Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2007

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2007

Qua tiết học, HS nắm được:

- Kiến thức: Nêu được thế nào là chí công vô tư. Kể được một số biểu hiện củachí công vô tư trong cuộc sống.

- Kĩ năng: Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- Thái độ: Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

 

doc 50 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/ 09/2007 
Ngày dạy: ..
Tiết 1. Tiết 1
Bài 1
Chí công vô tư
A. mục tiêu bài học
Qua tiết học, HS nắm được:
- Kiến thức: Nêu được thế nào là chí công vô tư. Kể được một số biểu hiện củachí công vô tư trong cuộc sống.
- Kĩ năng: Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Thái độ: Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
B. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: SGK, SGV. Những tấm gương, ví dụ trong thực tế. Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị bài
C. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm trabài cũ:(KT sự chuẩn bị của HS)
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện về Tô Hiến Thành.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là chí công vô tư.
GV cho HS đọc truyện.
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi gợi ý a) trong SGK
- GV chốt lại: Trong việc dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp. 
* Hoạt động 2: Thảo luận về biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó.
HS đọc truyện " Điều mong muốn của Bác Hồ "
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận ( HS dùng phiếu học tập)
Nhóm 1,2: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 
? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Nhóm 3: Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
Nhóm 4: Em hiểu thế nào là chí công vô tư và tác dung của nó đối với đời sống cộng đồng?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại.
+ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM là tấm gương sáng của một người đã giành trọn đơì mình cho đất nước, cho nhân dân. Với phẩm chất đó nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác.
+ Biểu hiện của chí công vô tư: Tôn trong sự thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng.
- Không chí công vô tư: ích kỉ, tham lam, chỉ lo cá nhân mình, ức hiếp, trù dập người ngay thẳng khi họ nói lên khuyết điểm...
+ Bản chất của phẩm chất chí công vô tư là luôn luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng mà hi sinh lợi ích chung của xã hội, tập thể, người khác.
+ Những việc làm thể hện chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư: 
? Là HS chúng ta rèn luyện phẩm chất này như thế nào?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV chốt lại.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân 
- HS có thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hàng ngày của bản thân như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể không bao che những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhân xét đánh giá người khác....
* Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: HS nắm nội dung cốt lõi của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1
 ( SGK trang 5 ).
- HS trình bày bài làm của mình.
- Lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- HS đọc lại nội dung bài học.
- Những hành vi d,e thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình.
- Những hành vi còn lại không thể hiện chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc vì tình cảm riêng mà sưt sự không công bằng.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 2, 3, 4.
- Thực hiện kế hoạch rèn luyện chí công vô tư.
- Chuẩn bị bài 2- Tự Chủ: Nghiên cứu trước các truyện, tình huống.
 Ngày soạn: 07/ 09/ 2007 
Ngày dạy: 
Tiết 2. Tuần 2
Bài 2
tự chủ
A. mục tiêu bài học
Qua tiết học, HS nắm được:
-Kiến thức: Nêu được thế nào là tự chủ và thế nào là người có tính tự chủ. Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.
- Kĩ năng: Phân biệt được những biểu hiện của tự chủ và những biểu hiện của thiếu tự chủ.
- Thái độ: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và với mọi người.
B. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: SGK, SGV.Những tấm gương, ví dụ trong thực tế.Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài
C . Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:
? Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về việc làm thể hiên chí công vô tư?
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
3 Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận phân tích các thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là người có tính tự chủ và thế nào là người thiếu tính tự chủ.
- HS đọc 2 mẩu chuyện trong mục đặt vấn đề.
- GV cho HS thảo luận lớp theo các câu hỏi:
1. Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con bị nhiễm HIV/AIDS?
2. N. đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?
3. Cách ứng xử của bà Tâm và của N khác nhau ở điểm nào?
4. Theo em, thế nào là một người có tính tự chủ?
5. Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- HS đọc mục a, b phần nội dung bài học.
- GV nhấn mạnh: Trong cuộc sống, con người luôn gặp phải những khó khăn, trắc trở, những thử thách cám dỗ, cạm bẫy...đòi hỏi phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, biết suy sét và hành động đúng. 
- Là làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Vì nó giúp người ta sống có ích cho mình và cho mọi người.
- Tính tự chủ làm cho con người bình tĩnh, tự tin và hành động đúng.
- Nếu không tự chủ được bản thân con người sẽ bị sa ngã, hư hỏng.
+ GV chốt lại: Qua nghiên cứu 2 mẩu chuyện ta thấy 2 cách ứng xử khác nhau trong những trường hợp khi con người gặp khó khăn, thử thách: Bà Tâm là người đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình và làm được những việc có ích; còn N do không là chủ được tình cảm và hành vi của mình, đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. 
* Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống.
Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận biết và phân biệt những biểu hiện về tính tự chủ.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống? Nêu ví dụ?
- HS lần lượt nêu theo cách hiểu của mình.
1. Tự chủ: Bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin có thái độ ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự.. 
2. Thiếu tự chủ: Suy nhĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, hay nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân và liên hệ thực tế.
Mục tiêu: HS có nhu cầu rèn luyện và biết cách rèn luyện tính tự chủ.
+ Muốn có tính tự chủ chúng ta phải rèn luyện như thế nào?
- GV nhấn mạnh có nhiều cách rèn luyện.
- HS đọc nội dung bài học mục c.
- Là học sinh cần rèn luyện tính tự chủ cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
 * Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
 Mục tiêu: HS khắc sâu những kiến thức về tính tự chủ.
- HS làm bài tập 1 SGK.
- GV gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- GV giải thích câu ca dao cuối bài.
- Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.
Vì: Đó chính là những biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện sự tự tin, sự suy nghĩ chín chắn, biết tự điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự chủ.
- Chuẩn bị bài 3- Dân chủ và kỉ luật.
Ngày soạn: 12/ 09/ 2007 
Ngày dạy: 
Tiết 3. Tiết 3
Bài 3
dân chủ và kỷ luật
A. mục tiêu bài học
Qua tiết học, HS nắm được
1. Về kiến thức:
 Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ kuật; những biểu hiện cảu dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
2. Về kỹ năng:
 Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phát huy được ý thức dân chủ, thể hiện rõ tính kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
3. Về thái độ:
 Có ý thức rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu xã hội hiện nay. 
B. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: SGK, SGV. Những tấm gương, ví dụ trong thực tế. Bảng phụ
- HS: Đọc bài mới. Tìm VD thực tế về dân chủ, kỉ luật
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là người có tính tự chủ? Nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp và nêu cách ứng xử phù hợp?
2. Em hãy đọc một vài câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự chủ?
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhà nước có chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" vì sao Đảng ta lại chủ trương như vậy? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu, phân tích phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu phân biệt tác dụng dân chủ và kỉ luật.
- HS đọc phần ĐVĐ.
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi phần gợi ý.( 1, 2, 3).
- HS thảo luận trả lời.
 ? Câu hỏi 1(Bảng phụ)
Có dân chủ
Thiếu dân chủ
- Các bạn sôi nổi thảo luận.
- Đề xuất chi tiêu cụ thể.
- Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
- Thành lập "Đội thanh niên cờ đỏ".
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khoả công nhân giảm sút.
- Công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân.
? Câu hỏi 2:
- GV chia bảng thành 2 cột.
- HS điền vào 2 cột.
Biện pháp dân chủ
Biện pháp kỉ luật
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
- ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các bạn tuân thủ quy định của tập thể.
- Cùng thống nhất hoạt động.
- Nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kỉ luật.
+? Câu hỏi 3:
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
+? Câu hỏi 4:
+? Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
- Thành tích là tập thể xuất sắc...
- Kết quả giảm sút, sản xuất thua lỗ.
- Bài học: Phát huy dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây nên hậu quả xấu cho công ty.
Hoạt động 2: Thảo luận nội dung của dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật, mối quan hệ, ý nghĩa.
- GV lần lượt đưa câu hỏi.
- HS thảo luận, trả lời.
? Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
? Dân chủ, kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
? Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật có lợi ích gì cho cá nhân, tập thể và xã hội?
? Ai là người có trách nhiệm thực hiện dân chủ, kỉ luật?
? Là HS chúng ta phải rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế nào?
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- HS phải vâng lời bố mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật của mọi công dân.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: HS hiểu sâu hơn dân chủ và kỉ luậttrong thực tế.
- GV nêu vấn đề:
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
1. HS nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.
2. Chỉ có trong nhà trường mới cầ đến dân chủ.
3. Mọi người cầ phải có kỉ luật.
4. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định thống nhất các hoạt động.
- HS đưa ra ý kiến của mình.
- GV nhận xét.
+ Tìm những hành vi thực hiện dân chủ, kỉ luật sau:
1. HS.
2. Thầy, cô giáo ... hân.
- Lớp nhận xét.
- GV kết luận, đánh giá.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
 	 	Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện củng cố lại kiến thức bài. 
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
- HS làm bài tập vào phiếu.
+ 1/2 lớp làm bài tập 1- SGK trang 25.
+ 1/2 lớp làm bài: 
? Mơ ước của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
- Thu phiếu HS làm nhanh nhất.
- Ghi câu trả lời lên bảng.
- Cả lớp góp ý.
- GV đánh giá cho điểm.
- HS đọc lại nội dung bài học.
- Việc làm đúng: a, c, d, đ, e, i, k.
- Việc làm sai: b, g, h.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới – Ngoại khoá, thực hành.
Tuần 15
 Tiết 15
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Thực hành các nội dung đã học
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học và áp dụng các tình huống trong thực tế khắc sâu thêm những nội dung kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ứng xử linh hoạt cho HS.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.
B. Nội dung
- GV đưa ra các tình huống cho HS xử lí, sau đó HS tự lấy ví dụ phân tích vấn đề.
- HS đóng vai nhân vật.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV 9.
- Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học.
- Giấy khổ lớn, bút dạ (Máy chiếu).
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: ? Em hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người có lí tưởng?
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Đóng vai.
- GV tổ chức trò chơi đóng vai.
- GV đưa ra 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Ông An. Một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
+ Tình huống 2: Ông Mạnh, phụ trách một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
- GV đánh giá, kết luận.
- GV tiếp tục đưa ra 2 tình huống để HS đóng vai:
Nhóm 1: Giới thiệu tấm gương hợp tác tốt (có thể chưa tốt).
Nhóm 2: Giới thiệu về một thành quả hợp tác tốt ở địa phương.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai, thời gian chuẩn bị là 5 phút.
- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS tham gia thảo luận nhóm để giúp HS biết liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày về tính tự chủ.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Chia câu hỏi theo 3 nhóm chủ đề.
+ Nhóm1: Tình huống có thể gặp ở nhà (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Tình huống 1: Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
b. Tình huống 2: Em trai đòi mẹ mua nhiều đồ chơi, quần áo làm mẹ bực mình.
c. Nhiều bài tập Toán khó, em giải mãi vẫn không ra kết quả.
d. Bố mẹ đi vắng, ở nhà một mình trông em.
+ Nhóm2: Tình huống gặp ở trường (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Có bạn rủ chơi bài ăn tiền.
b. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
c. Xe bị hỏng nên em đến trường muộn.
d. Em làm thủ công rất đẹp, được điểm cao nhưng cô cho rằng em nhờ bố mẹ làm.
+ Nhóm3: Tình huống gặp ngoài xã hội (nêu cách ứng xử phù hợp):
a. Bị một người đi đường đâm vào xe của mình.
b. Nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
c. Đi mua vé xem phim phải xếp hàng.
d. Gặp một em nhỏ bị ngã.
- HS thảo luận, cử đại diện và thư kí.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút.
- Sau khi thảo luận xong các nhóm trình bày.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi " Hái hoa dân chủ".
- GV sử dụng phiếu học tập, các phiếu được làm theo mẫu cắt các hình khác nhau, có nhiều màu sắc, có thể treo hoặc dán để HS tự mình lấy trả lời. 
- GV cử 1- 2 em dẫn chương trình.
- GV đánh giá ( cho điểm).
Câu hỏi:
1. Hành vi nào sau đây có dân chủ:
+ Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.
+ Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu
 Quốc hội.
+ Các hộ gia đình thống nhất xây dựng
 gia đình văn hoá ở địa phương.
+ Cả ba ý trên.
2. Kể một vài hành vi vi pham kỉ luật của HS?
3. Bác Hồ có bài thơ nào nói về kỉ luật?
4. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật:
+ Đất có lề, quê có thói.
+ Nước có vua, chùa có bụt.
+ Cả hai câu trên.
5. Em cho biết ý đúng:
+ Nhà trường cần phát huy tính dân chủ 
cho HS.
+ Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức,
 có ý thức xây dựng tập thể lớp, trường.
+ Cả 2 ý trên.
- HS xung phong lên trả lời nhanh các câu hỏi.
- GV nhân xét từng câu trả lời của HS.
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị ôn tập học kì I.
Tuần 16
 Tiết 16
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
ôn tập học kì i
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS nhớ lại, khắc sâu những kiến thức đã học và áp dụng, những nội dung kiến thức, các tình huống vào trong thực tế.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng học bài và tái hiện kiến thức đã học.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập và lòng yêu thích bộ môn.
B. Nội dung
- GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, phân tích vấn đề.
- Dùng các bài tập để làm rõ nội dung kiến thức.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV 9.
- Những tình huống, ví dụ về các chuẩn mực đã học.
- Giấy khổ lớn, bút dạ (Máy chiếu).
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: ? Kết hợp trong quá trình ôn tập.
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
1. Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
+? Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của nó?
+? Chí công vô tư có tác dụng gì?
+? Hãy lấy ví dụ về một tấm gương chí công vô tư mà em biết?
+?Tự chủ là gì? Tự chủ có ý nghĩa gì với cuộc sống của con người?
+? Em tự nhân thấy mình đã có sự tự chủ chưa? Hãy nêu biện pháp rèn luyện?
+? Dân chủ và kỉ luật là gì? Hãy lấy ví dụ về việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống?Nêu tác dụng của nó?
+? Bảo vệ hoà bình là gì? Nêu các biện pháp nhằm bảo vệ hoà bình?
+? Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là gì?
+? Xây dựng tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới có tác dụng gì?
+? Hợp tác là gì?Nguyên tắc của hợp tác?
+? Để hợp tác tốt người HS cần phải làm gì?
+? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?Lấy ví dụ về 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+? Năng động ,sáng tạo là gì?Nó có cần thiết không? Vì sao?
+?HS cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
+?Thế nào là Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả?Lấy ví dụ?
+?Để làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm như thế nào?
+? Lí tưởng sống là gì? Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì?
- Chí công vô tư thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Người có chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩa, tình cảm và hành vi của mình.
- Tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn.
- Dân chủ là là làm chủ công việc của tập thể, mọi người cùng được tham gia bàn bạc, góp ý kiến...
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng...
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao.
- Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết công việc.
- Để bảo vệ hoà bình cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thân thiện...
- Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển...
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
- Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- HS cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bề xung quanh...
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hinh thành trong quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Cần tự hào, giữ gìn, phát huy...
- Năng động ,sáng tao là phẩm chất cần thiết nó giúp con người có thể vượt qua những giàng buộc của hoàn cảnh...
- Mỗi HS cần tìm cách học tập tốt và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
- Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị...
- Để làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả cần nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ.
- Lí tưởng sống của thanh niên là là lẽ sống, cái đích...
- Ngày nay thanh niên cần phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh...
Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Tuần 18
 Tiết 18
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
 Ngoại khoá
Tìm hiểu việc xây dựng cụm dân cư văn hoá
 ở Bình giang
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những điều kiện để xây dựng làng văn hoá, cum dân cư văn hoá.
2. Về kỹ năng:
- Phấn đấu và bằng hành động cụ thể xây dựng, đóng góp vào quê hương văn hoá.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước.
B. Nội dung
- DDiều kiện xây dựng làng, cum dân cư văn hoá.
- Biện pháp, trách nhiệm công dân.
D. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra: 
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Điều kiện xây dựng cụm dân cư văn hoá.
+? Em hãy cho biết, để xây dựng làng văn hoá cần có những điều kiện gì?
+? Hiện nay xã Cao An đã quan tâm đến những vấn đề này như thế nào?
 - Gv nêu việc làm bê tông hoá hiện nay ở nông thôn Can An.
- HS trả lời.
- Cơ sở vật chất: Điện, đường...
- Con người: 
+ Thương yêu, đùm bọc.
+ Đoàn kết.
+ Cảnh quan sạch đẹp.
- Có quy ước làng văn hoá.
Hoạt động 2: Bình Giang với việc xây dựng làng văn hoá.
+? Làng văn hoá đầu tiên của xã Cao An là làng nào? Hiện nay đã có bao nhiêu làng đạt làng văn hoá?
- HS trả lời.
- Làng văn hoá đầu tiên là: Thôn Đỗ Xá.
- Hiện nay thêm 1: Thôn Đào Xá.
Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng làng văn hoá.
+? Em hãy cho biết, để xây dựng một làng văn hoá chúng ta phải làm gì?
+? Việc xây dựng làng văn hoá xã cao An có ý nghĩa gì?
+? Để xây dựng làng văn hoá mỗi người dân phải có trách nhiệm gì? Liên hệ với bản thân?
- HS trả lời.
- Lớp bổ sung.
- HS trả lời.
- HS liên hệ.
+ Biện pháp:
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Xây dựng đời sống vật chất tinh thần phong phú.
- Đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
....
+ ý nghĩa:
- Cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Đời sống người dân được ổn định phát triển.
+ Trách nhiệm:
- Đoàn kết, thương yêu..
- Vệ sinh nơi ở...
....
- HS tham gia những hoạt đông vừa sức như: Quét đường làng...
Hoạt động 4: Củng cố
? Nêu rõ điều kiện xây dựng làng văn hoá.
? Em đã làm được nhữngviệc gì để xây dựng làng văn hoá?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ các bài đã học.
- Chuẩn bị Bài mới " Trách nhiệm của thanh niên........".

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Giao duc cong dan 9 - ki I - dung tam.doc