Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010

 I./ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thế nào là chí công vô tư?

- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Ý nghĩa của chí công vô tư.

2. Kỹ năng:

Biết thể hiện chí công vô tư trong đời sống hằng ngày

3. Thái độ:

 

doc 55 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 12/8/2010
Dạy:..................
Tuần: 1
Tiết: 1
BÀI 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
 	 I./ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thế nào là chí công vô tư?
- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Ý nghĩa của chí công vô tư.
2. Kỹ năng:
Biết thể hiện chí công vô tư trong đời sống hằng ngày
3. Thái độ:
- Ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống, phê phán những hành vi thiếu chí công vô tư.
II./ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP:
1. Nội dung
- Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Tìm hiểu nội dung bài học: khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện CCVT.
- Luyện tập.
2. Phương pháp
- Kể chuyện, phân tích.
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận, nêu gương.
III./ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: SGK, SGV, tham khảo sách thiết kế bài giảng GDCD, những tấm gương trong cuộc sống, bảng phụ.
- HS: Đọc bài, tìm hiểu những tấm gương chí công vô tư, giấy nháp (làm phiếu học tập)
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Sĩ số, làm quen lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: hướng dẫn cách học.
 3. Dạy bài mới:
 * GTB: Giáo viên giới thiệu toàn bộ chương trình GDCD 9.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN TÌM HIỂU PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
BS
* Muc tiêu:
Giúp học sinh hiểu được tấm gương chí công vô tư của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Cách tiến hành:
- Gọi một em HS đọc câu chuyện 1, 2 trong phần đặt vấn đề
- Các em hãy thảo luận câu hỏi sau. (Chia nhóm thảo luận, thời gian 5 phút)
1. Tô Hiến thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu được điều gì về Tô Hiến Thành ? (Gợi ý: Nhận xét của em về việc làm của VTĐ và TTT? THT Chọn ai? Tại sao?)
2. Mong muốn của Bác là gì? Mục đích Bác theo đuổi? Điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
3. Em hiểu như thế nào về chí công vô tư và tác động của nó đối với đời sống cộng đồng?
* Kết luận: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
- Đọc
- Thảo luận
 Câu 1: 
- Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường rất chu đáo (gần THT dễ nảy sinh tình cảm riêng)
Trần Trung Tá lo việc nước, chống giặc nơi biên cương (lo cho nước)
- THT chọn Trần Trung tá không nể nan, không thiên vị, chọn đúng người, đúng việc, xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 2:
- Mong muốn: Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc ấm no
- Mục đích: ích quốc, lợi dân
- Nhân dân kính yêu Bác
Câu 3: Chí công vô tư là công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung. CCVT đem lại lợi ích chung, làm giàu cho đất nước, cho XH. Đuợc mọi người tin cậy
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1./ Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư.
Chọn Trần Trung Tá lo việc nước. Chọn đúng người, đúng việc
 Chí công vô tư
2./ Điều mong muốn của Bác Hồ
-Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc ấm no.
- Ích quốc, lợi dân
 Chí công vô tư
Hoạt động 2
ĐÀM THOẠI, THẢO LUẬN TÌM HIỂU KHÁI NIỆM “CHÍ CÔNG VÔ TƯ”
* Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu khái niệm chí công vô tư.
* Cách tiến hành: Gọi cá nhân học sinh phát biểu
-Thế nào là chí công vô tư?
+ Treo bảng phụ: Đánh dấu X vào ô có hành vi thể hiện CCVT (thảo luận 3 phút)
1. Tích cực lao động vì tập thể
2. Vì Lan là bạn thân của Mai nên Mai che dấu sai phạm của Lan.
3. Lấy của cải của Nhà nước lo cho việc cá nhân.
4. Chỉ chăm lo cho bản thân chẳng quan tâm đến người khác.
5. Dù Nam và Minh là bạn thân nhưng Minh vẫn phê bình kguyết điểm của Nam 
- Những hành vi còn lại là không thể hiện CCVT vì sao?
- Biểu hiện của chí công vô tư là như thế nào? Nêu VD thực tế?
- Vậy trái với CCVT là những hành vi nào?
* Kết luận:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung
- Chí công vô tư là công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung
+ Thảo luận
- Hành vi CCVT: 1,5
- Hành vi: 2 thiên vị. 3 Lấy lợi ích chung lo cho việc riêng. 4 Chỉ lo cho cá nhân. 
- Công bằng, không thiên vị. Giải quyết công việc theo lẽ phải. Xuất phát từ lợi ích chung. HS nêu VD.
- Vụ lợi, cá nhân, thiên vị, không theo lẽ phải. 
II./ BÀI HỌC
1. Thế nào là chí công vô tư?
- Phẩm chất đạo đức
 - Công bằng, không thiên vị
- Giải quyết công việc theo lẽ phải
- Xuất phát từ lợi ích chung
Hoạt động 3
ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA PHẨM CHẤT CHÍ CÔNG VÔ TƯ
* Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
* Cách tiến hành: gọi học sinh trả lời cá nhân
- Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? VD?
* Kết luận:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức có ý nghĩa trong cuộc sống chúng ta cần rèn luyện để trở thành người CCVT
* Ý nghĩa:
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, văn minh
- Người CCVT được mọi người tin cậy. HS nêu VD.
2. Ý nghĩa 
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
- Được mọi người tin cậy.
Hoạt động 4
THẢO LUẬN TÌM HIỂU CÁCH RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT “CHÍ CÔNG VÔ TƯ”
* Mục tiêu:
Giúp học sinh biết cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
* Cách tiến hành: học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có phẩm chất CCVT?
- Là học sinh em sẽ làm gì để trở thành người chí công vô tư?
* Kết luận:
Mỗi chúng ta cần rèn luyện để trở thành người CCVT
* Thảo luận
Rèn luyện:
- Ủng hộ hành vi CCVT
- Mạnh dạn phê phán hành động vụ lợi cá nhân
- HS trả lời
3./ Rèn luyện 
- Ủng hộ hành vi CCVT
- Mạnh dạn phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng, thiên vị.
- Tự đánh giá hành vi của mình và có ý thức sửa chữa.
 Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
Giúp học sinh làm được các bài tập để rèn luyện nhận thức hành động thể hiện phẩm chất CCVT
* Các tiến hành:
- Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 1,2
- Chia bảng ra 4 phần. Các em thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày (ghi chữ cái của ý thể hiện CCVT). Nhóm nào nhanh, chính xác thì điểm cao.
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
- Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 3
- Các em thảo luận trình bày 
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
* Kết luận:
Mỗi học sinh cần có kế họach rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
- Đọc
- Thảo luận, trình bày.
- Nhận xét
- Nghe, sửa vào vở
- Đọc
- Thảo luận, trình bày.
- Nhận xét
- Nghe, sửa vào vở
III./ LUYỆN TẬP
1./ Chí công vô tư 
(d, đ, e)
2./ Ý đúng d, đ
3./ a. Phản đối những sai trái của ông Ba
b./ Đồng tình với ý kiến bạn Trung, phản đối ý kiến của các bạn
c./ Phản đối ý kiến các bạn
4. Củng cố
Ở bài học này em cần nắm những nội dung nào?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Nắm nôi dung bài học, tìm tấm gương trong cuộc sống có phẩm chất CCVT
- Đề ra biện pháp rèn luyện cho bản thân mình có được phẩm chất CCVT (Bài thu hoạch tuần sau nộp)
- Sửa bài tập vào vở
- Xem trước bài bài 2 :Tự chủ”
IV./ RÚT KINH NGHIỆM 
Soạn: 18/8/2010
Dạy:..................
Tuần: 2
Tiết: 2
BÀI 2
TỰ CHỦ
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Thế nào là tự chủ.
 - Những biểu hiện của tính tự chủ.
- Vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kỹ năng:
Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
3. Thái độ:
- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong mọi hoạt động
II./ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP:
1. Nội dung
- Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Tìm hiểu nội dung bài học: khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự chủ.
- Luyện tập.
2. Phương pháp
- Đàm thoại, thảo luận
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Sắm vai
III./ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: SGK, tham khảo sách thiết kế bài giảng GDCD, tìm hiểu thực tế, bảng phụ.
- HS: Đọc bài, tìm hiểu thực tế về tính tự chủ trong lớp, trong trường và ở địa phương, phiếu thảo luận (giấy nháp)
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? Phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
* Câu 2: Nêu việc làm của bạn bè hoặc thầy cô giáo thể hiện chí công vô tư? Là học sinh em cần rèn luyện như thế nào để có được phẩm chất chí công vô tư?
 3. Dạy bài mới:
 	* GTB: Trong cuộc sống, con người đôi khi gặp phải những công việc khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có tính tự chủ thì mới giải quyết được công việc đó. Vậy tự chủ là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tính tự chủ.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN, ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
BS
* Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được tính tự chủ của Bà Tâm và những sai phạm do thiếu tự chủ của N.
* Cách tiến hành:
- Gọi một em HS đọc 2 câu chuyện trong phần đặt vấn đề
- Các em hãy thảo luận câu hỏi sau. (thời gian 4 phút)
Treo bảng phụ có 2 câu hỏi sau:
1. Bà Tâm đã gặp nỗi bất hạnh gì? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn đó? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
2. Trước khi sai phạm N là người như thế nào? N đã sai phạm những điều gì và hậu qủa như thế nào? Vì sao N sai phạm như vậy?
- Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học như thế nào?
- Nếu trong lớp có bạn như N thì em cư xử với bạn ấy như thế nào?
* Kết luận: nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường- lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ.
- Đọc
- Thảo luận
1. M là người con trụ cột trong gia đình đã nghiện ma tuý, nhiểm HIV/AIDS. Bà Tâm không khóc trước mặt con, nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. Bà tích cực giúp đỡ những người nhiễm HIV khác, vận động gia đình không xa lánh họ. Bà Tâm có tính tự chủ.
2. N là con út trong gia đình, là một học sinh ngoan, học khá. N bị bạn bè xấu rủ rê hút thuốc, uống bia, đua xe máy Trốn học nên rớt tốt nghiệp. Buồn chán, tuyệt vọng, bạn rủ hút cần sa rồi nghiện. Đi trộm và bị bắt trong lúc ăn trộm. N thiếu tự chủ
- Bà Tâm là người tự chủ không bi quan, chán nản. Còn N không có tính tự chủ nên đã phạm sai lầm đến vi phạm pháp luận. Cho nên mỗi người cần tự chủ bình tĩnh, suy nghĩ trước khi làm.
- Động viên, gần gũi, giúp đỡ bạn
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1./ Một người mẹ
* Bà Tâm: làm chủ được bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình Tự chủ
2./ Chuyện của N
N không làm chủ được bản thân, không làm chủ suy nghĩ, hành động
 Không tự chủ
Hoạt động 2
THẢO LUẬN, ĐÀM THOẠI, LIÊN HỆ THỰC TẾ, 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiều:
Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống. Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
* Các tiến hành:
- Các em thảo luận (4 phút)
1. Thế nào là tự chủ? Biểu hiện của nó? Cho VD?
2. Tự ... hiÖn nay lµ g×? BiÓu hiÖn cña ng­êi sèng cã lÝ t­ëng?
Hoạt động 2
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ BÀI TẬP
* Mục tiêu: giúp học sinh hiểu và làm được các bài tập SGK
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh xem từng bài
- Trong từng bài có bài tập nào các em không làm được
- GV: gọi hs đọc bài tập và yêu cầu 1 em giải đáp
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa
* Kết luận: các em phải hiểu được yêu cầu của bài tập và biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập.
- Xem
- Nêu bài tập không làm được
- Giải đáp
- Nhận xét
- Nghe
II./ Bài tập
4. Củng cố
GV: nhắc lại những nội dung chính 
5. Hướng dẫn tự học 
 Về nhà tự ôn tập phần lý thuyết và bài tập.
IV./ RÚT KINH NGHIỆM 
Trường 
Họ và tên:.
Lớp: 9......
Số BD:..............................................
Thứ...........ngày..........tháng..........năm 2010
KIỂM TRA HỌC KỲ I (2010-2011)
Môn: Giáo dục Công dân
Thời gian: 45 phút
GT1:
GT2:
Số phách
Điểm (bằng số)
Điểm (bằng chữ)
Chữ ký giám khảo
Lời phê
Số phách
Đề 1
I./ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1./ Người chí công vô tư là người:
a. Giải quyết công việc vì lợi ích của gia đình, dòng họ.
b. Giải quyết công việc vì lợi ích của bản thân, lợi ích của bạn bè thân thích, gần gũi với mình.	
c. Giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của đất nước. 
d. Giải quyết công việc vì lợi ích của bất kì của ai yêu cầu mình bất cứ điều gì.	
2./ Tự chủ là người:
a. Tự tin và nóng vội trong hành động.
b. Tự tin và chỉ làm theo ý của riêng mình không cần sự góp ý của người khác.
c. Biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho có lợi cho bản thân, không cần quan tâm đến người khác.	
d. Làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, hành động đúng đạo đức và pháp luật.
3./ Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
a. Các bạn đeo khăn quàng và đồng phục từ nhà đến trường.
b. Trong giờ học, khi thầy giáo viết bảng một số bạn thường nói chuyện riêng.
c. Một số học sinh thường xuyên gây gỗ, đánh nhau, bỏ tiết.
d. Thấy đội cờ đỏ trực, vài bạn học sinh vội đeo khăn quàng.
4./ Hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
a. Trong giờ học môn GDCD, Nam thường đem bài tập Toán hoặc Tiếng Anh ra làm.
b. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói.
c. Đang là sinh viên, song anh Tuấn thường bỏ học để làm kinh tế thêm.
d. Thắng thường chú ý nghe giảng bài, có điều gì không biết thì Thắng hỏi ngay.
5./ Hãy ghép nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung ở cột B vào cột ghép ở giữa:
Cột A
Cột Ghép
Cột B
WHO
ASEAN
APEC
UNDP
1 - 
2 - 
3 - 
4 - 
Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Tổ chức Thương mại thế giới.
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 Tổ chức Y tế thế giới.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
II./ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (3 điểm)
Câu 2: Trong một buổi trao đổi với học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” đã nảy sinh hai quan điểm:
- Quan điểm1: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải sống “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm đã sống hoài, sống phí”.
- Quan điểm 2: Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời nên cứ từ từ, không cần gì gấp.
a./ Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao? (2 điểm)
b./ Mơ ước của em về tương lai là gì? Em sẽ làm gì để đạt được mơ ước đó? (2 điểm)
Trường 
Họ và tên:.
Lớp: 9......
Số BD:................................................
Thứ...........ngày..........tháng..........năm 2010
KIỂM TRA HỌC KỲ I (2010-2011)
Môn: Giáo dục Công dân
Thời gian: 45 phút
GT1:
GT2:.
Số phách
Điểm (bằng số)
Điểm (bằng chữ)
Chữ ký giám khảo
Lời phê
Số phách
Đề 2
I./ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1./ Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
a. Phân biệt đối xử với các dân tộc.
b. Dùng vũ lực để giải quyết mọi mâu thuẫn cá nhân.
c. Ủng hộ những nước tiến hành chiến tranh xâm lược.
d. Phản đối chiến tranh xâm lược.
2./ Bác Hồ đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân”. Nội dung câu nói của Bác thể hiện tính:
a. Tự chủ. 	b. Chí công vô tư.	c. Năng động, sáng tạo.	d. Dân chủ, kỉ luật.
3./ Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
a. Không tôn trọng những người lao động chân tay.
b. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là quê mùa, lạc hậu.
c. Kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.	
d. Sống chỉ biết mình không quan tâm đến người khác.
4./ Tính kỉ luật sẽ:
a. Tạo sự thống nhất trong ý chí và hành động.	b. Gây ra mất “tự do” cho cá nhân.
c. Gây mất tình đoàn kết.	d. Làm cho cá nhân không phát huy được năng lực.
5./ Hãy ghép nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung ở cột B vào cột ghép ở giữa:
Cột A
Cột Ghép
Cột B
1. UNESCO
UNICEF
WTO
FAO
1 - 
2 - 
3 - 
4 - 
a. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học Liên hợp quốc
Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Tổ chức Thương mại thế giới.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
II./ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao cần phải năng động, sáng tạo? (3 điểm)
Câu 2: Trong một buổi trao đổi với học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” đã nảy sinh hai quan điểm:
- Quan điểm1: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải sống “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm đã sống hoài, sống phí”.
- Quan điểm 2: Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời nên cứ từ từ, không cần gì gấp.
a./ Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao? (2 điểm)
b./ Mơ ước của em về tương lai là gì? Em sẽ làm gì để đạt được mơ ước đó? (2 điểm)
Bài làm
ĐÁP ÁN: MÔN GDCD 9 HKI NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ 1:
I./ TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
(Câu 1 đến câu 4 mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Câu 5 mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
1
2
3
4
c
d
a
d
d
a
c
e
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: (3 điểm)
+ Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1 điểm)
+ Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào qúa trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân (1 điểm)
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộcViệt Nam. (1 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
a./ Có 2 ý cần trả lời:
- Tán thành quan điểm 1 (0,5 điểm).
- Vì sống như thế mới là sông có lí tưởng tức phải nỗ lực học tập, rèn luyện, trước tiên là có được nghề nghiệp ổn định, có lợi ích cho bản thân, từ đó góp phần mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có như thế mới thấy được hết ý nghĩa cuộc sống và đến khi mất đi ta không phải ân hận về những năm sống vô ích của mình. (1,5 điểm)
b./ Có 2 ý cần trả lời:
- Học sinh nêu được mơ ước của mình (1 điểm). 
- Nêu được biện pháp phù hợp để đạt được mơ ước đó (1 điểm)
ĐỀ 2:
I./ TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
(Câu 1 đến câu 4 mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Câu 5 mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
1
2
3
4
d
b
c
a
b
e
d
a
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: (3 điểm)
* Khái niệm: 
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. (0,5 điểm)
- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới mẻ về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. (0,5 điểm)
* Vì sao phải năng động, sáng tạo?
- Là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp (1 điểm)
- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước (1 điểm)
Câu 2: (đã nêu ở đề 1)
Soạn:...............
Dạy:..................
Tuần: 18
Tiết: 18
GDCD
GIÁO DỤC TRẬT TỰ ATGT (TT)
 I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nhận biết và xác định đúng nội dung các loại biển báo giao thông, luật giao thông
2. Kỹ năng:
- Hiểu biết và thực hiện đúng theo hiệu lệnh của biển báo và luật giao thông
3. Thái độ:
- Thực hiện nghiêm luật giao thông
- Vận động mọi người chấp hành luật giao thông
II./ CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng nhận thức đúng hiệu lệnh các loại biển báo GT
- Kỹ năng thực hiện hành vi đảm bảo ATGT
III./ CHUẨN BỊ:
- Phương pháp: tổ chức trò chơi nhận biết các loại biển báo và nhận thức đúng luật giao thông
- Phương tiện: GV (hìnhảnh về biển báo, luật, máy chiếu) HS (tìm hiểu luật giao thông và các loại biển báo)
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Kiểm tra số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Giới thiệu bài mới:
 * GTB: Hôm nay thầy trò ta tổ chức trò chơi tìm hiểu về ATGT
Hoạt động 1
THI TÌM HIỂU CÁC LOẠI BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
BS
* Mục tiêu: giúp hs hiểu đúng một số biển báo giao thông đường bộ
* Phương pháp: tổ chức thi tìm hiểu biển báo.
* Kĩ năng:
- Kỹ năng nhận thức đúng hiệu lệnh các loại biển báo GT
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp ra 4 đội
- Cử BGK là 2 em
- GV Chiếu hình ảnh các loại biển báo
- GV cho đáp án 
* Kết luận: BGK nêu tổng số điểm của từng đội
- Chia 4 đội
- Lớp trưởng và lớp phó học tập làm BGK
- Học sinh quan sát và lên bảng ghi nội dung các loại biển báo
- BGK lên bảng nhận xét
I./ Thi tìm hiểu biển báo giao thông đường bộ
Hoạt động 2
THI TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG
* Mục tiêu: giúp hs hiểu đúng luật giao thông 
* Phương pháp: tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông
* Kĩ năng:
- Kỹ năng nhận thức đúng luật GT
- Kỹ năng thực hiện hành vi đảm bảo ATGT
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp ra 4 đội
- Cử BGK là 2 em
- GV Chiếu hình ảnh tham gia giao thông
- GV cho đáp án 
* Kết luận: BGK nêu tổng số điểm của từng đội qua 2 vòng
- Chia 4 đội
- Lớp trưởng và lớp phó học tập làm BGK
- Học sinh quan sát và nhận xét
- BGK nhận xét
II./ Thi tìm hiểu luật giao thông
4. Củng cố
GV: nhắc nhỡ học sinh tìm hiểu luật giao thông để thực hiện đúng qui định ATGT
5. Dặn dò
- Ôn tập để chuẩn bị thi HKI
IV./ RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 HKI (10-11).doc