Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Địa lí nước Việt Nam (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Địa lí nước Việt Nam (tiếp theo)

Sau bài học này, HS cần:

 1. Kiến thức

 - Biết nước ta có nhiều thành phần dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác phải nắm được tình hình phân bố của các dân tộc đó.

 2. Kĩ năng

 

doc 159 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Địa lí nước Việt Nam (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 24 tháng 8 năm 2008
 Địa lí Việt Nam (tiếp theo)
Địa lí dân cư
Tiết 1 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
I. Mục tiêu bài học 
	Sau bài học này, HS cần:
	1. Kiến thức 	 
	- Biết nước ta có nhiều thành phần dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác phải nắm được tình hình phân bố của các dân tộc đó. 
	2. Kĩ năng 
	- Xác định trên bản đồ vùng phân bố của các dân tộc đó.
	3. ý thức thái độ
	- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc.
II.Chuẩn bị :
	- Bản đồ các dân tộc Việt Nam
	- Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam
	- Bộ tem về 54 dân tộc Việt Nam
III. Tiến trình dạy học 
 A. Bài cũ :Gv kiểm tra sách vở của học sinh
	B. Bài mới
( GV giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam gồm 4 phần: Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ và địa lí địa phương )
	Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Bài học đầu tiên của môn địa lí 9 hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu: Nước ta có bao nhieu dân tộc, dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước, địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đất nước ta: Địa lí Việt Nam (tiếp theo) - Địa lí dân cư - Tiết 1, bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 
 Hoạt động 1: 
 HS làm việc cá nhân 
? Hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? Các dân tộc sự khác nhau như thế nào? Ví dụ?
? Sự khác nhau trên đã tạo cho nền văn hoá Việt Nam chúng ta có đặc điểm gì? 
 GV đưa ra một số dẫn chứng, tranh ảnh, bộ tem minh hoạ về cộng đồng dân tộc Việt Nam.
 Ví dụ 1: Ngôn ngữ 
 Việt Nam có các ngữ hệ chính: 
 • Nhóm Hán Tạng: Hán - Hoa, Tạng, Miến, Mông  
 • Nhóm Nam á: Việt, Mường, Môn, Khơ me
 • Nhóm Tày Thái: Tày, Thái, Ka Dai
 • Nhóm Malayô-Pôlinêđiêng: 
 Ví dụ 2: Trang phục 
 Một số tranh ảnh về trang phục và bộ tem cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
 Ví dụ 3: Phong tục-tập quán: Dựng vợ gả chồng
 Dân tộc Mông: cướp vợ
 Dân tộc Thái: ở rể 
 Dân tộc Chăm: mang họ mẹ
 Dân tộc Kinh: cưới vợ
 Hoạt động 2:
 HS làm việc cá nhân
? Quan sát H1.1, hãy cho biết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ dân số bao nhiêu?
? Em hãy nêu khái quát đặc điểm của dân tộc Việt và dân tộc ít người. 
? Em hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
? Quan sát H1.2, hãy cho biết trong ảnh là dân tộc nào? Mô tả và nhận xét?
- GV giới thiệu một bộ phận dân tộc khác sinh sống ở nước ngoài và vai trò của bộ phận dân tộc đó: Việt Kiều 
GV chốt lại: Việt Nam có 54 dân tộc anh em tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết.
 Hoạt động 3: 
 HS làm việc cá nhân
- GV treo bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, HS quan sát.
? Em hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? 
 Hoạt động 4: Thảo luận nhóm: 
+ Nhiệm vụ: Tìm hiểu về sự phân hoá về nơi sinh sống của dân tộc ít người 
+ Phân công: Chia lớp làm 3 nhóm 
 . Nhóm 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ 
 . Nhóm 2: Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên 
 . Nhóm 3: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
+ HS thảo luận xong, cử đại diện trình bày kết quả công việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV chốt lại (sử dụng bảng phụ 1) 
I. Các dân tộc ở Việt Nam 
* Đặc điểm chung 
 + 54 dân tộc 
 + Có nét văn hoá riêng: ngôn ngữ, trang phục, phong tục 
=> Nền văn hoá Việt Nam phong phú đậm đà bản sắc.
* Thành phần dân tộc
- Dân tộc Việt (Kinh)
chiếm ≈ 86% dân tộc -> đông 
- Dân tộc ít người 
chiếm 13,8% dân tộc -> ít 
- Việt Kiều (một bộ phận nhỏ)
II. Phân bố các dân tộc 
1. Dân tộc Việt (kinh)
- Rộng khắp cả nước chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải. 
2. Các dân tộc ít người 
- Miền núi, cao nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
( Bảng phụ 1 )
	Hoạt động 5 . Củng cố 
	GV sử dụng bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm (bảng phụ 2) 
C.Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài cũ + làm bài tập 3 
	- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 2, bài 2: Dân số và gia tăng dân số 
 Phụ lục 
	Bảng 1:
Vùng
Số dân tộc
Phân bố
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trên 30 dân tộc
- Vùng thấp.
+ Tày, Nùng: tả ngạn sông Hồng
+ Thái, Mường: hữu ngạn sông Hồng -> sông Cả
+ Dao: sườn núi 700 - 1000 m
- Vùng cao: Mông
Khu vực Trường Sơn Tây Nguyên
20
- Ê đê: Đắk lắk 
- Gia rai: Kon Tum, Gia Lai 
- Cơ-ho: Lâm Đồng
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
3
- Từng dải: Chăm, Khơ me
- Điểm: Hoa (TP. Hồ Chí Minh)
- Xen kẽ: Chăm, Khơ me - Việt
 D.Rút kinh nghiệm
 Ngày 26 tháng 8 năm 2008
Tiết 2 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
I. Mục tiêu bài học
	Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức 
	- Biết số dân của nước ta (năm 2002)
	- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả 
	- Biết sự thay đổi, xu hướng thay đổi cơ cấu dân số và nguyên nhân
2. Kĩ năng 
	Có kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, một số biểu đồ dân số 
3. ý thức thái độ
	ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí .
 Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về v dân số và môi trường.
II. Chuẩn bị:
	- Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta (phóng to theo SGK) 
	- Tranh ảnh về một số hậu quả của nước dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
III. Tiến trình dạy học 
	A. Bài cũ
	? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? ví dụ?
	? Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 
	B. Bài mới
	Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Để hiểu rõ bài 2 sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin đó: Tiết - bài 2: Dân số và gia tăng dân số.
 Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
 - GV giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc ở nước ta.
Lần 1: 1/4/1979, nước ta có 52,46 triệu người. 
Lần 2: 1/4/1989, nước ta có 64,41 triệu người. 
Lần 1: 1/4/1999, nước ta có 76,34 triệu người. 
? Hãy cho biết dân số Việt Nam năm 2002 là bao nhiêu?
- GV treo bản đồ chính trị thế giới và chỉ rõ vị trí của nước Việt Nam trên bản đồ. 
? Qua thứ hạng về diện tích và dân số nước ta em có nhận xét gì?
 HS trả lời, GV nhận xét lại: Trên thế giới có hơn 200 quốc gia, trong đó Việt Nam có diện tích đứng thứ 58 thuộc lại trung bình của thế giới nhưng lại có số dân đứng thứ 14 thuộc nước có số dân đông của thế giới.
- GV lưu ý HS:
+ Năm 2003 dân số nước ta 80,9 triệu người
+ Trong khu vực Đông Nam á, dân số Việt Nam đứng thứ 3 sau Inđônêxia( 234,9 triệu người), Philippin ( 84,6 triệu người)
- Kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:.
? Quan sát H2.1, em hãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta?
 HS trả lời, GV bổ sung. 
? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
 HS trả lời, GV bổ sung (nếu cần): Vì tỉ lệ gia tăng dân số cao trong một thời gian dài ở các thời kì trước và số dân nước ta đông.
- GV nhấn mạnh: Cuối những năm 50 đến năm 1989 => "Bùng nổ dân số". Đầu năm 1990 đến nay thì chấm dứt. Tuy nhiên hàng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm 1 triệu người.
? Vì sao tỉ suất sinh lại tương đối thấp?
 HS trả lời, kết quả cần đạt: do thành tựu to lớn của công tác dân số, KHHGĐ . 
? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
 HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức: kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống chậm cải thiện, tác động tiêu cực đến môi trường tài nguyên. 
? Nêu lợi ích của sự giảm tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số ở nước ta. 
 HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức: Đưa nước ta thoát khỏi thời kì "Bùng nổ dân số", giảm bớt gánh nặng đối với kinh tế, giảm sức ép đối với tài nguyên môi trường, cải thiện đời sống cho người dân. 
Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân .
? Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
- Nhóm 1. 
? Dựa vào bảng 2.2, hãy nhận xét:
+ Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999
- Nhóm 2: 
? Vì sao ở nhóm tuổi 0 - 14 giới nam chiếm tỉ trọng dân số cao hơn nhưng khi ở độ tuổi trưởng thành giới nữ tỉ lệ cao hơn, tuổi thọ của nữ cũng cao hơn.
- Nhóm 3:
? Dân số tăng nhanh, các nhóm tuổi trẻ chiếm tỉ trọng cao có ảnh hưởng như thế nào đối với KT - XH?
 Các nhóm thảo luận xong cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chuẩn xác kiến thức. 
- GV nhấn mạnh: Tuy nhiên, dân số nước ta đang "già đi" thể hiện sự giảm tỉ trọng của dân số nhóm 0 - 14 và tăng tỉ trọng nhóm tuổi trên 60 trong dân số .
Hoạt động 5: HS làm việc cá nhân
- GV làm rõ sự khác nhau giữa tỉ lệ giới tính và tỉ số giới tính. 
? Hãy cho biết nguyên nhân làm cho tỉ số giới tính có sự thay đổi?
 HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức
 I. Số dân 
 Việt Nam là nước đông dân, dân số nước ta có 79,7 triệu người (2002)
II. Gia tăng dân số. 
- Tình hình gia tăng dân số 
+ Tăng nhanh và liên tục
1954
1960
1965
1970
1976
23,8
30,2
34,9
41,1
49,2
1979
1989
1999
2003
52,7
64,4
76,3
80,9
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi qua từng giai đoạn (tăng, giảm) tăng cao và có xu hướng giảm
Tăng: 1960 1970 1976
Giảm: 1965 1979.
Xu hướng giảm (%): 
1960
1967
1979
1989
1999
3,8
3,3
2,5
2,1
1,4
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng. 
 ví dụ: 
1989
1999
2003
2,1
1,4
1,35 %
64,4
76,3
80,9 
triệu người
+ Hiện tượng có tỉ suất sinh tương đối thấp
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau.
III. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo giới tính
Nhóm tuổi Nam Nữ 
 0 - 14 nhiều hơn
15 - 59 nhiều hơn
60 trở lên nhiều hơn
=> giới nữ nhiều hơn giới nam 
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi 
+ Nhóm tuổi 0 - 14: chiếm > 40% dân số (1979, 1989) đến 1999 giảm xuống còn 33,5%
+ Nhóm tuổi 15 - 59: Chiếm tỉ trọng lớn
+ Nhóm tuổi 60 trở lên chiếm tỉ trọng nhỏ > 7%, có xu hướng tăng > 8% (1999) 
=> Cơ cấu dân số trẻ 
- Tỉ số giới tính (số nam so với số nữ) có sự thay đổi
	HĐ 6 :. Củng cố 
	Hãy khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng.
	Câu 1: Tính đến năm 2002 thì dân số của nước ta đạt
	a. 77,5 triệu người.	 b. 77,6 triệu người. 
	c. 79,7 triệu người. 	 	d. 80,9 triệu người
	Câu 2: So với số dân của trên 200 quốc gia của thế giới hiện nay dân số nước ta đứng vào hàng thứ: 
	a. 13	 b. 14
	c. 15	 	 d. 16
	Câu 3: Sự bùng nổ của dân số nước ta bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX là:
	a. Cuối thập niên 30	 b. Đầu thập ni ...  tỉnh ta. Các sản phảm đó được phân bố (sản xuất) ở đâu.
	5. Các bài thực hành
	- GV yêu cầu HS xem lại các bài tập thực hành: Bài 34, 37, 40.
	- GV lưu ý một số vấn đề ở các bài thực hành.
C Hướng dẫn về nhà 
	- Ôn tập tốt các bài học ở học kì II và rèn luyện các kĩ năng.
	- Chuẩn bị tiết sau: Tiết 51 - Kiểm tra học kì II. 
Đề cương ôn tập học kì II
1. Vùng Đông Nam Bộ.
? Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- Tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ ( Trọng tâm)
+ Công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước.
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu.
+ Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
- Tình hình phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
+ Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của nước ta đặc biệt là cao su, cà phê, mía, điều, đậu tương, thuốc lá Đây là thế mạnh nông nghiệp của vùng. 
+ Chăn nuôi khá phát triển bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đặc biệt chăn nuôi bò sữa.
+ Các vấn đề cần được quan tâm để phát triển nông nghiệp.
Ÿ Vấn đề thuỷ lợi
Ÿ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn
Ÿ Gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? ( Trọng tâm)
* Điều kiện tự nhiên
	- Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước, khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ, bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. (1,5 điểm)
	- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào(3 điểm)
+ Tài nguyên nước (sông Mê Kông đem đến cho vùng lượng nước tự nhiên dồi dào, vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt)
+ Tài nguyên khí hậu (khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lương mưa dồi dào).
+ Tài nguyên đất (diện tích đất phù sa ngọt rộng lớn: 1.2 triệu ha)phong phú, dồi dào. Đất phèn sau khi cải tạo thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác trồng lúa.
* Điều kiện tự nhiên
- Người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường (1,5 điểm)
? Trình bày tình hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 Nông nghiệp ( Trọng tâm)
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.
+ diện tích: 51,1%
+ sản lượng: 51,45%
+ Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang.
+ Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người => Vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi vịt đàn (chiếm 25% đàn vịt cả nước) và nghề trồng rừng ngập mặn.
Công nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng.
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng, chiếm tới 65%.
- Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã; đặc biệt là thành phố Cần Thơ.
3. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo.
? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
? Vẽ sơ đồ lát cắt về các bộ phận vùng biển Việt Nam ( Trọng tâm)
4. Địa lí tỉnh (thành phố)-Tỉnh Hà Tĩnh.
? Nêu vị trí địa lí, phạm vi và sự phân chia đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh ( Trọng
tâm)
? Nêu tên các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp, nông nghiệp chính của tỉnh ta. Các sản phảm đó được phân bố (sản xuất) ở đâu.
 5. Các bài thực hành 
	- GV yêu cầu HS xem lại các bài tập thực hành: Bài 34, 37, 40.
	- GV lưu ý một số vấn đề ở các bài thực hành.
Tiết 51 : 	Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu 
	Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, rút ra những ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình nhận thức để kịp thời bổ sung, uốn nắn.
II. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra 
	2. Học sinh: Ôn tập tốt, bút viết, máy tính, thước kẻ, com pa.
III. Hoạt động trên lớp 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra
	- Phát đề kiểm tra
	- HS làm bài, GV giám sát HS làm bài 
	- GV thu bài, nhận xét thái độ, ý thức làm bài của HS.
	3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
	Đề kiểm tra
	Phần trắc nghiệm
Đáp án và biểu điểm
Ngày 12 tháng 5 năm 2008
Tiết 52 Bài 44 : Thực hành
về địa lí địa phương
 I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần:
- Có khả năng phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phân tự nhiên. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên.
- Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ địa phương.
- Com pa, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp 
2. Bài cũ
 3. Bài mới
 3.1. Mở bài 
 	GV giới thiệu bài.
 3.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ địa phương để trình bày những đặc điểm chính của thiên nhiên ở địa phương.
- Chia HS thành các nhóm, phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Địa hình có ảnh hưởng gì tới khí hậu (nhiệt độ, mưa), tới sông ngòi (dòng chảy, độ dốc lòng sông)?
+ Nhóm 2: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi (lượng nước, chế độ nước của sông ngòi)?
+ Nhóm 3: Địa hình và khí hậu có ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng (sự hình thành các loại thổ nhưỡng, xói mòn đất đai..)?
+ Nhóm 4: Địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng có 
ảnh hưởng gì tới phân bố thực vật, động vật?
- GV yêu cầu HS trình bày lại cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
- HS vẽ biểu đồ.
- GV nhận xét và nêu những lỗi mà HS thường mắc để rút kinh nghiệm.
- HS phân tích biểu đồ -> rút ra nhận xét về: 
 + Sự thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế qua các năm.
 + Xu hướng phát triển của nền kinh tế (thông qua sự thay đổi tỉ trọng).
=> GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 1: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
* Địa hình ảnh hưởng gì tới khí hậu
- Địa hình đã chi phối nhiều đến sự hoật động của các hoàn lưu trên đất Hà Tĩnh, tạo cho khí hậu những sắc thái riêng biệt: 
+ Dãy Trường Sơn phía Tây cùng với đường bờ biển phía đông theo hướng TB-ĐN vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc hoạt động vào mùa đông.
-> có mưa vào thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động.
+ Cũng do dãy Trường Sơn ở phía Tây từ tháng 4 đến tháng 8, gió thổi theo hướng Tây Nam từ vịnh Ben Gan qua Thái Lan, Lào khi sang Việt Nam (trong đó có Hà Tĩnh) bị biến tính thành gió Tây khô nóng.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên ảnh hưởng của biển vào trong đất liền thông qua gió mùa Đông Nam khá dễ dàng.
- Bờ biển, vùng ven biển thường có gió biển thổi vào đất liền đã làm dịu đi cái nóng của mùa hè.
* Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi
 Hà Tĩnh có lượng mưa lớn, phân theo mùa -> sông ngòi có đặc điểm:
- Hệ thống sông khá dày đặc.
- Lượng nước sông thay đổi theo mùa rất rõ rệt:
 + mùa mưa lượng nước sông lớn nhất -> mùa lũ.
 + mùa khô nước sông rất cạn -> mùa cạn.
* Địa hình và khí hậu có ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng
- Có 3 loại đất chính: 
 + Đất Fe ra lít hình thành trên miền đồi núi thấp.
 + Đất mùn núi cao hình thành trên vùng núi cao.
 + Đất bồi tụ phù sa sông và biển hình thành ở đồng bằng, ven biển.
-> Phần lớn diện tích là đất Fe ra lít trên đồi núi
- Rừng: trong rừng có nhiều động vật cư trú.
- Khí hậu: sinh vật phát triển quanh năm. 
* Địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng ảnh hưởng tới phân bố thực vật, động vật
 + Đất Fe ra lít: trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả đồng cỏ phát triển chăn nuôi.
 + Đất mùn núi cao: trồng rừng và cây lâm nghiệp (thông, bạch đàn, keo lá tràm).
 + Đất Fe ra lít bồi tụ phù sa sông và biển: trồng lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế 
 Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Vẽ biểu đồ
- Phân tích -> nhận xét.
 3.3. Nhận xét, đánh giá
	- GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị bài thực hành của HS.
	- GV đánh giá (cho điểm) đối với cá nhân và các nhóm làm đúng.
IV. Dặn dò
	- Hoàn thành bài thực hành
Phân phối chơng trình
Học kỳ 2
Tiết 36
Bài 32
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)
Tiết 37
Bài 33
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)
Tiết 38
Bài 34
Thực hành, Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Tiết 39
Bài 35
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tiết 40
Bài 36
Vùng đồng bằng sông Cửu Long(Tiếp theo)
Tiết 41
Bài 37
Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tiết 42
Ôn tập
Tiết 43
Kiểm tra viết 1 tiết
Tiết 44
Bài 38
Phát triển tổng hợp kinh té và bảo vệ tài nguyên môi trờng biển đảo
Tiết 45
Bài 39
Phát triển tổng hợp kinh tế......... biển đảo ( Tiếp theo)
Tiết 46
Bài 40
Thực hành: đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.
Tiết 47
Bài 41
Địa lý Hà Tĩnh
Tiết 48
Bài 42
Địa lý Hà Tĩnh (tiếp theo)
Tiết 49
Bài 43
Địa lý Hà Tĩnh (tiếp theo)
Tiết 50
Ôn tập
Tiết 51
Kiểm tra học kì II
Tiết 52
Bài 44
Thực hành phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế địa phơng
+ Nội thuỷ là vùng nước ở trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là những đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước triều thấp nhất trở ra.
+ Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Là vùng nước song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, dây cáp ngầm, kiểm soát thuế quan, di cư, môi trường, các quy định về y tế...
+ Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
+ Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam cho đến bờ rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly nen xem.doc