Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Thực hành - Ngoại khóa: Chủ đề về quyền trẻ em

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Thực hành - Ngoại khóa: Chủ đề về quyền trẻ em

1. Kiến thức

 Giúp HS nắm được một số quyền và những qui định về quyền trẻ em.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng giải quyết các tình huống.

3. Thái độ

- Nghiên túc, có thái độ bảo vệ quyền trẻ em

II. Tài liệu phương tiện:

- Những bài báo liên quan vấn đề trẻ em

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 17: Thực hành - Ngoại khóa: Chủ đề về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/12/2011
Ngày dạy: 15/12/2011
Tiết 17
Thực hành - Ngoại khóa:
CHỦ ĐỀ VỀ QUYỀN TRẺ EM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Giúp HS nắm được một số quyền và những qui định về quyền trẻ em.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng giải quyết các tình huống.
3. Thái độ
- Nghiên túc, có thái độ bảo vệ quyền trẻ em
II. Tài liệu phương tiện:
- Những bài báo liên quan vấn đề trẻ em 
- Một số tình huống liên quan đến quyền trẻ em.
III. Ho¹t ®éng d¹y vµ häc
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, cũng là vần thơ, cũng là câu hát. Những câu thơ trên nói về quyền trẻ em vậy quyền trẻ em như thế nào chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
1/ Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc
a. Nhóm quyền sống còn:
 Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...
b. Nhóm quyền bảo vệ:
 Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
c. Nhóm quyền phát triển:
 Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật...
d. Nhóm quyền tham gia:
 Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
 3. Luyện tập
Bài 1: Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em,đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em. 
- Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi c 
- Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em c 
- Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ c
- Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao 
động thêm 3 năm nữa. 	 c
- Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền 
của các em. 
- Đánh đập trẻ em bị giam giữ 
- Buôn bán trẻ em qua biên giới 
Bài tập 2: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy năm nữa cũng chẳng sao. Mà gia đình anh chị có phải thuộc diện quá khó khăn đâu. Khổ thân hai cháu nhỏ bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đi học. 
Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị? 
Trả lời:
Anh Lai suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai, vì công việc nhà nông bao giờ chẳng nhiều, nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ? Dù còn nhiều việc nhà, việc đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ. 
Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy. Điều 8 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học". Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đều quy định cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con mình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 
Cha mẹ không có quyền giữ con ở nhà không cho đi học khi con mình đang ở độ tuổi đi học. Pháp luật không cho cha mẹ quyền ấy. Trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập của trẻ em thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn: vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm đạo đức của bậc sinh thành. Anh Lai phải cho hai con của mình đi học ngay, không được chờ đợi gì thêm nữa. 
Bài tập 3: Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị em rất đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 14-15 tuổi. Bọn trẻ đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị Hiền rất chiều chúng, cho bạn trẻ nợ dần nhiều lần mới phải trả tiền rượu, thuốc. Tối thứ bảy vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị Hiền thì ông chủ tịch thị trấn cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ
Hỏi: Việc ông chủ tịch thị trấn cho công an đến phạt tiền đối với chị Hiền là đúng hai sai? 
Trả lời: 
Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ, đến sự phát triển bình thường mà còn ảnh hương lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. 
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành các quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống tượu, hút thuốc và trừng trị nghiêm khắc các hành vi này. Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuộc lá cho trẻ, xúi giục, tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 25 Nghị định 49/ CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị phải chịu hình thức phạt tiền là đúng. 
Bài tập 4: Cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 
" Năm nay cháu học lớp 9 và chuẩn bị thi vào trung học phổ thông. Do ba mẹ cháu đặt tên theo vần bố, nên tên của cháu không được hay. ở trong lớp các bạn cứ trêu cháu rất buồn. Cháu muốn đổi tên có được không? Cháu cần phải làm gì để có thể đổi tên được./
Lê Thị Tơ
Châu Thành - Đồng Tháp
 Trả lời: 
Cái tên chỉ là hình thức thôi, không phản ánh nội dung bản chất của học sinh. Thực ra, cháu cứ học giỏi và chăm ngoan là rất tốt. Cháu cũng không nên bận tâm quá về tên của mình. Tuy nhiên, nếu cháu cứ dứt khoát muốn đổi tên thì vẫn có thể đổi được, nhưng phải theo các thủ tục mà pháp luật quy định chứ không được tự tiện sửa chữa giấy khai sinh, sửa chữa giấy tờ liên quan có tên mình. 
Pháp luật nước ta quy định mỗi người đều có quyền thay đổi họ tên. 
Điều 29 Bộ Luật Dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
- Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc con nuôi yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt cho mình. 
- Thay đổi họ, tên của người lưu lạc từ nhỏ nay tìm ra nguồn gốc huyết thuốc của mình. 
Nếu việc đổi tên của cháu thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bố mẹ cháu phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, kèm theo các giấy tờ khác như sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh (qua Sở Tư pháp). Chỉ khi nào có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận thì mới được chính thức đổi tên.
4. Củng cố:
? Em hãy nêu 1 số việc làm thể hiện quyền trẻ em
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Ôn lại một số quyền trẻ em
- Chuẩn bị giờ tới học chủ đề Giáo dục môi trường
1. Các khái niệm
a. Khái niệm	 môi trường
	Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh trái đất, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của mọi lĩnh vực sống.
b. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Là môi trường bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm bẩn hoặc tiếng ồn quá giới hạn cho phép, hoặc do sự khai thác của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ sự cân bằng sinh thái
¶ Mục đích của việc GD môi trường
Nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. 
2 Nội dung giáo dục môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
Bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của quần xã sinh vật và tôn trọng sự cân bằng hệ sinh thái.
Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống lại những hành vi ô nhiễm môi trường.
Có ý thức giữ gìn sự trong lành của môi trường sống hàng ngày của con người ở mọi nơi, mọi chỗ.
b. Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
Tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái
Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó
Rèn luyện và hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong lành của môi trường sống xung quanh con người, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn và làm sạch môi trường.
3. Các biện pháp giao dục môi trường
Thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội.
Tổ chức trao đổi, tọa đàm, tranh luận qua các buổi sinh hoạt về môi trường và bảo vệ môi trường.
Tổ chức cho học sinh tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
Tham quan, du lịch môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17 THUC HANH QUYEN TRE EM.doc