. Kiến thức:

- HS biết được công dụng và cấu tạo của một số đồng hồ đo điện.

2. Kỹ năng:

- Đọc và giải thích được những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.

3.Thái độ:

- Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.

- Tinh thần đoàn kết trong hợp tác nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH: 
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Ngày dạy: 13/9/2010
Tiết: 4
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS biết được công dụng và cấu tạo của một số đồng hồ đo điện. 
2. Kỹ năng: 
Đọc và giải thích được những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
3.Thái độ: 
Cẩn thận đảm bảo an toàn điện. 
Tinh thần đoàn kết trong hợp tác nhóm.
CHUẨN BỊ:
GV: Nguồn xoay chiều 220V, ampe kế , vôn kế , công tơ điện.
HS: tìm hiểu công tơ điện ở nhà và mẫu báo cáo thực hành theo mẫu.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Phương pháp trực quan - Phương pháp thảo luận nhóm.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
TIẾN TRÌNH DẠY 
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Kể tên các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện? Việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ cơ khí trong lắp đặt mạng điện có ý nghĩa gì ? 
Trả lời: - Các dụng cụ cơ khí gồm: kìm, búa, khoan, tua vít, thước.
 - Ý nghĩa: Việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động sẽ đảm bảo kĩ thuật, hiệu quả công việc cao, an toàn cho người thợ.
Câu 2: Nêu công dụng của panme, thước và máy khoan?
Thước: Dùng để đo khoảng cách cần lắp đạt các phần tử trong mạng điện
Panme: Dụng cụ đo chính xác, có thể đọc được kích thước tới 1/100. Thợ điện dùng panme để đo đường kính dây điện.
Khoan máy: Khoan gỗ, tường để lắp đạt dây dẫn, thiết bị điện.
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Các đồng hồ đo điện được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Mỗi dụng cụ đo có đặc tính sử dụng riêng để sử dụng đúng và tránh các sai lầm đáng tiếc cần phải nắm vững chức năng của chúng.
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành:
- GV nêu yêu cầu bài thực hành: Tìm hiểu công dụng, kí hiệu đồng hồ đo điện.
- GV chia nhóm thực hành (6 nhóm)
- GV chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu và sử dụng đồng hồ đo điện:
- GV phân phối dụng cụ cho các nhóm HS gồm có: ampe kế, vôn kế, công tơ điện
- GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm, định thời gian hoàn thành.
- GV định hướng cho HS hoạt động tìm hiểu ampe kế theo các nội dung sau:
+ Đọc và giải thích kí hiệu ghi trên mặt ampe kế?
+ Chức năng của ampe kế là gì? Đo đại lượng nào?
+Cấu tạo ngoài của ampe kế như thế nào?
+ Tìm hiểu chức năng của các bộ phận chính, núm điều chỉnh ?
- GV cho các nhóm thảo luận trả lời.
- GV gọi các nhóm trình bày những thông tin tìm được qua ampe kế. Các nhóm khác nhận xét.
- GV bổ sung và rút ra kết luận.
- Tương tự các nhóm HS tìm hiểu vôn kế theo các câu hỏi gợi ý như trên.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ công tơ điện để thảo luận nhóm tìm hiểu và giải thích ý nghĩa kí hiệu trên mặt dụng cụ.
- GV cung cấp thêm thông tin trên mặt công tơ điện
CV140: C: công tơ điện, V: việt nam, 1: một pha, chịu được cấp điện áp 4, 0: mặt tròn
220V: Điện áp định mức ( làm việc tốt nhất)
900 vòng/phút (Vận tốc quay đĩa nhôm)
270C (Nhiệt độ phù hợp để phần cơ làm việc)
Cấp 2: Cấp điện áp định mức
2004: Năm sản xuất
50 Hz: Tần số dòng điện xoay chiều (1 giây đổi chiều 50 lần)
5 (20)A: cường độ dòng điện cho phép từ 5 20A
GV lưu ý HS:
- Ngoài kí hiệu theo đại lượng đo, theo nguyên lí làm việc, trên mặt dụng cụ đo còn các kí hiệu khác chỉ loại dòng điện, vị trí đặt, cấp chính xác.
Chú ý đồng hồ đo điện xoay chiều hay 1 chiều, thang đo của đồng hồ ( tránh hư hỏng)
Hai núm hai bên (khác màu) dùng để nối với nguồn điện và phụ tải, nếu có núm thứ 3 là núm điều chỉnh thang đo
- Yêu cầu HS hoàn thành báo cáo
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
- Ampe kế , vôn kế, công tơ điện.
II.Nội dung và trình tự thực hành
1) Tìm hiểu đồng hồ đo điện
a) Ampe kế
- Kí hiệu: A
- Đại lượng đo: cường độ dòng điện
- Vỏ bảo vệ bằng nhựa, có mặt kính, thang đo, kim quay chỉ số đo, núm điều chỉnh
b) Vôn kế
- Kí hiệu: V
- Đại lượng đo: hiệu điện thế
- Vỏ bảo vệ bằng nhựa,có mặt kính, thang đo, kim quay chỉ số đo, núm điều chỉnh.
 Dòng điện 1 chiều 
 Dòng điện xoay chiều 
c) Công tơ điện
- Kí hiệu: kWh
- Đại lượng đo: điện năng tiêu thụ
-Thang đo có 5 chữ số 
- ĐCNN:0,1 kWh
- Vỏ bảo vệ bằng nhựa,có mặt kính và các kí hiệu.
Củng cố và luyện tập:
 - GV nhấn mạnh lại công dụng và cách sử dụng một số đồng hồ đo điện.
 - GV thu báo cáo thực hành của HS.
5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Bài cũ: Xem lại cấu tạo của công tơ điện.
 - Bài mới: §4 “Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện(tt)”
 + Xem trước cách nối công tơ điện ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM
THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN(tt)
Ngày dạy: 20/9/2010 
Tiết: 5
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 HS biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
2. Kỹ năng: 
Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện (hoặc đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng)
3. Thái độ: 
Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.
Tinh thần đoàn kết trong hợp tác nhóm.
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi làm việc.
CHUẨN BỊ
GV: công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
HS: kẻ sẵn bảng SGK/19
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp trực quan - Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thực hành.
TIẾN TRÌNH DẠY:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. 
 3. Giảng bài mới: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng đồng hồ đo điện
- GV hướng dẫn HS thực hành theo phương án 1.
- GV hỏi: Muốn đo điện năng tiêu thụ của mạch điện,người ta dùng đồng hồ đo điện nào?
- HS trả lời: công tơ điện
- GV cho HS xem công tơ điện kiểu cảm ứng
- Các nhóm quan sát và kết hợp hình vẽ 4-1 SGK tiến hành hoạt động thực hành theo các bước SGK đã nêu
- Yêu cầu các nhóm thực hành bước 1.
- GV theo dõi sự làm việc của các nhóm HS.
GV lấy ý kiến vài nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV thống nhất
2) Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện
“Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện”
a) Bước 1: Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt công tơ điện.
 kWh: công tơ điện.
 000024: thang đo
CV140: C: công tơ điện, V: việt nam, 1: một pha, chịu được cấp điện áp 4, 0: mặt tròn
220V: Điện áp định mức 
900 vòng/kWh: vòng đếm quay 900 vòng thì điện năng đã tiêu thụ là 1 kWh
- Các nhóm thực hiện bước 2
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện công tơ điện (H.4.2/SGK trang20) và trả lời các câu hỏi sau:
 + Mạch điện có bao nhiêu phần tử? kể tên các phần tử?
 + Các phần tử được nối với nhau như thế nào?
 + Nguồn điện gồm dây pha và dây trung hoà được nối vào các đầu nào của công tơ điện?
 + Phụ tải được nối với đầu nào của công tơ điện?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài thực hành.
-Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm:
Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện lưu ý:
+Chọn công tơ phù hợp công suất tiêu thụ điện
Có ý thức tiết kiệm điện năng
+Công tơ có công suất định mức lớn khi sử dụng dụng cụ có công suất nhỏ sẽ không báo chính xác điện năng tiêu thụ
270C : Nhiệt độ phù hợp để phần cơ làm việc
Cấp 2: Cấp điện áp định mức
2004: Năm sản xuất
50 Hz: Tần số dòng điện xoay chiều
5 (20)A: cường độ dòng điện cho phép từ 520A
b) Bước 2: Nối mạch điện thực hành
- Phân tích sơ đồ mạch điện công tơ điện: hình 4.2 sgk/20
STT
Tên các phần tử
1
Công tơ điện
2
Công tắc
3
Ampe kế
4
Phụ tải
5
Nguồn điện xoay chiều
 4) Củng cố và luyện tập:
 - GV cho HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá thực hành.
 - Từng nhóm HS tự nhận xét đánh giá với nhau.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Bài cũ: Xem lại sơ đồ cách nối công tơ điện với mạch điện.
- Bài mới: § 4 “Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện(tt)”
 + Chuẩn bị đo điện áp của nguồn điện.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN(tt)
Ngày dạy:27/9/2010 
 Tiết: 6
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - HS biết cách sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện (hoặc đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng)
2. Kỹ năng: 
 - Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện (hoặc đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng)
3. Thái độ: 
Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.
Tinh thần đoàn kết trong hợp tác nhóm.
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi làm việc.
 II. CHUẨN BỊ
a) GV: công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
b) HS: mẫu báo cáo thực hành SGK /21.
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
 - Phương pháp thực hành.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 2) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. 
 3) Giảng bài mới: Thực hành(tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện:
- Các nhóm HS nhận dụng cụ thực hành.
- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ mạch điện công tơ điện. Từ đó HS lắp đặt mạch điện theo sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS nối dây của phụ tải vào đầu nối tương ứng; nối dây nguồn vào các đầu nối tương ứng.
- GV nối làm mẫu thao tác nối(chậm, vừa làm vừa giải thích)
-GV hướng dẫn HS cách đếm và ghi số vòng quay của đĩa nhôm để tính toán điện năng tiêu thụ trong 1 khoảng thời gian xác định, tương ứng với số kWh tiêu thụ.
+ Ghi chỉ số công tơ trước khi thực hiện đo.
+ Quan sát tình trạng làm việc của công tơ điện.
+ Xác định chỉ số mới của công tơ sau 30 phút.
+ Tính điện năng tiêu thụ sau 30 phút, 60 phút . . . . của bóng đèn điện.
- HS thực hành dùng công tơ đo điện năng. GV quan sát các nhóm HS làm việc, nhắc nhở kiểm tra các thao tác sao cho đảm bảo an toàn điện.
- HS ghi kết quả đo và tính toán vào báo cáo thực hành.
* HĐ2: Đánh giá và tổng kết 
- GV cho HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá thực hành.
- Cho từng nhóm nhận xét chéo giữa các nhóm với nhau.
 + Kết quả đo
 + Trình tự, thao tác đo
 + Ý thức chuẩn bị và thực hành, thái độ thực hành
Bước3: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
 * Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ 
 (H4.2 SGK/20)
 4) Củng cố và luyện tập:
 - GV nhận xét buổi thực hành - HS nộp báo cáo thực hành
 - GV có thể gới thiệu HS biết thêm về cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Bài mới: Chuẩn bị bài §5 “Thực hành: Nối dây dẫn điện”
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Cong Nghe 9_T4,T5,T6.doc