Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài thứ 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài thứ 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1354Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 24 - Bài thứ 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 2/ 2011
Ngày giảng:
9A..
9B.. Tiết 24
Bài 14 . QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
2. Kĩ năng.
Phân biệt được hành vi, việc làm đúng, với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
3. Thái độ.
Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
II. Chuẩn bị. 
Giáo viên. Bộ luật lao động 2002.
Học sinh. Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 9A  9B..
2. Kiểm tra bài cũ. 
H: Em hiểu thế nào là tự do kinh doanh?
 Thuế là gì? CD có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần đặt vấn đề.
HS: Đọc.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề.
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
H : Em hãy cho biết suy nghĩa của mình về việc làm của ông An
HS: Trả lời.
- Tạo công ăn việc làm cho Thanh niên, có thu nhập ổn định -> góp phần vào sự phát triển đất nước.
(đọc điều 5 - Luật Lao động - sgk)
GV : Nhận xét, bổ sung.
Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ.
H : Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hồng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
HS : Được coi là hợp đồng lao động, vì:
+ Có sự thỏa thuận giữa hai bên: Chị Ba là người lao động, CT Hồng Long là người sử dụng lao động.
+ Bản cam kết thể hiện được các nội dung chính của hợp đồng lao động như: nội dung công việc, tiền công, thời gian làm việc
H : Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Như vậy có phải là VP hợp đồng lao động không?
HS : Không thể tự ý thôi việc mà không báo trước. Vì như vậy là đã vi phạm cam kết (hợp đồng lao động)
GV: Bên nào vi phạm hợp đồng lao động thì bên đó phải bồi thường thiệt hại (ví dụ)
* Có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến 36 tháng).
- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
H : Theo em, quyền lao động của CD được thể hiện như thế nào?
HS: Tự sử dụng sức lao động của mình để học nghề, kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích.
H : Theo em, tại sao nói lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của CD?
HS : Trả lời.
GV :Bổ sung.(SGV)
Quyền: được lựa chọn việc làm, ngành nghề
- Nghĩa vụ: để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
H : Lao động là gì?
H : Hàng ngày em có những hoạt động lao động nào ?
HS : Tự liên hệ.
H : Có mấy hình thức lao động ? đó là những hình thức nào ?
HS ; Có 2 hình thức.
GV: Nếu không lao động thì con sẽ không làm ra của cải vật chất, giá trị tinh thần -> đời sống gặp khó khăn, đất nước kém phát triển
H : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của CD?
HS : Trả lời.
GV: Tất cả mọi quyền lợi đều đi liền với nghĩa vụ và trong Lao động cũng vậy.
- Gv đọc điều 20 - Bộ luật Lao động 
H: Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền, nghĩa vụ lao động của công dân?
H: Pháp luật có những quy định gì về việc sử dụng lao động trẻ em?
HS: Trả lời.
GV: Chốt một số ý.
H: Em hãy nêu một số hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ lao động của công dân?
HS: Thuê trẻ em dưới 15 tuổi làm việc..Bắt ép người lao động phải làm nhiều giờ trong ngày hoặc làm liên tục không có ngày nghỉ, không kí hợp đồng với người lao động, tự ý đuổi việc người lao động, người lao động tự ý bỏ việc khi chưa hết hợp đồng
H: Vậy việc lao động hàng ngày của các em có vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân hay không? (Lao động giúp cha mẹ, bản thân ham chơi không phụ giúp gia đình)
HS: Trả lời.
* Hoạt động 3. Luyện tập.
 GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2,3
HS: Suy nghĩ làm bài.
GV: Gọi HS trình bày.
HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
I . Đặt vấn đề.
- Việc làm của ông An: Tạo công ăn việc làm cho Thanh niên, có thu nhập ổn định -> góp phần vào sự phát triển đất nước.
- Giữa chị Ba và công ti Hồng Long đã có hợp đồng lao động. Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước. Vì như vậy là đã vi phạm cam kết (hợp đồng lao động)
II. Nội dung bài học.
1. Lao động.
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
+ Quyền: CD có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình đẻ học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Nghĩa vụ: CD lao động để nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất.
3. Trách nhiệm của nhà nước.
Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất và kinh doanh tạo việc làm cho người lao động.
4. Quy định của pháp luật về sử dụng lao động ở trẻ em.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
- Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
III. Bài tập.
Bài tập 2.
Hà mới 16 tuổi, do đó em chỉ có thể tìm việc làm trong 2 cách b và c
Bài tập 3.
Quyền lao động là các quyền b, d, e.
4. Củng cố.
GV khái quát lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài 
- Ghi bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị trước bài ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc