Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí
2- Về kĩ năng
- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí
Ngày soạn: 15/3/2011 Ngày dạy: 22/3/2011 Tiết 29 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân I.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật - Kể được các loại vi phạm pháp luật - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí 2- Về kĩ năng - Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí 3- Về thái độ: - Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật II- Tài liệu và phương tiện dạy học: Giáo viên: Sổ tay kiến thức PL , Luật khiếu nại tố cáo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 2. Học sinh: Đọc trước bài mới Sưu tầm câu chuyện về công dân tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ H: Đánh dấu X vào ô trống sao cho phù hợp Hành vi vi phạm Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm PL - Ko chăm sóc bố mẹ khi ốm đau - Đi xe máy chưa đủ tuổi, ko có bằng lái - ăn cắp tài sản của nhà nước - Lấy đồ của bạn (bút... tẩy) - Giúp người khác vân chuyển ma tuý - Đánh đập con cái gây thương tích 2. Giới thiệu bài : GV giới thiệu: ở lớp 6, 7, 8 các em học CD có những quyền cơ bản nào ? Vì sao người công dân có được các quyền đó ? Ngoài những quyền đã nêu, công dân còn có những quyền nào khác? Để tìm hiểu thêm các quyền khác nữa -> Bài 16 3. Bài mới Hoạt động của thầy Họat động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề. Mục tiêu 1: HS hiểu quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân . Phương pháp: Hỏi và trả lời. - Nêu các quyền cơ bản của CD mà em đã học ở lớp6, 7, 8 - Vì sao mỗi CD lại có quyền đó ? - Ngoài ra CD còn có quyền gì? H: Yêu cầu HS đọc ĐVĐ H: Theo em những quy định trên thể hiện quyền gì của công dân ? H: Nhà nước quy định những quyền đó là gì ? H: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì ? H: Vì sao công dân có được những quyền đó ? - GV giảng: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí XH vì nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân, vì dân . Nhân dân có quyền , có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan , tổ chức Nhà nước đồng thời phải có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước , giúp đỡ , tạo điều kiện cho cán bộ công chức nhà nước thực thi công vụ ( Đ2 HP1992).GV chuyển ý sang HĐ2. * HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Mục tiêu 2: HS nắm được khái niệm; những hình thức tham gia quản lí NN, quản lí Xh. Phương pháp: Hỏi và trả lời; thảo luận nhóm. H: Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là gì ? H: Yêu cầu HS đọc tư liệu tham khảo SGK/58+59 ? Lấy VD một vài việc làm góp phần tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. - GV: Chia nhóm thảo luận H: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân được thực hiện như thế nào ? Ví dụ ? H: Việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và địa phương được thực hiện như thế nào ? Ví dụ ? H: Việc tham gia góp ý kiến và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương được thực hiện như thế nào ? ví dụ ? H: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội theo phương thức nào ? Ví dụ ? - GV giảng: Có 2 phương thức thực hiện là trực tiếp , gián tiếp vì vậy chúng ta cần tích cực học tập nâng cao kiến thức và năng lực để phát huy và thực hiện có hiệu quả quyền làm chủ của công dân - GV kết luận : Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất , đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ , thực hiện trách nhiệm của công dân . * Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu 3: HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập * Phương pháp: Động não; thảo luận nhóm. H: Yêu cầu HS làm bài 1/59 và bài 2/59 GV nhận xét và cho điểm * Tình huống Ông A là thành viên của quốc hội nước CHXHCN. Ông B ở cạnh nhà ông A. Nhân dịp quốcc hội đang họp để chỉnh sửa HP. Ông B theo dõi trực tiếp trên ti vi. Trong quá trình theo dõi ông hấy có 1 số vấn đề bất cập. Ông B hỏi ông A. Tôi có thể gửi ý kiến của mình để tham gia góp ý được không. - Nếu là ông A em sẽ trả lời ông B ntn. Vì sao em lại nói như vậy? - B là hs bình thường, tuy không học giỏi nhưng B có rất nhiều sáng kiến trong việc qli tập thể lớp. Cô giáo muốn B tham gia quản lí lớp bằng vai trò lớp trưởng. Các bạn cho rằng B không xứng đáng vì B học chưa giỏi - Theo em B có thể làm lớp trưởng ko ?Vì sao. Em giải thích cho các bạn ntn để các bạn ủng hộ B - GV yêu cầu hs làm BT3/60 - Hs nêu - Bảo vệ bản thân - quản lí XH..... - Quản lí nhà nước.... - HS đọc bài - HS suy nghĩ trả lời + Tham gia góp ý kiến dự thảo , sửa đổi , bổ sung một số điều của HP 1992 - Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội - Quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân - HS suy nghĩ, trả lời. - HS trả lời dựa vào bản chất của NN ta. - HS nghe giảng - HS dựa NDBH /58 trả lời ( xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá.....) - HS đọc bài - Hs lấy VD - HS chia nhóm tổ thảo luận - Nhóm 1 thảo luận trả lời: + Trực tiếp: Bỏ phiếu bầu cử + Gián tiếp : Bỏ phiếu bầu cử qua thư, - Nhóm 2 thảo luận trả lời : + Trực tiếp : Bàn bạc góp ý kiến . Ví đụ : Xây dựng nhà văn hóa xã + Gián tiếp : Thư từ , thông tin đại chúng - Nhóm 3 thảo luận trả lời - Nhóm 4 thảo luận trả lời - HS nghe giảng - HS nghe giảng. - Hs nghe tình huống. - HS trả lời - Tiến hành trả lời - Căn cứ vào quyết định về quyền tham gia qlí nhà nước và XH - Hs thảo luận - HS đưa ý kiến - B có thể làm - Hs giải thích - HS làm bài. I. Đặt vấn đề - Quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân -> Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực - Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân II- Nội dung bài học. 1. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân: là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động 2. Phương thức thực hiện: - Trực tiếp - Gián tiếp III. Luyện tập Bài 1/59 - Đáp án đúng : a, c, đ, h - Đáp án sai : b, d, e, g Bài 2/59 - Đáp án : c Bài 3/59 - Trực tiếp : a,b,d - Gián tiếp : c, e đ 4- Củng cố: ( Bảng phụ) ? Việc làm nào sau đây là biểu hiện của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của CD a. Tham gia bàn bạc để xây dựng trường , lớp b. Tham gia bàn bạc để xây dựng khu dân cư c. Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và HDND d. Tố cáo người tổ chức đánh bạc hoặc tiêm chích ma túy e. Tham gia trồng cây gây rừng g. Góp ý kiến vào dự thảo luật giáo dục I. Góp ý kiến với UBND xã về biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương H. Góp ý kiến với hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã về phát triển giáo dục ở địa phương. 5. Hướng dẫn học nhà : Học thuộc bài cũ, nắm chắc kiến thức cơ bản Làm bài tập còn lại ở Vở bài tập( tiết 1) Chuẩn bị nội dung còn lại của bài 16 (tiếp) + Tìm các biểu hiện của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của CD + Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền làm chủ của CD trong mọi lĩnh vực. Sưu tầm những tờ báo liên quan đến nội dung bài học Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 24/3/2011 Tiết 30 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân I.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật - Kể được các loại vi phạm pháp luật - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí 2- Về kĩ năng - Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí 3- Về thái độ: - Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật II. Tài liệu và phương tiện dạy học: 1- Giáo viên: Hiến pháp 1992, luật khiếu nại , tố cáo Sổ tay kiến thức pháp luật Bảng phụ 2. Học sinh: Đọc trước bài mới Dự kiến một số kế hoạch nhằm thực hiện quyền quản lí nhà nước và xã hội. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội là gì ? - Làm bài tập 2 /60 2. Giới thiệu bài: Qua kiểm tra bài cũ -> GV dẫn dắt : công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội bằng những việc làm như thê nào? Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với quyền này?-> tiết 2. 3. Bài mới Hoạt động của thầy Họat động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm những biểu hiện của quyền tham gia quản lí NN, quản lí XH của CD. Mục tiêu 1: HS thấy được các việc làm của quyền trên ở địa phương, ở trường , lớp và rút ra nội dung bài học Phương pháp: Thảo luận nhóm. - GV chia nhóm thảo luận : N1+2: Em được tham gia bàn bạc hay quyết định những công việc gì ở trường , lớp ? N3+4: ở điạ phương em, công dân được tham gia quyết định hay bàn bạc những công việc gì của địa phương ? - GV bổ sung và nhận xét - GV giới thiệu Đ7,10,12 quy chế - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội ; trách nhiệm của NN và CD. Mục tiêu 2: HS nắm được ý nghĩa của quyền này; Trách nhiệm của NN và CD ra sao? Phương pháp: Hỏi và trả lời; thảo luận nhóm. H: Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội ? H: Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội công dân cần có điều kiện gì ( Về nhận thức , trình độ ) ? - GV bổ sung. H: Học sinh thực hiện quyền này trong nhà trường và ở địa phương nơi cư trú như thế nào ? ? Vậy trách nhiệm của nhà nước và CD như thế nào trong việc đảm bào và thực hiện quyền này. GV nhấn mạnh: Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công tác thuế, cũng là tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập Mục tiêu 3: HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập. Phương pháp: Động não. H: Yêu cầu HS đọc và làm bài Bài 6- STH/54 - GV nhận xét cho điểm. - GV cho HS đọc và làm BT 5. - GV cho HS làm BT 6/60 ? Theo em vì sao hiến pháp quy định CD có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. - GV treo sơ đồ NDBH lên bảng theo SGV/ 95 ( Phần dưới- treo lên bảng phụ) - GV kết luận : Như vậy quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội cảu công dân là quyền rất quan trọng .Vì vậy công dân phải hiểu rõ nội dung quyền đó , không ngừng học tập , nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền này để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp hơn. - HS chia nhóm tổ thảo luận - Nhóm 1+2 thảo luận: Góp ý kiến xây dựng trường lớp không có ma túy Xây dựng trường lớp sạch đẹp - Tham gia góp ý xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương; chống bạo hành , lạm dụng tình dục trẻ em..... - Nhóm 3+4 thảo luận Bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng Xây dựng các quy ước của xã, thôn về nề nếp sống văn minh và chống tệ nạn xã hội - HS nghe giảng - HS đọc điều luật - HS nghe giảng - HS suy nghĩ trả lời: Đó là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội Đem lại lợi ích cho xã hội , cho bản thân - HS thảo luận tập thể trả lời - HS nghe giảng - HS liên hệ bản thân trả lời: + Học tập tốt , lao động tốt , rèn luyện kỷ luật + Tham gia góp ý kiến xây dựng lớp , chi đoàn + Tham gia các hoạt động địa phương( xây dựng nhà tình nghĩa , bài trừ tệ nạn xã hội ) - Tích cực tham gia tuyên truyền cổ động người dân đi bầu cử Quốc hội; HDND; kiến nghị về việc thực hiện quyền trẻ em.. - NN: Bảo đảm và tạo điều kiện.. CD: Tham gia thảo luận, kiến nghị; biểu quyết.. - HS nghe giảng. - HS đọc và trả lời - HS làm bài. - HS nêu ý kiến. - HS quan sát sơ đồ bài học - HS nghe giảng. II. Nội dung bài học 3- Những biểu hiện của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của CD. 4. ý nghĩa : - Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội 5. Điều kiện đảm bảo quyền quản lí nhà nước và XH của CD - Nhà nước : + Quy định bằng pháp luật + Kiểm tra giám sát thực hiện .... - Bảo đảm và tạo điều kiện.. - Công dân : + Hiểu rõ nội dung ý nghĩa , cách thực hiện quyền này + Nâng cao phẩm chất và năng lực , tích cực tham gia thực hiện tốt đem lại lợi ích cho đất nước , bản thân III. Luyện tập Bài 6- STH/54 - Các ý trên đều đúng Bài tập 5. - Vân có quyền tham gia. - Trực tiếp hoặc gián tiếp.... Bài tập 6. - Vì NN ta là NN của dân, do dân và vì dân... - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.... Tham gia xây dựng bộ máy N2 vàvầccccccccchức chuchứcchức XH Quyền tham gia qlí N2 Nội dung Cách thực hiện ĐK đảm bảo Tham gia bàn bạc công việc chung Tham gia thực hiện và giám sát viêthực hiện Tự mình tham gia Thông qua đ.biểu ND(Đ. biểu quốc hội HĐND N2 - Quy dịnh = pl - Kiểm tra giám sát CD: - Hiểu rõ ND ý nghĩa cách thực hiện Nâng cao p/c năng lực tíchcực thực hiện 4- Củng cố: ( Bảng phụ) Câu 1: ? Em đồng ý với quan điểm nào sau đây về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. A, Chỉ những công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản líu nhà nước, quản lí xã hội. B, Chỉ cán bộ , công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội C, Mọi công dân, tùy theo khả năng và điều kiện của mình đều có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. D, Chỉ những người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 2: Việc GV và HS đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật giáo dục là thể hiện quyền gì của CD a. Quyền bình đẳng trước PL b. Quyền tham gia quản lí NN, quản lí XH c. Quyền tự do ngôn luận d. Quyền tự do hội họp 5- Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài cũ ;nắm chắc kiến thức trọng tâm. - Làm các bài tập còn lại VBT và SGK. - Chuẩn bị bài 17 theo câu hỏi SGK; - Tìm những hoạt động bảo vệ Tổ Quốc ở địa phương , tranh ảnh đền ơn đáp nghĩa .
Tài liệu đính kèm: