A - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:
+ Hoà bình là khát vọng của nhân loại, hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người .
+ Hậu quả, tác hại của chiến tranh.
+ Trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại
2. Kĩ năng:
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường địa phương tổ chức.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 04 Bài 4 : Bảo vệ hoà bình A - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được: + Hoà bình là khát vọng của nhân loại, hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người . + Hậu quả, tác hại của chiến tranh. + Trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại 2. Kĩ năng: + Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường địa phương tổ chức. + Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động chiến tranh, bảo vệ hoà bình. 3. Thái độ: + Quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh mình + Biết yêu hoà bình , ghét chiến tranh + Góp phần nhỏ tuỳ theo sức của mình để bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh B - Chuẩn Bị: 1. Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình. 2. Ví dụ về các hoạt động bảo vệ hoà bònh, chống chiến tranh C -Tổ chức hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dân chủ và kỉ luật ? Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?. 3 . Bài mới: *. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề bài mới: - Giáo viên đưa ra các thông tin: + Trong chiến tranh thế giới thứ 1(1914- 1918) + Trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) + ở VN, trong 30 sau chiến tranh - Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên? - Chúng ta mong ước điều gì? Hoà bình là khát vọng là ước nguyện của mỗi người, là hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi dân tộc và nhân loại. Để hiểu thêm về vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề - Gv: Tổ chức thảo luận theo nhóm ( 3 nhóm) - Gv: Cử đại diện nhóm đọc lại 1 lần 3 thông tin trong ( sgk- 12) - Gv: Sử dụng 2 bức ảnh trong sgk để hoc sinh thảo luận - Gv: Đặt câu hỏi? ? + Nhóm 1: 1, Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh? 2, Chiến tranh đã gây nên hậu qủa gì cho con người? 3, Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho trẻ em? ? +, Nhóm 2: 1, Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình 2, Cần phải làm gì để ngăn chặn Chiến tranh và bảo vệ hoà bình? ? +, Nhóm 3: 1, Em có suy nghĩ gì khi Đế Quốc Mĩ gây Chiến tranh ở Việt Nam? 2, Em rút ra được bài học gì sau khi thảo luận về các thông tin và ảnh? - HS: Cử đại diện nhóm trình bày - HS: Cả lớp tham gia nhận xét - Gv: nhận xét đánh giá, kết luận => Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. Đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh. H sinh chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh như thế nào? Thế nào là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa? - Gv : Nêu lên vấn đề được TH trước cả lớp => Liệt kê các ý kiến lên bảng => Tổng hợp. ? Nêu sự đối lập giữa hoà bình với chiến tranh? Hoà Bình Đem lại cuộc sống bình yên, tự do - Nhân dân được no ấm, hạnh phúc - là khát vọng của loài người Chiến Tranh - Gây đau thương chết chóc - Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành - Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá - là thảm hoạ của loài người ? Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh chính nghĩa - Tiến hành đ.tranh chống xl - Bảo vệ độc lập tự do - Bảo vệ hoà bình Chiến tranh phi nghĩa - Gây Ctranh giết người - XL đất nước khác - Phá hoại Hoà bình ? Cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì? +, Xây dựng mối qhệ hữu nghị,hợp tác giữa các q các quốc gia +, Đấu tranh chống xl, bvệ độc lập tự do => Gv kết luận- chuyển ý *, Hoạt động 3: Hình thành nội dung bài học - Gv trao đổi cùng HS các câu hỏi ? Thế nào là hoà bình ? Nêu những biểu hiện của lòng yêu hoà bình ? Nhân loại nói chung và DT ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình bình. Lòng yêu hoà bình thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người với con người. +, Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới - Gv phân tích: Hiện nay xung đột giữa các DT, tôn giáo và quốc gia đang diễn ra, ngòi nổ CT đang âm ỉ nhiều nơi trên thé giới.Vì vậy ngăn chặn CT, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại Dân tộc ta là 1 DT yêu chuộng hoà bình và đã phải chịu đựng khá nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go ác liệt để bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc=> Nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. *, Hoạt động 4 : Bài tập - Gv dùng phiếu học tập- HS cả lớp làm bài tập 1, Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh? + Đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh và chiến tranh hạt nhân + Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, + Giao lưu vă hoá giữa các nước với nhauuan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữangười và người 2, Bản thân em và các bạn có nên làm việcsau đây để góp phần bảo vệ hoà bình I Đặt vấn đề: 1. Sự tàn phá của chiến tranh - Giá trị của hoà bình - Sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh 2. Hậu quả. - Cuộc Cttg' 1: 10 triệu người chết - Cuộc Cttg' 2: 60 triệu người chết 3. Từ 1900-2000 chiến tranh đã làm: - 2tr trẻ em bị chết - 6tr trẻ em thg tích tàn phế - 20tr trẻ em sống bơ vơ - 300000 trẻ em tuổi thiếu niên phải đi lính, cấm súng giết người II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm - Hoà bình là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. - Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người. - Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại 2. Biểu hiện của lòng yêu hoà bình - Gìn giữ cuộc sống bình yên - Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn - Không để xẩy ra chiến tranh, xung đột. 3. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hoà bình III, Bài tập: - Bài 1: - Bài 2: Hoạt động + Đi bộ vì hoà bình + Vẽ tranh vì hoà bình + Viết thư cho bạn bè quốc tế + ủng hộ nạn nhân chất độc mầu da cam + Kêu goi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em 4. Củng cố- luyện tấp a, - Giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vì hoà bình ( Tổ chức xây dựng theo tổ) - Đại diện các tổ trình bày: +, Tham gia đầy đủ tích cực hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường địa phương tổ chức +, Biết cư xử với bạn bè xung quanh 1 cách bình đẳng thân thiện +, Sưu tầm tranh ảnh, báo chí nói về hoà bình b, - Gv Tổ chức trò chơi tiếp sức: Nêu các biểu hiện của hoà bình (hoà nhã, hợp tác, giúp đỡ nhau...) c, GV kết luận toàn bài 5. Hướng dẫn học bài ở nhà +, Về nàh học bài làm bài cũ đầy đủ +, Bài tập 1,2 3 ( sgk-16) +, Sưu tầm tranh ảnh, báo chí, các chuyện các hoạt động vì hoà bình +, Đọc ,tìm hiểu trước nội dung bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc thế giới +, Sưu tầm tranh, ảnh, các tài liệu về hoạt động hữu nghị Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết: 05 Bài 5: Tình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc - ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc - Những biểu hiện, việc làm cụ thể của tình hình hữu nghị giữa các dân tộc 2. Kĩ năng. - Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc - Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ - hành vi xử sự có văn hoá với bạn bè, khách nước ngoài đến Việt Nam - Tuyên truyền chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta - Góp phần giữ gìn, bảo vệ tình hữu nghị với các nước II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của thầy: Tranh, ảnh, băng hình, bài báo, câu chuyện...về tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới 2. Chuẩn bị của trò: Giấy khổ lớn, bút dạ III, Tổ chức hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hoà bình là gì? Nêu các hoạt động vì hoà bònh ở trường lớp và địa phương em? 3. Bài mới: * Hoạt động 1. Giới thiệu chủ đề bài mới: - Tập thể lớp hát bài: "Trái đất này là của chúng em" + Lời: Đinh Hải + Nhạc: Trương Quang Lục ? Nội dung và ý nghĩa của bài hát nói lên điều gì? ? Bài hát có liên quan gì đến hoà bình ? Thể hiện ở câu hát, hình ảnh nào? =>Biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị, hợp tác của các dân tộc trên thế giới Để hiểu thêm về nội dungnày, chúng ta học bài hôm nay: * Hoạt động 2: Phát triển chủ đề - Giáo viên cho học sinh các thông tin sgk + xem ảnh - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận chung cả lớp : Đại diện cá nhân phát biểu ý kiến ? Quan sát các số liệu, ảnh, em thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào? ? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta mà em được biết. Hội nghị cấp cao A' - Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt Nam Mở rộng ngoại giao với các nớưc, hợp tác về các lĩnh vực kinh tế Văn hoá ...... và là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam - Giáo viên nhận xét- kết luận - Chuyển ý - Giáo viên cho học sinh liên hệ hoạt động hữu nghị của nước ta với các nước nói chung và thiếu nhi Việt Nam nói riêng + Phương án 1: Giưói thiệu cá tư liệu sưu tầm về các hoạt động hữu nghị + của nước ta + Của thiếu nhi + Phương án 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị bao gồm: Tên hoạt động Nội dung, địa điểm tiến hành Người phụ trách, người tham gia - Từng nhóm lên trình bày kết quả sưu tầm được - Cả lớp trao đổi, nhận xét - Các hình thức hoạt động: Giao lưu, kết nghĩa, viết thư, tặng quà, xin chữ kí... => Tích cực tham gia các hoạt động bày tỏ tình hữu nghị với nhân dân và thiếu nhi cả nước + Sưu tầm nhiều tue liệu, hình ảnh về các hoạt động hữu nghị - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm: - Chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: ? thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới? ví dụ? Nhóm 2: ? ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác? ví dụ minh hoạ Nhóm 3: ? Cho biết chính sách của Đảng ta đối với hào bình hữu nghị? ? Học sinh chúng ta phải lamg gì? để góp phần xây dựng tình hữu nghị? - Các nhóm nhận xét - trao đổi - Giáo viên gợi ý - góp ý kiến => Kết luận nội dung cả bài - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận cả lớp - Giáo viên liên hệ các hoạt động về tình hữu nghị, hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới. Từ đó giúp học sinh biết liên hệ việc làm cụ thể của cá nhân để góp phần thực hiện đường lối đối ngoại, hữu nghị của nhà nước ta. ? Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết. + Quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài với Lào, CampuChia + Thành viên hiệp hội các nước Đông Nam A' ( ASEAN) + Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A, Thái Bình Dương(APEC) + Tăng cường quan hệ với các nước phát triển + Quan hệ nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế ? Công việc cụ thể của các hoạt động đó Việc làm cụ thể + Quan hệ đối tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin. + Văn hoá, giáo dục, y tế, dân số + Du lịch + Xoá đói giảm nghèo + Môi trường + Hợp tác chống các bệ ... ên tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập theo các chủ đề đã được học. ? Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? Cho biết nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân ? Hôn nhân là gì ? ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân ? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân oqr Việt Nam ? Cho biết trách nhiệm của công dân và học sinh ? Cho biết quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu công dân trong hôn nhân ? Pháp luật qui định như thế nào vè quan hệ giữa vợ và chồng ? Kinh doanh là gì ? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? Thuế là gì ? Cho biết ý nghĩa của thuế ?Trách nhiệm của công dân với quyền tự do kinh doanh và thúê ? Em hiểu lao động là gì ? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ? Hợp đồng là gi? nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động ? Cho biết qui định của BLLD đối với trẻ em chưua thành niên ? Trách nhiệm của bản thân em phải làm gì? ? Vi phạm pháp luật là gì ? Có các loại vi phạm pháp luật nào ? TRách nhiệm pháp lí là gì? có mấy loại trách nhiệm pháp lí ? Cho biết ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí ? Mọi công dân, học sinh phải có trách nhiệm như thế nào ? Nêu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nàh nước và xã hội của công dân? lấy ví dụ ? Nhà nước tạo điều kiện, bảo đảm gì cho công dân ? Cho biết ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân ? Công dân phải có trách nhiệm gì để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nàh nước và xã hội ? Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tổ quốc ? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Cho biết mối quan hệ sống có đạo đức và pháp luật ? Hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: - Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực - Có ý thức rèn luyện sức khoẻ - Tham gia lao động sản xuất - Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: - Khái niệm: - ý nghĩa - Nguyên tắc - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân + Được kết hôn + Cấm kết hôn + Thủ tục kết hôn 3. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế: - Khái niệm kinh doanh - Quyền tự do kinh doanh - Khái niệm thuế 4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: - Khái niệm về lao động - Quyền lao động - Nghĩa vụ lao động - Hợp đồng lao động + Khái niệm + Nguyên tắc + Nội dung, hình thức 5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân: - Khái niệm vi phạm pháp luật - Các loại vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lí - Các loại trách nhiệm pháp lí 6. Quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân: - Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội cuả công dân - Phương thức thực hiện + Trực tiếp + gián tiếp 7. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: - Khái niệm bảo vệ tổ quốc - Nội dung - Trách nhiệm của bản thân 8. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: - Khái niệm - Mối quan hệ 4. Củng cố bài học: - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập của các chủ đề trong học kì II - Giáo viên sơ kết nội dung bài học 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Về nhà ôn tập toàn bộ chương trình học kì II ( bài 14,15,18) - Tiết sau kiểm tra học kì II Ngày soạn :4/05/2006 Ngày giảng :8/05/2006 Tiết : 34 Kiểm tra học kỳ II I, Mục tiêu bài học 1 Kiến thức: - Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về bộ môn GDCD - Nhằm giáo dục học sinh thực hiện những qui định pháp luật của nhà nước trong trường THCS II, Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của thầy: Ra đề - Đáp án 2. Chuẩn bị của trò: ôn tập chương trình học kì II III. Đề bài - Đáp án - Biểu điểm: Câu1 : ( 1 điểm) Theo em trong các quyền sau quyền nào là quyền lao động A- Quyền được thuê mướn lao động (B)- Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề C - Quyền sở hữu tài sản (D) - Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp Đ - Quyền sử dụng đất (E) - Quyền tự do kinh doanh Câu 2: ( 2 điểm) Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng ( đúng mỗi ý cho 1/4 điểm) Hành vi Vi phạm pháp luật hành chính Vi phạm pháp luật hình sự Vi phạm pháp luật dân sự Vi phạm kỷ luật a. Đổ rác, phế thải ra đường X b. Giao hàng không đúng mẫu mã, thời hạn ghi trong hợp đồng X c. Cố ý đánh người gây thương tích X d. Giở tài liệu ra xem trong giờ kiểm tra X đ. Đi xe máy to phân khối lớn không có giấy phép lái xe X e. Buôn bán ma tuý X g. Không thực hiện qui định của an toàn lao động của xí nghiệp X h. Lấn chiếm vườn nhà hàng xóm X Câu 3: (2,5 điểm) Cho tình huống sau: Tùng là học sinh lớp 9 ( 14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý, các chú công an đã giữ Tùng lại. Theo em: a. Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao? b. Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao? Trả lời: a. Tùng có vi phạm pháp luật vì Tùng có hành vi trái với qui định của pháp luật, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý ( mặc dù vô ý) 1 điểm b. Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sựvì còn ít tuổi và hành vi của Tùng không cố ý ( Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (1,5, điểm) Câu 4: (2 điểm) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? * Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội - Biết chăm lo tới mọi người, tới công việc chung - Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ - Lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó (1,5 điểm) * Tuân theo pháp luật là: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật ( 0,5 điểm) Câu 5: Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Liên hệ trách nhiệm của bản thân? ( 2,5 điểm) * Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng ( 1,5 điểm) * Liên hệ: + Học tập tốt, lao động tốt + Rèn luyện đạo đức, tư cách + Quan hệ tốt với bạn bè, gia đinh, xã hội + Nghiêm túc thực hiện pháp luật (1 điểm) Ngày soạn 7/05/2006 Ngày giảng :11/05/2006 Tiết : 35 Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học I. Mục tiêu bài học - Giúp học sinh hệ thống hoá được kiến thức cơ bản đã học, từ đó các em sẽ hiểu về những phẩm chất đạo đức cần có, biết được những việc làm và không được làm mà pháp luật qui định - Biết vận dụng kiến thứcvào cuộc sống hàng ngày để trở thành công dân, học sinh tốt, được mọi người yêu quý , tin yêu. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của thầy: 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại nội dung các bài học trong học kì II III. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: ? Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bài 1: điền nội dung vào ô trống ở trong sơ đồ cho phù hợp: Bài 2: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng pháp luật về hôn nhân Bài 1: Điền vào ô trống cho phù hợp Bài 2: Theo em nhà nước thu thuế để làm gì? Bài tập tinhg huống Baì 1: Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên - Tham gia tích cực vào hoạt động của thanh niên trong trương học và ở địa phương em sinh sống - Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, lối sống theo gương những thanh niên tiên tiến và theo lời dạy của Bác Hồ để sau này trở thành công dân có ích cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Thường xuyên đọc báo, xem ti vi tìm hiểu các cuộc vận động của đoàn, của hội liên hiệp TNVN, cần tích cực tham gia vào các cuộc vận động đó Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ Pháp luật thừa nhận a. Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng b. Hôn nhân khi nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi c. yêu nhau tự nguyện không cần đăng ký kết hôn d. Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế cảu công dân: Dịch vụ a. Đầu tư phát triển kinh tế b. Xây dựng cầu cống, đường xá c.xây dựng bệnh viện, trường học d. Xây dựng quốc phòng, an ninh đ. Mua sắm thiết bị cho cơ quan và trả lương cho công chức của bộ máy nhà nước. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: Anh Minh và chi Huệ cùng được nhận vào làm việc tại xí nghiệp tư nhân chuyên sản xuất giày da, với mức lương theo hợp đồng lao động là 700.000đ một tháng. Sau 1 tháng làm việc , anh Minh được giám đốc xí nghiệp trả đúng tiền công như trong hợp đồng, còn chị Huệ chỉ được trả 500.000đ với lí do là nữ nên lao động không bằng anh Minh mặc dù thực tế chị Huệ làm rất tốt. ? Hỏi: a. Việc giám đốc xí nghiệp trả công lao động cho chị Huệ như vậy có đúng không? b. Chị Huệ muốn khiếu nại với cơ quan và thẩm quyền bảo vệ quyền lợi củamình thì phải gửi đơn đến đâu Đáp án: Sách tình huống GDCD trang 28-29 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân: Điền vào ô trống xác định mối quan hệ vi phạm pháp luật với trách nhiệm pháp lí Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lí Vi phạm luật hình sự Vi phạm luật hành chính Vi phạm luật dân sự VI phạm kỷ luật Bài 2: Lập bảng so sánh Vi phạm Đạo đức Pháp luật Giống nhau Khác nhau Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân: ? Trong các hình thức thực hiện quyền quản lí nhà nước sau đây, hình thức nào là trực tiếp, gián tiếp Quyền Trực tiép Gián tiếp Bầu cử đại biểu quốc hội X Bầu cử ..........Hội đồng nhân dân X Góp ý kiến vào dự thảo xây dựng kinh tế địa phương X Khiếu nại về việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước X Chất vấn đại biểu quốc hội X Bài 1 Bài 2: Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: - Luật nghĩa vụ quân sự thông qua năm nào a. 1981 b. 1982 c.1983 Trường em có những hoạt động quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh liệt sĩ, thương binh nào sau đây: a. Quan tâm đến đời sống và tinh thần b. Vạn động cha mẹ học sinh cùng ủng hộ c. Pháp động học sinh giúp đỡ các bạn gặp khó khăn d. Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn để lập thành tích cho nhà trường Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Những hành vi nào sau đây là biểu hiện của đạo đức và pháp luật: Hành vi Đạo đức Pháp luật - Con có hiếu với cha mẹ - Chăm sóc ông bà - Anh em tranh giành tài sản kế thừa - Gian lận, không trung thực, không thật thà - Trốn thuế nhà nước 4. Củng cố bài: - Giáo viên sơ kết nội dung toàn bài - Nhắc nhở hoàn thành các bài tập ở lớp vào vở
Tài liệu đính kèm: