A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
3. Thái độ: Hs biết tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Phương pháp:
Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
TIẾT 7: Bài 7 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC Ngày soạn: 15/10 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ. 3. Thái độ: Hs biết tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.. C. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: Sách GV, SGK lớp 9. 2. HS: Sưu tầm những truyền thống tố đẹp của dân tộc. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức(2 phút): II. Bài cũ:(5 phút) a) Hợp tác là gì? b) Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách và nguyên tắc nào khi hợp tác cùng phát triển với các nước khác. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(2 phút) Dân tộc VN có truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc. Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vai trò của nó như thế nào? Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về điều ấy. *HĐ1:( 12 phút) HD học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. -Gọi 2 hs đọc “Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta” và chuyện về một người thầy Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? (Truyền thống quí báu. - Trở thành sức mạnh Truyền thống chống giặc ngoại xâm - Phải ghi nhớ. - Phải phát huy ) Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? (Tuy làm quan to nhưng vẫn luôn nhớ tới thầy Cư xử: kính cẩn, lễ phép. thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.) Nhóm 3,4: Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN mà em biết và nêu 1 số biểu hiện của truyền thống đó? (Một số truyền thống: nhân nghĩa; tôn sư trọng đạo; truyền thống dựng nước; Thờ cúng tổ tiên; Áo dài Vn; Hát dân ca; T/c Festival âm nhạc Na-Uy, Ấn Độ, VN; dòng họ; truyền thống văn hoá;...) *HĐ2:( 10 phút) HD tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Qua tìm hiểu bài, em hãy cho biết, thế nào là truyền thống?. Gv:Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Gv: Kể 1 số biểu hiện về truyền thống tốt đẹp của dân tộc? *HĐ3(10 phút): Học sinh thảo luận nhóm theo nd BT1 SGK. - Gọi các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét. *Dự kiến: Đáp án đúng:a, c, e, i , h, l Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu truyền thống và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống. Gv: Bên cạnh truyền thống dân tộc tốt đẹp,còn có những truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực nào? VD. (Tập quán lạc hậu; tư tưỏng ích kỉ, hẹp hòi;tục lệ ma chay,cưới xin, lễ hội lãng phí; mê tín dị đoan...) Gv: Theo em phong tục và hủ tục có gì khác nhau? Gv: Qua tìm hiểu BT em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy thuyền thống tốt đẹp của dân tộc? 1.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc : Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế khác. - Biểu hiện truyền thống: yêu nước; Chống giặc ngoại xâm; đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,... - Các truyền thống văn hoá: phong tục tập quán, ứng xử. - Nghệ thuật: tuồng, chèo, dân ca. 2. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Là trân trọng, bảo vệ, tích cực tìm hiểu, học tập, thực hành theo những chuẩn mực giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống dân tộc ta được tiếp tục và toả sáng. IV.Củng cố(2 phút): - GV hệ thống lại ND bài học. - Gọi 1 HS đọc lại phần bài học. V. Dặn dò(2 phút): - Học bài - Làm BT 2, 4 SGK. - Xem nội dung còn lại của bài.
Tài liệu đính kèm: