Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo ( tiết 1)

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo ( tiết 1)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo,

 2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo.

 3. Thái độ: HS biết rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở mọi nơi, mọi việc.

 B. Phương pháp:

 Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10: Bài 8 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( tiết 1)
Ngày soạn: 04/11	
	A. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, 
	2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo.
	3. Thái độ: HS biết rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở mọi nơi, mọi việc.
	B. Phương pháp:
	Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm..
	C. Chuẩn bị của GV và HS:
	1.GV: Sách GV, SGK lớp 9, những tình huống gdcd 9..
	2.HS: Đọc và trả lời những câu hỏi ở phần ĐVĐ.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định tổ chức:( 2 phút)
	II.Bài cũ:( 5 phút) 
Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề:( 3 phút) GV trong xã hôị có những con người bình thường đã làm nên những việc phi thường, những kì tích của thời đại KHKT.
- Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm ( lâm đồng) đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, mặc dù anh không học một lớp kĩ thuật nào.
- Bác Nguyễn Cẩm Lũy có thể di chuyển cả một ngôi nhà, cây đa Bác được mạnh danh là thần đèn. Anh Hoàng Văn Mỵ ( Q Bình) Mắt mù nhưng tâm rất sáng; Bác Bùi Văn Lời(ĐLạt) Ghép thành công hoa Quỳnh.Những việc làm đó thể hiện đức tính gì?...
*HĐ1:( 11 phút) HD học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
GV: Gọi HS đọc truyện: “ Nhà bác học Ê- đi- xơn” và “Lê Thái Hoàng, 1 HS năng động sáng tạo”.
Gv: Ê- đi- xơn đã làm gì để giải quyết khó khăn?
HS: Để có đủ ánh sáng kịp thời mổ cấp cứu cho mẹ, Ê- đi- xơn đã nghĩ ra cách đặt các tấm gương xa giường mẹ và các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí làm cho ánh sáng tập trung lại 1 chỗ để thuận tiện cho thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
Gv: Kể thêm một vài giai thoại của Ê- đi- xơn
Gv: Thái Hoàng đã có cách học như thế nào?
HS: Tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn.
- Đến thư viện tìm đề thi toán quốc tế, dịch sang tiếng Việt để làm.
- Gặp bài toán khó thường thức đến 1, 2 giờ sáng mới thôi.
Gv: Em có nhận xét gì về việc làm của 2 người trong 2 câu chuyện nói trên?
Gv: Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê- đi- xơn và Lê Thái Hoàng?
HS: Mang lại vinh quang cho họ ( 1 người cứu sống được mẹ, trở thành nhà bác học; 1 người đạt huy chương đồng, vàng trong kỳ thi giải toán quốc tế.)
*HĐ2: ( 10 phút) HD h/s tìm hiểu ND bài học.
Gv: Qua tìm hiểu những việc làm của 2 nhân vật trên, em hãy cho biết, thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo?
* Thảo luận nhóm;
- Nêu những biểu hiện của người có tính năng động, sáng tạo và trái lại?
+ N1: Trong lao động.
+ N2: Trong học tập.
+ N3: Sinh hoạt hàng ngày
(Trái lại: Thụ động, máy móc, rập khuôn làm theo những điều đã được hướng dẫn), chỉ muốn lặp lại, bắt chước, không giám thay đổi những cái đã có sẵn; cúng nhắc, ngại thay đổi môi trường.)
* HĐ 3: (10 phút)Luyện tập.
Gv: Kể 1 vài tấm gương năng động sáng tạo đã đem lại kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước?
Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2,3 sgk/30.
1. Khái niệm:
Năng động là: tích cực, chủ động, giám nghĩ giám làm.
 Sáng tạo : Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
* Năng động sáng tạo có nhiều biểu hiện khác nhau trong cuộc sống: 
+ Trong học tập:thể hiện p/pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới...
+ Trong lao động: chủ động, dám nghĩ, dám làm...
+ Trong cuộc sống hằng ngày: lạc quan, tin tưởng, vượt khó, vượt khổ, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại...
	IV.Củng cố( 2 phút):
 - GV hệ thống lại ND bài học.
 	V. Dặn dò( 2 phút): 
- Học bài
 - Xem trước nội dung còn lại của bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc