Câu 1: a. Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay?
b. Thanh niên học sinh cần làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Gợi ý:
a. Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước .(học sinh tự nêu)
b.Thanh niên học sinh cần ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời. Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh lớp 9.
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: GDCD. Lớp:9 Câu 1: a. Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay? b. Thanh niên học sinh cần làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Gợi ý: a. Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước.(học sinh tự nêu) b.Thanh niên học sinh cần ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời. Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh lớp 9. Câu 2: Nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Em có nhận xét gì về bản thân hoặc các bạn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Gợi ý: *Ra sức học văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. -Phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. -Thanh niên phải là “lực lượng nòng cốt”, vì họ được đào tạo và giáo dục toàn diện. *Bản thân em .. Câu 3: Em hãy cho biết bảo vệ Tổ quốc bao gồm những việc cơ bản nào? Gợi ý: -Xây dựng quốc phòng toàn dân. -Thực hiện nghĩa vụ quân sự. -Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. -Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội Câu 4: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được pháp luật quy định như thế nào? Trẻ em bao nhiêu tuổi mới được nhận vào làm việc? Gợi ý: a. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Mọi người có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân. b. Trẻ em từ 15 tuổi trở lên mới nhận vào làm việc, vì người lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi trở lên mới có khả năng lao động và giao kết lao động. Thời gian lao động chưa thành niên là 7 giờ / ngày hoặc 42 giờ/ tuần. Câu 5: a. Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân? b. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội như thế nào? Cho ví dụ? Gợi ý: a.Quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền chính trị quan trọng của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và xã hội. b.Tham gia trực tiếp và gián tiếp. + Trực tiếp tham gia vào các công việc của nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Ví dụ: bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. + Gián tiếp thông qua đại biểu của nhân dân (ví dụ: đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: Góp ý kiến vào dự thảo phát triển kinh tế của địa phương. Câu 6: Em hiểu như thế nào về: tình yêu chân chính, nguyên tắc kết hôn, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân? Gợi ý: * Tình yêu chân chính: Là sự xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người, là sự chân thành, tin cậy lẫn nhau. * Nguyên tắc kết hôn: -Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. -Hôn nhân giữa công dân Việt nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân VN với người nước ngoài được pháp luật bảo vệ. -Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. * Quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hôn nhân: ** -Nam 20T; Nữ 18T trở lên. -Nam, nữ tự nguyện. -Đăng kí tại cơ quan Nhà nước. **Cấm kết hôn (6 ý) +Người đang có vợ, có chồng. +Người mất hành vi dân sự (tâm thần hoặc các bệnh không thể làm chủ được hành vi của mình) +Giữa những người có dòng máu trực hệ; +Giữa người có họ trong phạm vi 3 đời. +Giữa cha mẹ nuôi - con nuôi; bố chồng - con dâu; mẹ vợ - con rễ; bố dượng -con riêng của vợ; mẹ kế - con riêng của chồng. +Giữa những người đồng giới tính. **Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Phải tôn trọng danh dự, nghề nghiệp của nhau. Câu 7: Một thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và phạt 100.000 đồng. Khi trở về nhà, anh thanh niên này đã nói chuyện với mọi người trong gia đình và mọi người cho rằng anh phải chịu trách nhiệm dân sự. Theo em, mọi người nói như vậy là đúng hay sai? anh thanh niên đã vi phạm pháp luật gì và đã phải chịu trách nhiệm gì? Gợi ý: Mọi người nói như vậy là sai. Vì vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản như quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Anh thanh niên đã vi phạm pháp luật hành chính, xâm phạm vào các nguyên tắc quản lí của Nhà nước. Anh phải chịu trách nhiệm hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp này là Cảnh sát giao thông. Câu 8: Hải là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, cũng chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải lao vào chơi bi- da, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải về công việc và tương lai Hải trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tớ không cần phải đi học, vì tớ không cần lao động!”. a.Theo em suy nghĩ của Hải là đúng hay sai? Vì sao? b.Nếu được khuyên Hải, em sẽ nói điều gì? Gợi ý: a. Hải suy nghĩ như vậy là sai, vì chúng ta phải có tính tự lập, không trông chờ phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác, phải phấn đấu vươn lên bằng sức lao động của chính mình. b. Em sẽ khuyên Hải không nên trông chờ ỷ lại vào gia đình, phải lo học nghề để tạo dựng tương lai . Câu 9: Hoà và Tý đã tranh luận với nhau về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tý nói rằng: bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của nam thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi, còn những đối tượng khác là người dân Việt Nam thì không cần thực hiện nghĩa vụ đó. Hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên của Tý không? Vì sao? Gợi ý: -Không đồng tình với ý kiến đó. -Vì bảo vệ Tổ quốc còn là xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự an ninh xã hội. -Độ tuổi tham gia quốc phòng toàn dân là từ 18 → 45 tuổi. -Mọi công dân phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự địa phương. - .. Câu 10: Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an xử phạt vi phạm hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai ? Vì sao ? Gợi ý: Ý kiến của mẹ Hoàng là sai. Theo Điều 6 và 7 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 – sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì “ ... Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; ” ___Hết___
Tài liệu đính kèm: