Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Trường THCS Ninh Hải năm học 2009 - 2010

Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Trường THCS Ninh Hải năm học 2009 - 2010

. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta hiện nay

- Nêu được các nhiệm vụ của trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới

- Chỉ ra được những biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của trồng trọt

- Qua các hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa

- Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt

 

doc 116 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Công nghệ - Trường THCS Ninh Hải năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 	 NS: 3/9/2009
Tiết: 1	 ND: 7A: 7/9	7B:	7/9	7C: 7/9
Phần Một : Trồng trọt
chương I : đại cương về kỹ thuật trồng trọt
Bài 1 : Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
- Nêu được các nhiệm vụ của trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới
- Chỉ ra được những biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của trồng trọt
- Qua các hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa
- Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt
II. Chuẩn bị
- GV: + Nghiên cứu SGK – đọc tư liệu, sưu tầm những tư liệu về sản lượng từng loại cây trồng, giá trị xuất khẩu của các loại cây trồng, qua đó chứng minh vai trò, nhiệm vụ triển vọng của trồng trọt
+ Đồ dùng: tranh ảnh có liên quan đến bài, phiếu học tập
Bảng 1:
Hãy sắp xếp các cây trồng sau đây vào cột 2 cho phù hợp với các nhóm cây, rồi đánh dâu X vào cột nào phù hợp với vai trò sử dụng:
	Lúa, sắn, chè, cà phê, mía, cói, đay, ngô, đậu, bắp cải, cà rốt, cỏ, dứa, cao su, cam, nho, lạc ...
Nhóm cây
(1)
Tên cây
(2)
Vai trò sử dụng (3)
Làm thức ăn cho người
Làm thức ăn cho vật nuôi
Cung cấp cho công nghiệp
Xuất khẩu
Cây lương thực
Cây thực phẩm
Cây công nghiệp
Bảng 2
Em hãy ghi các loại cây trồng cần phải phát triển vào các cột tương ứng ở bảng sau:
Những loại cây trồng cần phát triển mạnh
Cung cấp thức ăn cho nhân dân và phát triển cho chăn nuôi
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu
- HS: xem truớc bài 1.
III. Tiến trình dạy học.
1. Tổ chức lớp ( 1’)
	Sĩ số : 7A:	7B:	7C:
2. Kiểm tra bài cũ (0’)
3. Bài mới (37’)
	GTB (1’): Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa trứng, cần phải có trồng trọt. Như vậy trồng trọt đã có vai trò như thế nào? Và nhiệm vụ gì đối với sự phát triển xã hội và đời sống của con người? Ta vào bài hôm nay “ Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. : Tìm hiểu vai trò của trồng trọt (12’)
- GV: Nêu bài tập trước cả lớp bằng Bảng 1 
- HS làm việc theo 3 nhóm, mỗi nhóm làm về một nhóm cây trồng rồi trả lời
- GV nhận xét và giải thích thêm về các nhóm cây
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn ...
+ Cây thực phẩm như rau, quả ... ăn kèm với thức ăn cơ bản là lương thực
+ Cây công nghiệp : là những cây trồng cho các sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như : mía, bông, cà phê, chè ...
(?) Trồng trọt có những vai trò nào?
HS trả lời 
GV tổng kết và bổ xung vai trò của trồng trọt đối với môi trường
HĐ2. : Tìm hiểu nhiệm vụ và các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt (24’)
? Dựa và vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
- HS dựa và SGK và những hiểu biết thực tế để tìm ra những ý đúng trong 6 nội dung mà SGK đưa ra
- GV nhận xét và tổng kết
- GV yêu cầu 3 nhóm thực hiện phiếu học tập số 2.
- HS làm bài và cử đại diện báo cáo trước lớp
- GV tổng kết : thành 2 nhiệm vụ chính
- GV thông báo viết lên bảng :
Sản lượng cây trồng trong 1 năm = (năng suất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích) x số vụ trong năm x diện tích đất trồng
? Từ công thức hãy cho biết sản lượng cây trồng phụ thuộc và những yếu tố nào? 
- HS trả lời
? Vậy làm thế nào để tăng năng suất năng suất cây trồng?
 ? Làm thế nào để có nhiều vụ trong năm?
? Làm thế nào để tăng diện tích canh tác?
- HS tự do đề xuất ý kiến của mình. 
- GV lưu ý: Đv biện pháp khai hoang lấn biển cần có tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển.
GV nhận xét và rút ra tổng kết : 
I. Vai trò của trồng trọt.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp thức ăn cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hoà không khí cải tạo môi trường.
II. Nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt
* Nhiệm vụ của trồng trọt (sgk) : 
1, 2, 4, 6
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu
- Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu
* Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là: 
- Khai hoang lấn biển để tăng diện tích đất trồng
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích để tăng hiệu quả sử dụng đất
- Sử dụng kỹ thuật tiến tiến để nâng cao năng suất cây trồng : giống, canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến ...
4.Củng cố (5’)
	- GV cho HS đọc phần ghi nhớ. Trả lời những câu hỏi ở cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
	Tìm hiểu và tự thảo luận với các bạn về các vấn đề sau:
Làm thí nghiệm thế nào chứng minh được:
 Đất có nước? 
Đất có không khí?
Đất có chất rắn?
Ninh Hải, ngày tháng năm 2009
Tuần: 2 	 NS: 8/9/2009
Tiết: 2	 ND: 7A: 14/9	7B:	14/9	7C: 14/9
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần đất trồng
I. Mục tiêu: GV phải làm cho HS
- Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đất trồng gồm những thành phần gì ?
- Rèn khả năng phân tích đất qua từng thao tác thực hành.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi truờng đất.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Thiết kế thí nghiệm hình 2a, 2b
- Chuẩn bị bảng phụ ghi 2 bài tập sau:
Bài tập 1: Đúng sai?
Thành phần của đất gồm 4 chất: chất khí, chất lỏng, chât vô cơ, chất hữu cơ.
Thành phần của đất gồm 3 thể : rắn, lỏng, khí.
Thể khí và thể lỏng chiếm phần khe hở của đất
Phần khí trong đất có tỷ lệ Oxi và Cabonic như trong không khí
Bài tập 2 : Điền tiếp vào chỗ chấm của các câu sau:
Phần khí trong đất gồm các chất .................................................................
Phần hữu cơ trong đất gồm : .......................................................................
Phần vô cơ trong đất gồm : .........................................................................
Nước trong đất có tác dụng : ......................................................................
Đáp án 
Bài tập 1: Các câu từ 1 – 4 là đúng hết, câu 5 sai.
Bài tập 2 : 
... Nitơ, oxi, cacbonic, mêtan, hiđrô ...
... Sinh vật sống, xác sinh vật, chất khoáng phân huỷ từ chất hữu cơ, chất hữu cơ đơn giản, muối.
... Chứa nhiều chất khoáng là chất dinh dưỡng cho cây như: nitơ, photpho, kali, sắt, canxi, kẽm ...
... Hoà tan chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cây(Đây là nước mao quản, còn nước trọng lực lại mang theo chất dinh dưỡng ngấm sâu xuống lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ở thể hơi cũng thực hiện được vai trò của nước mao quản)
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp ( 1’)
	Sĩ số : 7A:	7B:	7C:
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế của địa phương?
HS trả lời: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp thức ăn cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hoà không khí cải tạo môi trường.
3. Bài mới (32’)
	GTB (1’): ở bài đầu ta đã xác định muốn trồng trọt phát triển, điều quan trọng là phải có đất. Vậy thế nào gọi là đất? Vì sao đất lại tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt? Đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1 : Khái niệm về đất trồng (15’)
? Đất trồng là gì?
- HS:đọc K/n.
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng ? Vì sao?
- HS :cần nêu 2 đk: không vì thực vật không thể sinh sống được.
- GV : Đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu. Đất trồng là sản phẩm biển đổi của đá mẹ dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người.
? Đất trồng có tầm quan trọng ntn đối với cây trồng.
- HS : q/sát hình 2: rút ra vai trò của đất trồng.
? Ngoài đất ra cây có thể sống ở môi trường nào ?
- HS : Môi trường nước 
? Làm thế nào xác định được:
- Đất cung cấp nước?
- Đất cung cấp ôxi?
- Đất cung cấp chất dd cho cây?
HS trả lời
GV: - Đất được bón phân đầy đủ mà khô, cây cũng chết.
- Cây ăn quá bị úng lâu ngày, sau khi nước rút đi cây úa, khô dần và chết
- ở nơi đất mới khai phá, trồng một vài vụ đầu không bón phân, cây vẫn tốt.
HĐ2: Tìm hiểu thành phần của đất trồng (16’)
? Đất trồng gồm những tp gì?
- HS : q/s sơ đồ 1
? Không khí chứa các chất khí gì?
- HS : Nitơ, oxi, cacbonic, mêtan, hiđrô ...
? Ôxi có vai trò gì trongđời sống cây trồng?
- HS : Cây hô hấp
? Nêu các chất dinh dưỡng của đất ? 
HS: Điền vào vở bài tập theo mẫu bảng SGK/8.
- GV cho học sinh làm bài tập 1, 2
I. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp đất bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản cho ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
II.Thành phần đất trồng
Đất trồng gồm 3 phần:
- Phần khí: cung cấp ôxi cho cây hô hấp.
- Phần rắn: cung cấp chất dd cho cây.
- Phần lỏng: cung cấp nước cho cây.
4.Củng cố (6’)
- GV : gọi 1-2 HS đọc phần” ghi nhớ”. Nêu câu hỏi củng cố: Đất có vai trò rất lớn đối với cây trồng nhưng nếu nguồn tài nguyên đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng ntn đến đời sống của vật nuôi và con người?
HS trả lời: Nếu môi trường đất bị ô nhiễm (nhiều hoá chất độc hại, nhiều kim loại nặng, nhiều sinh vật có hại, ...) sẽ ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi và con người.
(Câu hỏi có thể cho điểm)
*GV: HD câu hỏi 1 cuối bài.
(Nhờ đất: cây trồng mới sinh sống đựơc và cung cấp ôxi cho ta: lương thực, thực phẩm, cây cỏ, nuôi gia súc.)
- Cung cấp cho ta sức kéo; thịt,trứng, sữa.
- Nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chè, hồ tiêu.
- Những nông sản XK : gạo, cà phê, cao su.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 3/SGK. 
Ninh Hải, ngày tháng năm 2009
Tuần: 3 	 NS: 16/9/2009
Tiết: 3	 ND: 7A: 21/9	7B:	21/9	7C:21/9
Bài 3: một số tính chất của đất trồng
I. Mục tiêu
- Phân biệt đất chua, đất kiềm, đất trung tính bằng trị số pH.
- Nêu được đặc điểm của đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
- Nêu được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm độ phì nhiêu của đất và vai trò của độ phì nhiêu trong trồng trọt.
- Hình thành ý thức giữ gìn độ phì nhiêu của đất trồng bằng cách sử dụng hợp lí chăm sóc và cải tạo đất. Từ các tình chất của đất dẫn đến ứng dụng của nó mà học sinh phát triển tư duy kĩ thuật.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị: 
+ 3 mẫu đất: sét nghiền nhỏ, đ. thịt, đ. cát
+ 3 cốc có dung tích từ 200 – 250ml, mỗi cốc chứa một loại đất với 2/3 thể tích
+ 3 cốc nước chứa 100ml cất, 3 cốc không có gì ghi số từ 1 – 3
+ Chuẩn bị dung dịch HCl loãng, NaOH, giấy quỳ tím
- HS nghiên cứu nội dung bài học
III.  ... ểm tra bài cũ ( 0’)
3. Bài mới (38’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1. HĐ1: Tìm hiểu về vai trò và tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh (20’)
a. Tìm hiểu vài trò của chuồng nuôi
- HS nghiên cứu mục 1 trang 116 sgk
? Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh các yếu tố thời tiết tác động vào như thể nào?
- HS : Tránh mưa, nắng, gió rét 
? Mức độ tiếp xúc với vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào?
- HS : Nuôi nhốt giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh
? Chăn nuôi số lượng lợn, gà nhiều theo kiểu công nghiệp, chuồng nuôi có vai trò như thế nào?
- HS : Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, vệ sinh, đồng loạt đúng loạt đúng theo quy trình chăn nuôi.
? Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống như thế nào?
- HS : Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh bị con vật phá hoại sản xuất, hoa màu, ruộng vườn, quản lí không bị mất mát 
? Nêu vai trò của chuồng nuôi, theo em chuồng nuôi có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
- HS trả lời vai trò chung và làm bài tập
b. Tìm hiểu chuồng nuôi hợp vệ sinh
- GV: Dùng sơ đồ 10 SGK yêu cầu học sinh quan sát thấy được các yếu tố vệ sinh chuồng nuôi. Yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết vào vở.
- Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây dựng, chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che
2. HĐ2.Tìm hiểu về vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi (18’)
- GV: Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ minh hoạ để kết luận tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi.
- GV: Trong chăn nuôi cần làm gì để vệ sinh chăn nuôi?
- Vệ sinh môi trường sống và vệ sinh thân thể của vật nuôi. 
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 11 và nêu các khâu vệ sinh chuồng nuôi?
HS: Thảo luận hình thành kiến thức về vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
GV: Nêu nội dung vệ sinh thân thể vật nuôi.
Chú ý: Tắm trải và vận động hợp lý?
HS: Trả lời
I. Chuồng nuôi.
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi
- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Trả lời câu hỏi: 
 g) Tất cả 5nội dung trên
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Có 5 yếu tố cấu thành vệ sinh chuồng nuôi: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, không khí trong chuồng nuôi và độ chiếu sáng.
II. Vệ sinh phònh bệnh.
1.Tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
- Vệ sinh chăn nuôi là để phòng ngừa bệnh dịch sảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và tăng năng xuất chăn nuôi.
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
a.Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
- Yêu cầu: Khí hậu trong chuồng, xây dựng chuồng nuôi, thức ăn, nước uống.
b. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi.
- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi vừa có tác dụng duy trì sức khoẻ và sức sản xuất của vật nuôi vừa có tác dụng làm quen huấn luyện để vật nuôi thuần thục dễ chăm sóc, quản lý.
4. Củng cố (5’)
- GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Hệ thống lại bài học, nêu câu hỏi cho học sinh trả lời để củng cố kiến thức.
Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 45 SGK chuẩn bị sơ đồ hình 12, 13 SGK
š š š š š š š š š š š š ššš
Ninh Hải, ngày tháng năm 2010
Tuần: 33 	NS: 28/4/2010
Tiết: 47	ND: 7A: 3/5	7B:8/5	7C :3/5
Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
I.Mục tiêu : 
- Kể được những đ2 thể hiện sự sinh trưởng, phát triển chưa hoàn thiện của vật nuôi non.
- Nêu biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non hợp lý để vật nuôi khoẻ mạnh chóng lớn.
- Xác định được mục đích, kỹ thuật chăn nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi lớn nhất.
- Hình thành thái độ, tình cảm và kỹ thuật đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi.
II. Chuẩn bị
Sơ đồ 12 và sơ đồ 13/130( sgk), sưu tầm tranh ảnh về vật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi con.
- Chuẩn bị bảng phụ sau:
Tập ăn sớm	
Đủ sữa mẹ để bú
Cho bú sữa đầu	
Chăm sóc vật nuôi non
Vật nuôi mẹ khoẻ mạnh(gà ấp con, lợn mự cho con bú..)	
Chuồng trại hợp vệ sinh
Cho vận động, tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm
Nuôi dưỡng gia súc non
III.Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’)
Sĩ số:	7A:	7B: 	7C:
2. Kiểm tra bài cũ ( 6’)
- HS 1: Chuồng nuôi có vai trò ntn trong chăn nuôi? Nêu những tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- HS 2: Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh ?
3. Bài mới (32’)
ĐVĐ (1’): Trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng phát triển cơ thể vật nuôi, kết hợp với mục đích chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đề ra các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Hôm nay chúng ta nghiên cứu những nôi dung cơ bản đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm sinh lí và kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non (11’)
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu vật nuôi non.
- HS: q/s hình 72/sgk.
? Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì?
- HS trả lời
? Nêu 1 số ví dụ vật nuôi non trong gia đình ?
- HS trả lời : chó, gà, lợn 
- GV: yêu cầu HS đọc và sắp xếp theo trình tự nuôi dưỡng- chăm sóc. 
- HS làm bài tập.
HĐ2 : Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi đực giống (10’)
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi đực giống.
? Nuôi gà trồng trong đàn gà mái nhằm mục đích gì? Đực giống có ý nghĩa gì?
- HS trả lời: Nuôi gà để đạp mái, nuôi đực giống để bảo đảm đời con sinh ra có đặc điểm tốt.
- GV: Giới thiệu sơ đồ 12.
? Chăm sóc - nuôi dưỡng giống tốt cần làm những việc gì?
- HS trả lời.
- GV: Vật nuôi đực giống tốt cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
HĐ3 : Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản (10’)
? Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mđ gì?
- HS : Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ...
- GV: giới thiệu sơ đồ 13/sgk.
? Có mấy giai đoạn ảnh huởng đến chất lượng sinh sản?
- HS: 2 gđ (gđ mang thai và gđ nuôi con)
? Nêu các biện pháp chăm sóc - nuôi dưỡng?
- HS trả lời.
I. Chăn nuôi vật nuôi non
1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
+ Điều tiết thân nhiệt kém.
+ Hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
Chăm sóc
Nuôi dưỡng
.
.
II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống
* Mục đích: khả năng phối giống cao, đời con có chất lượng tốt.
* Yêu cầu: sức khoẻ vật nuôi tốt (không quá béo), có khối lượng tinh dịch cao và chất lượng tinh dịch tốt.
*Bpháp : Muốn có đực giống tốt cần chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
* Giai đoạn mang thai
- Nuôi thai
- Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.
- Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ.
* Giai đoạn nuôi con.
- Tiết sữa nuôi con
- Nuôi cơ thể mẹ
- Hồi phục cơ thể đẻ.
4. Củng cố (5’)
- GV: gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ.
- GV: hệ thống kt bài học
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
+ Vẽ lại sơ đồ 12, 13, nhớ để cóthể lên bảng ghi nd vào sơ đồ .
+ Trả lời câu hỏi sgk và đọc trước bài 46
Tuần: 33 	NS: 28/4/2010
Tiết: 48	ND: 7A: 8/5	7B:10/5	7C :8/5
Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi
I. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi
- Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
- Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng trị bệnh cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị
+ Nội dung: nghiên cứu sgk
+ đồ dùng: GV có thể mô hình hóa tranh hoặc ảnh có liên quan để minh hoạ bài học và các ảnh vật nuôi bị chấn thương, ngộ độc, cảm lạnh, biện pháp tiêm phòng.
- Phân biệt được bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường
Phân loại bệnh
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh thông thường
Nguyên nhân sinh bệnh
Do vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm)
Không do vi sinh vật
Mức độ lây lan
Lan rất nhanh, thành dịch
Không lan nhanh thành dịch
Hậu quả
Nhiều vật nuôi chết
Vật nuôi ít khi bị chết
III. Tiến trình day học
1. ổn định tổ chức (1’)
Sĩ số:	7A:	7B: 	7C:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
? HS: ghi nd vào sơ đồ 13/120/sgk (sơ đồ câm) nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản.
3. Bài mới (33’)
 ĐVĐ : Bệnh tật có thể làm vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, giảm giá trị hàng hoá của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi. Đó là nội dung kiến thức hôm nay chúng ta phải tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1 : Tìm hiểu khái niệm về bệnh (11’)
 - GV: yêu cầu HS tìm hiểu kn về bệnh. 
- HS đọc mục I, III sgk trang 121 - 122.
? Nhìn một đàn gà, một đàn lợn, em có thể phát hiện con nào bị bệnh không? Nó thường có những biểu hiện gì?
- HS : Có. Biểu hiện như: kém ăn, mệt nhọc, nằm im, có thể bị sốt, bài tiết phân hoặc nước tiểu không bình thường
? Nếu không kịp thời chữa trị thì hậu quả ra sao? 
- HS : Con vật yếu, tăng trọng kém. có thể chết, lây lan sang con khác 
? Nêu khái niệm về bệnh. Cho ví dụ.
HĐ2 : Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra bệnh (11’)
- GV: dùng sơ đồ đã chuẩn bị yêu cầu HS q/s thảo luận.
+ HS q/s sơ đồ.
? Có mấy nguyên nhân gây bệnh. cho ví dụ.
Bệnh truyền nhiễm
+ Do vi sinh vật gây ra
+ Lây lan nhanh thành dịch.
+ Làm chết nhiều vật nuôi, gây tổn thương lớn.
+ HS nêu vd về bệnh tai xanh ở lợn.
HĐ3 : Tìm hiểu kĩ thuật phòng và trị bệnh cho vật nuôi (11’)
- HS đọc mục III trang 122 sgk
? Phòng và trị bệnh, biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn?
- HS : Phòng bệnh hơn, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
? Muốn phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những vệc gì.
- HS : nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi.
? Trị bệnh cho vật nuôi phải làm việc gì?
- Phải mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời.
I. Khái niệm về bệnh.
+ Con vật bị bệnh khả năng sinh truởng, ptriển, sức sx đều giảm sút.
+ Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể do tác động của yếu tố gây bệnh.
Vd: khi nhiểm lạnh lợn con đi ngoài ra phân trắng.
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh
+ Yếu tố bên ngoài( môi trường sống).
+ Yếu tố bên trong.
Bệnh thông thường
+ Không phải do vi sinh vật gây ra.
+ Không lây lan nhanh, không thành dịch.
+ Không làm chết nhiều vật nuôi.
Vd: Bệnh tai xanh ở lợn hay còn gọi là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (do vi rút Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS)
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
+ Nuôi dưỡng: c/s chu đáo đủ dinh dưỡng .
+ Vệ sinh sạch sẽ thức ăn, môi trường sống.
+ Vật ốm không thịt , bán.
+ Tiêm phòng vắc xin.
- Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao phải hạn chế các nguyên nhân sinh bệnh, phải nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi tốt.
4. Củng cố (5’)
- GV: gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV: hệ thống lại bài, nêu câu hỏi. Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
+ Học thuộc bài 
+ Trả lời câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường hay gặp ở vật nuôi tại địa phương trong thời gian gần đây.
š š š š š š š š š š š š ššš
Ninh Hải, ngày tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 7.doc