Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân ( tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân ( tiếp)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.

- Kể được các loại vi phạm pháp luật.

- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.

- Kể được các loại vi phạm pháp luật.

2. Kĩ năng.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1586Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân ( tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 3/ 2011
Ngày giảng:
9A..
9B.. Tiết 28
Bài 15. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN ( Tiếp)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
- Kể được các loại vi phạm pháp luật.
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại vi phạm pháp luật.
2. Kĩ năng.
Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách trách nhiệm pháp lí
3. Thái độ.
- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
II. Chuẩn bị. 
Giáo viên. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002
Học sinh. Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 9A  9B..
2. Kiểm tra bài cũ. Vi phạm pháp luật là gì? Các loại vi phạm pháp luật?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật.
Hoạt động 1. Tìm hiểu tiếp nội dug bài học.
Con người luôn có các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Trong quá trình thực hiện các quy định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ có những ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét các hành vi vi phạm pháp luật giúp chúng ta tránh xa các tệ nạn xã hội..
- Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quản lí đất nước, quản lí xã hội, mỗi người chỉ được phép lựa chọn cách xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu làm trái, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình- đó chính là trách nhiệm pháp lí.
H: Vậy trách nhiệm pháp lí là gì?
HS: Trả lời.
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
H: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Kể tên?
HS: Có 4 loại trách nhiệm pháp lí.
- trách nhiệm hình sự.
- trách nhiệm hành chính.
- trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỉ luật.
GV: Giảng, lấy vd minh họa.
Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội buôn bán ma túy phải chịu phạt tù..
Trách nhiệm hành chính: Đi xe không đội mũ bảo hiểm phải chịu phạt tiền.
Trách nhiệm dân sự: vi phạm hợp đồng phải chịu bồi thường thiệt hại..
Trách nhiệm kỉ luật. HS vi phạm nội quy của trường, lớp phải chịu phạt theo quy định của trường , lớp.
H: Đối với những hành vi vi phạm pháp luật ở tiết trước chúng ta vừa đưa ra thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?
HS: Trả lời.
H: Học sinh trường em nếu vi phạm kỉ luật thì bị xử lí như thế nào?
HS: Tự liên hệ. 
H: Ai là người có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm?
HS: Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền như tòa án, cơ quan quản lí nhà nước mới có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí với người vi phạm pháp luật.
H: Việc áp dụng áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm có ý nghĩa gì?
HS: Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm pháp luật. giáo dục cho họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật.
Hình thành và bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật, công lí trong nhân dân.
Ngăn chặn, hạn chế từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm trong xã hội..
H: trách nhiệm của công dân?
HS: Trả lời
GV: Mọi công dân phải tỏ rõ thái độ không đồng tình, phê phán với những hành vi vi phạm..
GV: Yêu cầu HS đọc điều 12 Hiến pháp 1992
HS: đọc
GV: kết hợp giải thích các thuật ngữ.
- Năng lực trách nhiệm pháp lí
- Các biện Pháp ta pháp..
Hoạt động 2. Luyện tập.
GV: Cho HS làm bìa: 5,6 trang 55, 56
HS: cả lớp làm bài, phát biểu
GV:bổ sung, chữa bài
I.Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
Vi phạm pháp luật.
các loại vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
4. Các loại trách nhiệm pháp lí:
Có 4 loại trách nhiệm pháp lí.
- trách nhiệm hình sự.
- trách nhiệm hành chính.
- trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỉ luật
5. ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm pháp luật. giáo dục cho họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
- Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật.
- Hình thành và bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật, công lí trong nhân dân.
- Ngăn chặn, hạn chế từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm trong xã hội..
6. Trách nhiệm của công dân:
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp và pháp luật.
- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật.
III. Bài tập.
 bài 5: 
-ý kiến đúng: c, e.
- ý kiến sai: a, b, d, đ
Bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:
Giống: là những quan hệ xã hội và đều dược pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo.
Khác nhau: 
- Trách nhiệm đạo đức:
bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt ; 
- Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước
4. Củng cố.
H: Vậy trách nhiệm pháp lí là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Kể tên?
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Về nhà học bài , làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28.doc