Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành: Giâm cành

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành: Giâm cành

, mục tiêu:

 Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao.

 Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành.

 Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm.

Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ.

Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành: Giâm cành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9a:
 9b: 
Tiết 5
Bài 5: Thực hành:
giâm cành
I, mục tiêu:
 Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao.
 Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành.
 Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm.
Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ.
Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh.
II,Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn,SGK.
Học sinh:
III, Quá trình dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ :
2,Bài mới :
Hoạt động thầy- trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành giâm cành:
GV: Yêu cầu học sinh cẩn thận khi dùng dao, kéo để cắt cành tránh va chạm vào nhau rất nguy hiểm.
GV: Cho 1 số HS nam trộn đất 
GV: Chia nhóm .
GV: Giới thiệu quy trình thực hành cành giâm:
Cắm cành giâm
Chăm sóc
Xử lý cành giâm
Cắt cành
Bước 1: Cắt cành:
 GV: Thông báo và làm mẫu, HS quan sát.
dùng dao sắc ,mỏng, cắt vát cành giâm thành đoạn dài 10-20 cm , mặt cắt không giập, xước, cắt xong phun nước cho ướt lá rồi dựng vào một cái xô có nước sạch, rồi đậy lại.( nước trong xô cao 5-7 cm)
Không dùng cành sát ngọn,đầu cành hoặc sát thân cây mẹ .
Bước 2: Xử lý cành giâm và các thao tác
Nhúng gốc từng cành giâm vào dung dịch chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn.
Thới gian 5-10 giây.
Nhúng ngập gốc cành 1-2 cm.
Nồng độ hoá chất cao,cành non thời gian nhúng nhanh hơn và ngược lại.
Bước 3: Cấy(cắm) cành giâm chú ý thao tác:
Cắm sâu 3-5 cm.
Cắm hơi chếch so với mặt nền.
Khoảng cách 5x5(cm) (với cành nhỏ) ,hoặc 10x10 cm ( với cành to).
Bước 4: Chăm sóc cành giâm:
Phun nước dạng sương mù bảo đảm độ ẩm 90-95 % nhiệt độ 21-25 độ.
ánh sáng tán xạ vừa đủ.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành:
HS: Mỗi HS thực hiện cả 3 bước để có thể giâm được cành.
GV: Kiểm tra đánh giá.
GV: Sau khi giâm cành song cho 1-2 HS tưới nước 
HS: Tưới nước, cả lớp quan sát.
 Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá:
GV: Cho HS đánh giá lẫn nhau.
GV: Nhận xét về : tinh thần,thái độ ,vệ sinh nơi làm việc.
 3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 -Tiếp tục nghiên cứu nội dung thực hành để giờ sau thực hành tiếp.
 - Những cành đã giâm có thể mang về chăm sóc cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu.
Ngày giảng: 9a:
 9b: 
Tiết 6
Bài 5: Thực hành:
giâm cành (tiếp)
I, mục tiêu:
 Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao.
 Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành.
 Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm.
Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ.
Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh.
II,Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn,SGK.
Học sinh:
III, Quá trình dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ :
2,Bài mới :
Hoạt động thầy- trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành giâm cành:
GV: Yêu cầu học sinh phải trật tự,cẩn thận khi dùng dao, kéo để cắt cành tránh va chạm vào nhau rất nguy hiểm.
GV: Cho 1 số HS nam trộn đất.
GV: Chia nhóm .
GV: Giới thiệu quy trình thực hành cành giâm:
Cắm cành giâm
Chăm sóc
Xử lý cành giâm
Cắt cành
Bước 1: Cắt cành:
 GV: Thông báo và làm mẫu, HS quan sát.
dùng dao sắc ,mỏng, cắt vát cành giâm thành doạn dài 10-20 cm , mặt cắt không giập, xước, cắt xong phun nước cho ướt lá rồi dựng vào một cái xô có nước sạch, rồi đậy lại.( nước trong xô cao 5-7 cm)
Không dùng cành sát ngọn,đầu cành hoặc sát thân cây mẹ .
Bước 2: Xử lý cành giâm và các thao tác
Nhúng gốc từng cành giâm vào dung dịch chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn.
Thới gian 5-10 giây.
Nhúng ngập gốc cành 1-2 cm.
Nồng độ hoá chất cao,cành non thời gian nhúng nhanh hơn và ngược lại.
Bước 3: Cấy(cắm) cành giâm chú ý thao tác:
Cắm sâu 3-5 cm.
Cắm hơi chếch so với mặt nền.
Khoảng cách 5x5(cm) (với cành nhỏ) ,hoặc 10x10 cm ( với cành to).
Bước 4: Chăm sóc cành giâm:
Phun nước dạng sương mù bảo đảm độ ẩm 90-95 % nhiệt độ 21-25 độ.
ánh sáng tán xạ vừa đủ.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành:
HS: Mỗi HS thực hiện cả 3 bước để có thể giâm được cành.
GV: Kiểm tra đánh giá.
GV: Sau khi giâm cành song cho 1-2 HS tưới nước 
HS: Tưới nước, cả lớp quan sát.
 Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá:
GV: Cho HS đánh giá lấn nhau.
GV: Nhận xét về : tinh thần,thái độ ,vệ sinh nơi làm việc.
 3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 -Tiếp tục nghiên cứu nội dung thực hành để giờ sau thực hành tiếp.
 - Những cành đã giâm có thể mang về chăm sóc cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu.
 - Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành ghép cành.
Ngày giảng:9a:
 9b:
Tiết 7
thực hành: chiết cành
I, Mục tiêu:
Kiến thức: Biết chọn cành chiết phù hợp.
 Biết chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu chiết cành.
 Biết kỹ thuật chiết cành như: khoanh vỏ, bó bầu...để chủ động thực hiện các thao tác trọn ven một quy trình chiết cành.
Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi triết cành cho đến lúc ra rễ.
Thái độ: Có ý thức tổ chức kỷ luật , tính cẩn thận, tỉ mỉ , ưa thích lao động kỹ thuật tạo giống cây ăn quả ở gia đình và địa phương thông qua phương pháp chiết cành.
II,Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn,SGK.
Học sinh: Cành cây đem lên lớp để thực hành, dao sắc, ni lon đen,dây buộc .
III, Quá trình dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ :
2,Bài mới :
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: hướng dẫn kỹ thuật thực hành:
Bước 1: Chọn cành chiết:
GV:hỏi: Nên cọn cành như thế nào làm cành chiết?
HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến.
GV: kết luận:
+ Đường kính 1-3 cm.
+ Cành đã hoá gỗ.
+Độ dài cành 40-60 cm
+ Cành xiên, chỗ nhiều ánh sáng, mập, không sâu bệnh.
GV: cùng học sinh chọn một cành làm mẫu.
Bước 2: Khoanh vỏ:
GV: hỏi: Tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc cho sát phần gỗ? Vì sao rễ phụ chỉ mọc ra ở phần gỗ cắt?
HS: Cá nhân suy nghĩ , phát biểu ý kiến.
GV: Kết luận: Bỏ hết vỏ và phần mạch nông dẫn nhựa sản phẩm của quang hợp từ lá nhằm mục đích sau khi bó bầu , các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây.
GV: hỏi:Bôi chất kích thích vào vị trí nào trên cành chiết?
HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến.
GV: kết luận: Bôi vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoang vỏ đã được bóc đi.
GV hỏi: Khoảng cách khi khoanh 2 vòng quanh thân để bóc vỏ có độ dài bao nhiêu cm?
HS: trả lời: thường dài khoảng 1,5 -2 lần đường kính cành chiết.
GV hỏi: vị trí khoanh vỏ cách gốc cành bao nhiêu cm.
HS: Nghiên cứu SGK trả lời: Cách gốc cành 15-20 cm.
GV hỏi: Để phòng nhiễm trùng vêt cắt phải làm gì?
HS: phát biểu: Lau thật sạch nhựa chỗ vết cắt , bôi bồ hóng hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn.
GV: làm mẫu .- gọi 1-2 hs làm lại để rút kinh nghiệm.
HS: làm mẫu.
GV: Sửa chỗ sai học sinh mắc phải.
Bước 3: Bó bầu:
GV hỏi : Hỗn hợp đất bó bầu thường gồm những thành phần gì?
HS: Nêu ý kiến.
GV: kết luận: Đất mùn , mùn cưa , trấu bèo tây, chất kích thích ra rễ... cứ 2 phần đất trộn thêm 1 phần chất độn nhằm mục đích bảo vệ , giữ ẩm , đủ không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây nên hỗn hợp phải chắc , xốp ,thoáng khí và giữ được vệ sinh.
GV hỏi: Nhào đất có độ ẩm 70% có tác dụng gì?
HS: phát biểu ý kiến.
GV: Kết luận: Đất bó bầu không khô , không nhão quá , vừa đủ ẩm để bó vào cành có tác dụng giữ độ ẩm cho cành chiết, nhưng lại giữ được hình dạng bó bầu.
GV hỏi: Khi bọc bó bầu nên dùng ni lon đen có tác dụng gì?
HS : Lần lượt nêu ý kiến.
GV : kết luận : Giảm bớt ánh sáng chiếu vào , tác dụng của hoocmon sinh trưởng auxin sẽ mạnh hơn , thời gian mọc rễ phụ sẽ nhanh hơn.
GV hỏi : Buộc bầu chiết như thế nào cho tốt ?
HS :phát biểu.
GV : kết luận :Buộc chặt 2 đầu , phần giữa bầu đất buộc lỏng để bầu không bị nén chặt . Phải phải cố định không để bầu đất xoay chuyển hoặc tụt khỏi vị trí chiết.
GV:Nhắc lại các yêu cầu thao tác và làm mẫu cho hs quan sát.
Hoạt động 2 : Học sinh thực hành :
GV : Phân các nhóm để học sinh trực tiếp thực hành mỗi em chiết một cành .
HS : Làm thực hành trên cành cây đã được chặt đem lên lớp để làm mẫu.
GV : Kiểm tra , uốn nắn , cùng các nhóm đánh giá lẫn nhau.
GV : Nhắc nhở hs an toàn khi sử dụng dao.
hoạt động 3: Tổng kết đánh giá:
GV: Căn cứ vào kết quả thực hành đánh giá cho điểm .
GV: Yêu cầu hs thu dọn sạch chỗ thực hành ,thu dọn dụng cụ , thu hồi dao kéo...
3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 . Đọc lại SGK bài chiết cành .
 . Chuẩn bị cành cây chiết , dao sắc, nilon, dây buộc,... để phục vụ cho giờ thực hành sau.
Ngày giảng : 9a :
 9b :
Tiết : 8
thực hành: chiết cành
I, Mục tiêu:
Kiến thức: Biết chọn cành chiết phù hợp.
 Biết chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu chiết cành.
 Biết kỹ thuật chiết cành như: khoanh vỏ, bó bầu...để chủ động thực hiện các thao tác trọn ven một quy trình chiết cành.
Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi triết cành cho đến lúc ra rễ.
Thái độ: Có ý thức tổ chức kỷ luật , tính cẩn thận, tỉ mỉ , ưa thích lao động kỹ thuật tạo giống cây ăn quả ở gia đình và địa phương thông qua phương pháp chiết cành.
II,Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn,SGK.
Học sinh: Cành cây đem lên lớp để thực hành, dao sắc, ni lon đen,dây buộc .
III, Quá trình dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ :
2,Bài mới :
Hoạt động thầy – trò
Hoạt động 1: hướng dẫn kỹ thuật thực hành:
Bước 1: Chọn cành chiết:
GV: Gọi hs nêu lại cách chọn cành chiết.
HS: Đứng tại chỗ nêu cách chọn cành chiết.
HS: hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
GV: Kết luận.
Bước 2: Khoanh vỏ:
GV: hỏi: Tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc cho sát phần gỗ? Vì sao rễ phụ chỉ mọc ra ở phần gỗ cắt?
HS: Cá nhân suy nghĩ , phát biểu ý kiến: Bỏ hết vỏ và phần mạch nông dẫn nhựa sản phẩm của quang hợp từ lá nhằm mục đích sau khi bó bầu , các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây.
GV: hỏi:Bôi chất kích thích vào vị trí nào trên cành chiết?
HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến: Bôi vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoang vỏ đã được bóc đi.
GV hỏi: Khoảng cách khi khoanh 2 vòng quanh thân để bóc vỏ có độ dài bao nhiêu cm?
HS: trả lời: thường dài khoảng 1,5 -2 lần đường kính cành chiết.
GV hỏi: vị trí khoanh vỏ cách gốc cành bao nhiêu cm.
HS: Nghiên cứu SGK trả lời: Cách gốc cành 15-20 cm.
GV hỏi: Để phòng nhiễm trùng vêt cắt phải làm gì?
HS: phát biểu: Lau thật sạch nhựa chỗ vết cắt , bôi bồ hóng hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn.
GV: làm mẫu .- gọi 1-2 hs làm lại để rút kinh nghiệm.
HS: làm mẫu.
GV: Sửa chỗ sai học sinh mắc phải.
Bước 3: Bó bầu:
GV :gọi hs nêu cách bó bầu.
HS: phát biểu: Trộn đất mùn , mùn cưa , trấu bèo tây, chất kích thích ra rễ... cứ 2 phần đất trộn thêm 1 phần chất độn nhằm mục đích bảo vệ , giữ ẩm , đủ không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây nên hỗn hợp phải chắc , xốp ,thoáng khí và giữ được vệ sinh.
GV: cho hs tiếp tục thực hành chiết cành.
Hoạt động 2 : Học sinh thực hành :
GV : Phân các nhóm để học sinh trực tiếp thực hành mỗi em chiết một cành .
HS : Làm thực hành trên cành cây đã được chặt đem lên lớp để làm mẫu.
GV : Kiểm tra , uốn nắn , cùng các nhóm đánh giá lẫn nhau.
GV : Nhắc nhở hs an toàn khi sử dụng dao.
hoạt động 3: Tổng kết đánh giá:
GV: Căn cứ vào kết quả thực hành đánh giá cho điểm .
GV: Yêu cầu hs thu dọn sạch chỗ thực hành ,thu dọn dụng cụ , thu hồi dao kéo...
HS: Thu dọn chỗ thực hành.và các vật dụng trong giờ thực hành.
3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 . Đọc lại SGK bài chiết cành .
 . Chuẩn bị cành cây chiết , dao sắc, nilon, dây buộc,... để phục vụ cho giờ thực hành sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docCong nghe 9 tiet 5-het.doc