Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29 - Bài thứ 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29 - Bài thứ 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

2.Kĩ năng.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 29 - Bài thứ 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4/ 4/ 2011
Ngày giảng:
9A..
9B.. Tiết 29
Bài 16. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN.
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
2.Kĩ năng.
- Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi. 
3. Thái độ.
- Tích cực tham gia công việc của trường, lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: - Hiến pháp 1992.
Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ. 
H: Trách nhiệm pháp lí là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Phân biệt từng loại trách nhiệm pháp lí.?
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: Đọc.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
H: Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
HS: Trả lời
- Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi bổ sung dự thảo Hiến Pháp
- Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
H:Nhà nước quy định những quyền đó là quyền gì?
HS: Trả lời.
H: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận:
Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan , các tổ chức nhà nước thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện giúp đỡ các cán bộ nhà nước thực hiện tốt công vụ.
GV: Gợi ý cho HS lấy 1 số ví dụ.
Đối với công dân:
- Tham gia , góp ý kiến xây dựng hiến pháp và pháp luật.
- Chất vấn các đại biểu quốc hội
- Tố cáo khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước.
- Bàn bạc quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Xây dựng các quy ước của xã thôn về nếp sống văn minh và chống các tệ nạn xã hội.
Đối với HS:
- Góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma túy.
- Bàn bạc quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó.
- ý kiếnvới nhà trường về tình trạng học ca 3, bàn ghế của HS, vệ sinh môi trường.
Hoạt động 3.Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
H: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 
 HS: Trả lời
H: Lấy VD minh họa về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của CD?
HS:VD quyền được bầu cử đại biểu quốc hội..
Quyền khiếu nại, tố cáo..
H: Học sinh tham gia quyền quản lí nhà nước, quản lí xã hội như thế nào?
HS: VD Tham gia góp ý về việc xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em ở địa phương, góp ý về việc thực hiện BVmôi trường ở địa phương, an toàn giao thông ở địa phương, về những hiện tượng bạo hành trẻ em, lạm dụng sức lao động của trẻ em ở địa phương..
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu HS đọc tư liệu tham khảo
HS: Đọc bài.
GV: Kết luận toàn bài.
* Hoạt động 3. Luyện tập.
GV: Cho HS làm bài tập 1 SGK
H: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện quyền tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
I . Đặt vấn đề.
* Thể hiện quyền:
- Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi bổ sung dự thảo Hiến Pháp
- Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
Những quy định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Những quy định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
II. Nội dung bài học.
1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền: Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.
III. Bài tập.
Bài tập 1.
Các quyền thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân:
- Quyền bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.
- Quyền ứng cử vào QH, HDND.
- Quyền khiếu nại, tố cáo.
- Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
4. Củng cố.
H: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Về nhà học bài , làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc