MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta.
- Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn và quần cư đô thị; Biết được vấn đề đô thị hóa ở nước ta.
2. Kỹ năng:
Tuần: 2 Tiết ppct: 3 Ngày soạn: 19 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy: tháng 8 năm 2008 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm bắt được mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta. - Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn và quần cư đô thị; Biết được vấn đề đô thị hóa ở nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn luyên kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN, một số bảng số liệu về dân cư. 3. Thái độ tình cảm: - Ý thức được sự can thiết phải phát triển trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II/ CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu tham khảo: - Sách địa lý dân cư, SGK, SGV. 2. Phương pháp: - Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm. 3. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN, tranh ảnh về nhà ở, 1 số hình ảnh về quần cư ở VN. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 9A1 9A4 ....................................... 9A2 9A5 . 9A3 9A6 . 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số và cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 3. Bài mới: * Ở nước ta dân cư tập trung không đồng đều giữa đồng bằng và Miền núi, giữa thành phố và nông thôn. Sự phân bố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và quốc phòng của nước ta, những biện pháp để cải thiên vấn đề này. Để hiểu rõ thì chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Việt Nam với t S= 329.247km2. Em hãy cho biết Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về mặt diện tích? Năm 2003 Việt Nam có mật độ dân số như thế nào? So với thế giới mật độ dân số nước ta như thế nào? -> MDDST/G = 47 người/Km2. => Kết luận: GV giới thiệu lược đồ phân bố dân cư VN: * Yêu cầu học sinh cho biết: Dân cư ở nước ta phân bố như thế nào? -> Nông thôn. -> Thành phố. -> Miền núi, trung du và hải đảo. => Kết luận: Sự phân bố dân cư không đều gây những khó khăn gì cho phát triển kinh tế và quốc phòng của nước ta? HS lên xác định các khu vực phân bố dân cư đông ở nước ta trên lược đồ. GV hình thành cho học sinh khái niệm Quần cư. (SGK) GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận vấn đề sau: Nhóm 1: Tìm những đặc điểm của quân cư nông thôn. -> Quy mô: -> Tên gọi: -> Hoạt động kinh tế: Nhóm 2: Tìm những đặc điểm của quân cư đô thị. -> Quy mô: -> Hoạt động kinh tế: Dựa vào hình 3.1 em có nhận xét gì về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích: -> Tập trung 2 đồng bằng lớn và ven biển. -> Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Quan sát bảng 3.1 SGK cho biết: * Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta như thế nào? -> Tốc độ tăng, giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh. * Sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? 1. Mật độ dân số và phân bố dân cư: a. Mật độ dân số: - Mật độ dân số nước ta cao: năm 2003 246 người/Km2.(trên t/giới:47 người/Km2) b. Phân bố dân cư: - Dân cư nước ta tập trung không đồng đều. - Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. - Miền núi và Tây nguyên dân cư thưa thớt. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn. (74% năm 2003). 2. Các loại hình quần cư: a. Quần cư nông thôn: - Với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. b. Quần cư đô thị: - Với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh tế là công nghiệp, dịch vụ. - Phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. 3.Đô thị hóa: - Từ 1985 -> 2003 số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng liên tục. - Trình độ đô thị hóa thấp. 4. Củng cố: - Nguyên nhân và hậu quả của sự dân cư ở nước ta? - Qúa trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào? Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố. (Hà Nội). 5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK. Đọc và chuẩn bị bài số 4: 6: Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: