Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kỳ I

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kỳ I

Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư

2- Kĩ năng: Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống.

- Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 108 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Học kỳ i
S:20/ 8/ 2010	 Tuần 1 – Tiết 1 – Bài 1
G: / 8 / 2010
Chí công vô tư
A- Mục tiêu bài học
1- Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư.
- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư 
2- Kĩ năng: Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống.
- Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3- Thái độ: ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
B- Tài liệu phương tiện
SGK - SGV - Phiếu học tập.
Ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư.
C- Hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra:
Sĩ số: 9A:
 9 B:
SGK - Vở ghi.
2- Giới thiệu bài: Chuyện về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 năm tuổi đời với khoản lương hưu ít ỏi lại nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ nghèo. Ông giáo làng Bùi Văn Huyền nhà ở thôn Thái Bình xã Đông ái - huyện Ba Vì - Hà Tây đã, đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “Học chữ của người và mang chữ cho người”.
? Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo Bùi Văn Huyền.
- Học sinh trả lời.
Để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.
3- Bài mới: 
I- Đặt vấn đề
GV cho học sinh tự đọc 2 câu chuyện
- Gọi học sinh đọc diễn cảm.
- Chia lớp thành 3 nhóm
Thảo luận những nội dung sau:
Nhóm 1:
1) Nhận xét của em về vịêc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá.
2) Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
3) Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tình gì ?
Nhóm 2:
1) Mong muốn của Bác Hồ là gì ?
2) Mục đích mà bác Hồ đeo đuổi là gì ?
3) Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Suy nghĩ của bản thân em ?
Nhóm 3:
1) Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
2) Qua 2 câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì ? Cho bản thân?
GV phát phiếu bài tập.
? Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ?
- Làm việc vì lợi ích chung.
- Giải quyết công việc công bằng.
- Chỉ chăm lo lợi ích của mình.
- Không thiên vị.
- Dùng tiền bạc của cải của Nhà nước cho việc cá nhân.
Học sinh tự do bày tỏ ý kiến cá nhân ?
- Tìm những hành vi trải với phẩm chất chí công vô tư.
- Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư.
Chia nhóm.
Nhóm 1 + 3: Bài 2
Nhóm 2 + 4: Bài 3
GV kết luận.
4- Củng cố:
- Học sinh đọc to nội dung bài học.
- Liên hệ thực tế.
- Giáo viên tóm tắt.
- Nhận xét giờ.
5- HDVN
Bài tập: Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em có hành động như câu ca dao không ?
“Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
- Chuẩn bị bài 2.
- Khi Tô Hiến Thành ốm. Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mải đánh giặc nơi biên cương.
Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
- Xuất phát từ lợi ích chung, ông là người thực sự công bằng.
Tổ quốc được giải phóng - nhân dân được hạnh phúc ấm no.
- Là cho ích quốc, lợi dân.
Nhân dân ta vô cùng kính trọng khâm phục và tin yêu Bác.
Bản thân tự hào là con cháu Bác Hồ.
- Phẩm chất: Chí công vô tư
Học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
II- Nội dung bài học.
1- Thế nào là chí công vô tư.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị.
- Giải quyết công việc theo lẽ phải.
- Xuất phát từ lợi ích chung.
2- ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Giải quyết công việc thiên vị.
- Sống ích kỷ, chỉ lo lợi ích cho cá nhân.
- Tham lam vụ lợi.
- Che dấu khuyết điểm cho người thân.
Học sinh nêu.
3- Rèn luyện chí công vô tư như thế nào.
- ủng hộ, quỹ trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái với chí công vô tư.
II- Bài tập:
Bài 2: Tán thành quan điểm d ; đ.
Không tán thành a , b , c.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình.
S :20/ 8 /2010	 	 Tuần 2 – Tiết 2 – Bài 2
G: / 8 /2010
Tự chủ
A- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần đạt được.
1- Kiến thức: Hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
2- Khái kỹ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
- Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3- Thái độ: Tôn trọng những người biết sống tự chủ.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống
B- Tài liệu phương tiện
	- SGK - SGV.
	 Những tấm gương - Ví dụ thực tế về tính tự chủ.
C- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
	 1- Kiểm tra:
	 Sĩ số: 	9 A:
	9 B:
	 Bài cũ:
	 ? Thế nào là chí công vô tư ? Cho ví dụ ?
	 2- Giới thiệu bài:
	Nhân dân ta có câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Câu ca dao đó đã nói lên quyết tâm, tự chủ của con người. Vậy tự chủ là gì ? ý nghĩa của tính tự chủ “ Cách rèn luyện tính tự chủ NTN ? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
3. Bài mới.
Học sinh đọc truyện “Một người mẹ”
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình.
Theo em bà Tâm là người như thế nào ?
- HS đọc chuyện “Chuyện của N”.
? N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp NTN ? Vì sao?
- Theo em tính tự chủ được thể hiện NTN ? Vì sao ?
- Vì sao con người phảI biết tự chủ.
- Nếu trong lớp em có bạn như N em sẽ xử lý NTN ?
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì ?
- Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì ?
GV tổ chức cho HS xử lý tình huống.
? Em sẽ xử lý NTN ? Khi gặp các tình huống sau:
- Bạn bị ngất trong giờ học.
- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
- Bị bạn bè nghi oan.
- Bố mẹ chưa thể đáp ứng nhu cầu của em.
? Tìm hành vi trái với tính tự chủ.
HS nêu.
Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì ?
HS nêu ra các phương pháp rèn luyện tính tự chủ.
GV ghi lên bảng.
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây.
- HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Giải thích câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
4. Củng cố.
GV kết luận toàn bài.
HS nhắc lại ND bài.
Đọc tư liệu tham khảo.
5. HDVN.
Học bài - làm bài tập 3 - 4.
Xem trước bài 3.
I- Đặt vấn đề.
a. Thế nào là tự chủ ?
Đàm thoại
- Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và cho xã hội.
Thảo luận
- HS nêu theo ý hiểu.
b. Liên hệ.
Gần gũi giúp đỡ các bạn hoà hợp với lớp, với cộng đồng.
II- Nội dung bài học:
1. Khái niệm tự chủ.
- Tự chủ là làm chủ bản thân.
- Làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
HS nêu.
- Tính bột phát, nóng nảy, hoang mang, sợ hãi, sa ngã - bị cám dỗ.
2. Biểu hiện của đức tính tự chủ.
- Thái độ bình tính, tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
3. ý nghĩa của tính tự chủ.
Tự chủ là đức tính quý giá, có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Vượt qua được khó khăn thử thách, cám dỗ.
4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào.
- Suy nghĩ trước khi nói và hành động.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
III- Bài tập.
Bài 1 (8).
Đáp án: a, b, d, e.
Bài 2 (8).
Câu ca dao có ý nói khi con người đã quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình.
S:12 / 9 /2010	 	 Tuần 5 – Tiết 5 – Bài 3
G: / /2010
Dân chủ và kỷ luật
A- Mục tiêu bài học: 
1- Kiến thức: Hiểu thế nào là dân chủ kỷ luật, những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và đời sống.
Hiểu được ý nghĩa việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỷ luật là cơ hội và điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
2- Thái độ: Có ý thức rèn luyện tính kỷ luật, phát huy dân chủ trong học tập và lao động, hoạt động tập thể.
3- Kỹ năng:
Biết giao tiếp ứng xử và phát huy vai trò của công dân, biết phân tích đánh giá tình huống.
B- Tài liệu phương tiện
	- SGK - SGV.
	 Tranh ảnh thể hiện sự dân chủ - kỷ luật (hoặc vi phạm).
C- Hoạt động dạy học chủ yếu:
	 1- Kiểm tra:
	 Sĩ số: 	9 A:
	9 B:
	Kiểm tra bài cũ :Nêu ý nghĩa và tác dụng của tính năng động , sáng tạo ?
	- Liên hệ thực tế ?
	 2- Giới thiệu bài:
	Nếu phát huy được tính dân chủ của mọi người thì phát huy được trí tuệ quần chúng, tạo sức mạnh trong hoạt động chung, khắc phục những khó khăn gặp phải.
	Ngược lại nếu người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền gia trưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh quần chúng. Vậy dân chủ và kỷ luật là gì ? Tác dụng của dân chủ kỷ luật. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
	3- Bài mới:
HS đọc “Chuyện của lớp 9A”
“Chuyện ở một công ty”
? nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên ?
- Hãy nêu và phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỷ luật của lớp 9A.
(Thảo luận nhóm).
- Theo em dân chủ là gì ?
- Kỷ luật là gì ?
- Sự kết hợp giữa dân chủ và kỷ luật.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm.
* Nhóm 1-2: Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỷ luật của lớp 9A.
* Nhóm 3-4:
Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 có tác hại NTN ? Vì sao ?
- Rút bài học.
HS đọc SGK.
- Tìm một số ví dụ về tính dân chủ và kỷ luật trong cuộc sống.
- Nêu tác dụng của tính dân chủ.
- Nêu phương hướng rèn luyện bản thân
- HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài tập.
I- Đặt vấn đề.
+ Phát huy dân chủ.
- Sôi nổi thảo luận.
- Đề xuất các chỉ tiêu.
- Biện pháp thực hiện.
- Tình nguyện tham, gia.
+ Thiếu dân chủ.
- Phổ biến các yêu cầu.
- Cử người... theo dõi hàng ngày.
- HS nêu.
Tạo sự thống nhất cao.
- Tạo cơ sở, cơ hội nâng cao hiệu quả công việc.
Sản xuất giảm sút thua lỗ.
II- Nội dung bài học:
1. Thế nào là dân chủ kỷ luật.
2. Tác dụng của việc thực hiện dân chủ kỷ luật.
3. Rèn luyện tính dân chủ và kỷ luật.
III- Bài tập:
Bài 1:
Dân chủ: a, c, d
Thiếu dân chủ: b.
Thiếu kỷ luật: d
Bài 2:
HS kể một việc làm của mình về thực hiện tốt dân chủ kỷ luật trong trường.
	4- Củng cố:
	Theo em để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
	- HS nhắc lại ND bài.
	- Đọc tư liệu tham khảo.
	5- HDVN:
	Học bài - Làm bài tập 3.
	 Chuẩn bị bài 4.
_____________________________________________________________________
S:19 /9 / 2010	 	 Tuần 6 – Tiết 6 – Bài 4
G: / / 2010
Bảo vệ hoà bình
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Kiến thức: Hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai hại của chiến tranh. Từ đó thấy được trách nhiệm của bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.
2- Hành vi: Tích cực tham gia các hoạt động ... ài 2: (68).
Đáp án đúng: Hành vi biểu hiện của người sống có đạo đức: a, b, c, d, đ, e.
Trái pháp luật: g, k, i, h, l.
Bài 6: (Sách tình huống).
Không có đạo đức đ, e.
Vi phạm pháp luật: a, b, d, e.
4- Củng cố: 
- Học sinh nhắc lại dung bài học.
 Nhận xét giờ.
5- HDVN: Học bài. Làm BT.
 Chuẩn bị ôn tập học kỳ II.
S : 20 / 4 / 2010	 Tiết 33 
G:
ôn tập học kỳ ii
A- Mục tiêu bài học
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong kỳ II.
- Liên hệ những kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế cuộc sống.
- Có ý thức rèn luyện để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
B- Tài liệu phương tiện
- Hiến pháp 1992. 
C- Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1- Kiểm tra:
Sĩ số: 9A:
 9 B:
2- Giới thiệu bài: 
Học sinh kể tên các bài đã học ở kỳ II.
3- Bài mới: 
Nêu trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH-HĐH.
- Nêu phương hướng rèn luyện của cá nhân.
- Nêu cơ sở của tình yêu chân chính ?
- ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân ?
- Quy định của quan hệ vợ chồng.
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?
- Thuế là gì ? ý nghĩa tác dụng của thuế?
- Lao động là gì ?
- ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Thế nào là vi phạm pháp luật ? Các loại vi phạm pháp luật ?
- Các loại vi phạm pháp lý, trách nhiệm pháp lý.
Nội dung quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý XH của công dân.
- Phương thức thực hiện.
- ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước – xã hội của công dân ?
- Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
- Trách nhiệm của học sinh.
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Biểu hiện.
- Trách nhiệm của bản thân.
Nhắc lại một số nội dung bài tập.
- Xử lý tình huống.
- Phân biệt hành vi.
- Nêu cách làm.
I- Lý thuyết: 
1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH.
Ra sức học tập văn hoá, KH-KT. Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Thanh gia các hoạt động chính trị, XH.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
3. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
8. Sống có đạo đức vào tuân theo pháp luật.
III- Bài tập: 
4- Củng cố: 
- Nhấn mạnh phần trọng tâm.
- Giải đáp thắc mắc học sinh.
5- HDVN: 
 Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II.
S:25 /4 /2010	 Tiết 34
G:
kiểm tra học kỳ ii
A- Mục cần đạt:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong kỳ II.
- Học sinh biết trình bày nội dung bài theo yêu cầu của câu hỏi, trả lời đúng, chính xác.
- Biết vận dụng kiến thức đã biết vào cuộc sống.
- Trình bày bài rõ ràng, mạch lạc.
- Có ý thức làm bài tự giác.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên hệ thống câu hỏi. 2 đề.
- Đáp án chấm.
- Học sinh giấy, bút.
C- Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1- Kiểm tra:
Sĩ số: 9A:
 9 B:
2- Giới thiệu bài: 
 Nêu yêu cầu giờ kiểm tra.
3- Nội dung kiểm tra: 
Họ và tên : Kiểm tra học kì II
Lớp : 9 Môn Giáo dục công dân
 Điểm Lời phê của cô giáo 
 Đề 1: 
Câu 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
Câu 2: Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bằng những cách nào ? cho ví dụ ?
Câu 3: Cho tình huống sau:
 Cửa hàng bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
 Bà trả lời: Lắm chuyện quá ! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi. Tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh. Chẳng nhẽ tôi lại đi xin hai giấy phép kinh doanh à ?
Hỏi: 1. Việc làm của bà Ba là đúng hay sai ? Vì sao ?
 2. Nếu ở vị trí của bà Ba, em sẽ làm gì ?
Câu 4 : Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Nêu rõ nội dung từng loại ?
 Đáp án và biểu điểm đề 1
Câu 1 : (2 đ ) :Sống có đạo đức là suy nghĩ , hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội ; biết chăm lo đến mọi người , đến công vệc chung ; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ ; lấy lợi ích của xã hội , của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó .
Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật 
Câu 2 : (3 đ ) Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bằng 2 cách :
-Trực tiếp : Tham gia vào các công việc của nhà nước ; bàn bạc , đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của các cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước .
 VD :
- Gián tiếp : Tham gia thông qua đại biểu của nhân dân ( VD : đại biểu Quốc hội , đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ) Để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
 VD : 
Câu 3 : ( 2 đ ) – Việc làm của bà Ba là sai vì đã không kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng kí với nhà nước , như thế là vi phạm pháp luật .
- Nừu ở vị trí của bà Ba em sẽ kinh doanh đúng mặt hàng đã dăng kí , hoặc muốn kinh doanh mặt hàng khác thì xin chuyển mặt hàng kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước .
Câu 4 : ( 3đ ) Có 4 loại vi phạm pháp luật đó là :
- Vi phạm pháp luật hình sự ( Tội phạm ) : Là hành vi gây nguy hiiểm cho xã hội , được quy định trong Bộ luật hình sự .
- Vi phạm pháp luật hành chính : Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm .
- Vi phạm pháp luật dân sự :Kà hành vi trái pháp luật , xâm hại đến các quan hệ tài sản ( quan hệ sở hữu , chuyển dịch tài sản ,... )và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ , như quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp ...
- Vi phạm kỉ luật : là những hành vi trái với những quy định , quy tắc , quy chế , xác định trật tự , kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp ,trường học .
 Đề số 2
Câu 1 : Học sinh phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ?
Câu 2: Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bằng những cách nào ? cho ví dụ ?
Câu 3: Cho tình huống sau:
 Cửa hàng bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
 Bà trả lời: Lắm chuyện quá ! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi. Tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh. Chẳng nhẽ tôi lại đi xin hai giấy phép kinh doanh à ?
Hỏi: 1. Việc làm của bà Ba là đúng hay sai ? Vì sao ?
 2. Nếu ở vị trí của bà Ba, em sẽ làm gì ?
Câu 4 : Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Nêu rõ nội dung từng loại ?
 Đáp án và biểu điểm
Câu 1 : ( 2đ ) Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc , ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường , học sinh chúng ta phải ra sức học tập ,tu dưỡng đạo đức , rèn luyện sức khoẻ ,luyện tập quân sự ; tích cực tham gia phong trào bảo vệ trạt tự , an ninh trong trường học và nơi cư trú ; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự , đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự .
 Câu 2 : (3 đ ) Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bằng 2 cách :
-Trực tiếp : Tham gia vào các công việc của nhà nước ; bàn bạc , đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của các cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước .
 VD :
- Gián tiếp : Tham gia thông qua đại biểu của nhân dân ( VD : đại biểu Quốc hội , đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ) Để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
 VD : 
Câu 3 : ( 2 đ ) – Việc làm của bà Ba là sai vì đã không kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng kí với nhà nước , như thế là vi phạm pháp luật .
- Nừu ở vị trí của bà Ba em sẽ kinh doanh đúng mặt hàng đã dăng kí , hoặc muốn kinh doanh mặt hàng khác thì xin chuyển mặt hàng kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước .
Câu 4 : ( 3đ ) Có 4 loại vi phạm pháp luật đó là :
- Vi phạm pháp luật hình sự ( Tội phạm ) : Là hành vi gây nguy hiiểm cho xã hội , được quy định trong Bộ luật hình sự .
- Vi phạm pháp luật hành chính : Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm .
- Vi phạm pháp luật dân sự :Kà hành vi trái pháp luật , xâm hại đến các quan hệ tài sản ( quan hệ sở hữu , chuyển dịch tài sản ,... )và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ , như quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp ...
- Vi phạm kỉ luật : là những hành vi trái với những quy định , quy tắc , quy chế , xác định trật tự , kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp ,trường học .
4 – Củng cố : Thu bài , nhận xét giờ 
5 – HDVN : Xem lại bài
S:	 	 Tuần 35 – Tiết 35 
G:
thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương
và các nội dung đã học
A- Mục tiêu bài học
Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế – chính trị của huyện Đoan Hùng, có liên quan đến các nội dung đã học.
- Lồng ghép an toàn giao thông.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập để xây dựng quê hương.
- Có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông đường bộ.
B- Tài liệu phương tiện:
- Lịch sử Đảng bộ huyện Đoan Hùng.
- Tài liệu giáo dục an toàn giao thông đường bộ.
C- Hoạt động chủ yếu:
1- Kiểm tra:
Sĩ số: 9A:
 9 B:
Trả bài kiểm tra học kỳ II - Nhận xét.
2- Giới thiệu bài:
 Để hiểu rõ thêm về tình hình kinh tế – chính trị ở huyện Đoan Hùng và một số vấn đề có liên quan đến các nội dung bài các em đã học và tìm hiểu về luật an toàn giao thông đường bộ. Giờ hôm nay chúng ta đi tìm hiểu. T35. 
3- Bài mới: 
- Hãy cho biết diện tích, số dân của huyện Đoan Hùng tính đến năm 2005?
- Đoan Hùng giáp với các địa phận nào?
- Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có những trục đường chính nào chạy qua?
- Trong những năm gần đây Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành ở địa phương đã phát động đến gia đình các em các phong trào nào ?
- Những mục tiêu cơ bản mà huyện Đoan Hùng đã đạt được là: 
* Về giáo dục.
- Nêu một số biển báo giao thông mà em biết ?
- Nêu một số quy định về giao thông đường bộ.
- Lớp thảo luận.
I-Tìm hiểu sơ lược tình hình kinh tế – chính trị của huyện Đoan Hùng.
 S:
 Dân số: 
Phù Ninh - Phú Thọ.
Thanh Ba – Hạ Hoà.
Yên Bái – Tuyên Quang.
 Quốc lộ 2.
 Quốc lộ 70.
- Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá mới ở khu dân cư.
 - Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền.
- Thanh niên lập nghiệp.
- Tuổi trẻ giữ nước.
- Xanh – sạch - đẹp.
- Xoá đỏi giảm nghèo.
- Kế hoạch hoá gia đình.
- Tổng sản lượng quy thóc trên 30 ngàn tấn.
- Bình quân trên 300kg/1 người.
- Trồng 500 ha rừng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 60% sản xuất nông lâm, 20% sản xuất công nghiệp. 20% dịch vụ.
- 100% xã dùng điện lưới.
* Giáo dục:
- Có 58 trường phổ thông.
Trong đó:
- 30 trường tiểu học.
- 4 trường THPT.
- 1 trường DTNT.
- 1 trường bán công cấp III.
II- Giáo dục an toàn giao thông.
4- Củng cố: 
- Học sinh nhắc lại dung bài học.
 Nhận xét giờ.
5- HDVN: Tóm tắt nội dung bài. 
 Ôn lại toàn bộ nội dung đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 9 luyen.doc