Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 9

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 9

A- Phần chuẩn bị:

I- Mục tiêu bài dạy:

1- Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hện của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư.

2- Kĩ năng:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư; biết tự kiểm tra hành vi của mìnhvà rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 65 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/ 9/ 2006	 Ngày giảng: 6 /9 / 2006
Tiết1.
Bài 1: 	Chí công vô tư
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hện của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư.
2- Kĩ năng:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư; biết tự kiểm tra hành vi của mìnhvà rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3- Thái độ:
- Biết quý trọng và ủng hộnhững việc làm thể hiện chí công vô tư; biết phê phán, phản đối những hành vi tự tư, tự lợi thiếu chí công vô tư.
II- phương pháp:
- Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
- Tạo tình huống, giải quyết, nêu gương.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV lớp 9.
- Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bảng phụ.
2- Trò:
- SGK + vở ghi.
- Chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của HS.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (4’)
Chuyện kể về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miến phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi văn Hiền nhà ở thôn Thái bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì- Hà Tây
? Câu chuyện trên nói lên đức tính gì của ông giáo làng?
- HS trả lời.
- GV: Để hiểu được thế nào là chí công vô tư? chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 1: Chí công vô tư
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
GV
GV
GV
GV
HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
*/ Thảo luận:
Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì?
Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Mục đích mà bác theo đuổi là gì?
Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của CTHCM?
Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM của đức tính gì?
Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và cần thiêt cho tất cả mọi người thể hiện sự công bằng
Lấy VD việc làm thể hiện chí công vô tư?
Quay lại câu chuyện:
Sự nghiệp và cuộc đời của bác đã tác động tới tình cảm của ND ta như thế nào?
Sống và làm việc như tô hiến Thành và Chủ tịch HCM sẽ có lợi gì cho tập thể và cho XH?
Sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy, đen lại lợi ích cho tập thể và XH
Các bạn trong lớp chúng ta đã biết xử sự chí công vô tư chưa? Vì sao?
Là HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư NTN?
Phải nhận thức đúng để phân biệt giữa chí công vô tư và không chí công vô tư
- HS đọc câu danh ngôn trong SGK.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT – HS nhận xét – GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT – HS nhận xét – GV bổ xung.
I- Đặt vấn đề:
1- Khi Tô Hiến Thành ốm:
+ Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
+ Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
- việc làm của THT là xuất phát từ lợi ích chung, là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
2- Bác Hồ:
- Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân đân được ấm no, hạnh phúc.
- Mục đích sống: “ làm cho ích quốc, lợi dân”
- Là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã chọn đời mình cho quyền lợi của DT, của đất nước và hạnh phúc của ND.
-> Chí công vô tư.
II- Bài học:
1- Khái niệm:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
VD: Luôn cố gắng làm việc bằng tài năng, sức lực của mình
- Nhờ phẩm chất cao đẹp đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của ND ta đối với Bác. Đó là sự tin yêu kính trọng, sự khâm phậc, lòng tự hào và sự gắn bó, gần gũi, thân thiết.
2- ý nghĩa:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng,dân chủ, văn minh. Được mọi người kính trọng, tin cậy.
3-Rèn luyện chí công vô tư:
- Có thái độ ủng hộ người chí công vô tư.
- Phê phán hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng.
III- Luyện tập:
*/ Bài 1 tr – 5:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: d, e. Vì giải quyết công việc công bằng, hợp lý, xuất phát từ lợi ích chung.
- Hành vi không chí công vô tư: a, b ,c, đ.
*/ Bài 2 tr – 5:
- Tán thành với ý kiến: d, đ.
- Không tán thành ý kiến: a, b, c.
a- Vì chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho tất cả mọi người
*/ Củng cố:
? Thế nào là chí công vô tư?
? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
? Để có đức tính chí công vô tư HS cần phải rèn luyện như thhế nào?
III- Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 3, 4 trang 6.
- Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK và trả lời phần gợi ý câu hỏi.
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết 2.
Bài 2: Tự chủ
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự cần thiết phải rèn luyện về cách rèn luyện để trở thành người có tự chủ.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ, đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3- Thái độ:
- Tôn trọng những người biết sống tự chủ, có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc của bản thân.
II- Phương pháp:
- Thảo luận, liên hệ bản thân, tập thể, xã hội.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.
2- Trò:
- Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của chí công vô tư?
- Đáp: Là phẩm chất đặc điểm của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta không bi quan, chán nản. Vẫn tiếp tục khắc phục những khó khăn đó để học tập và làm việc tốt đó chính là người có tính tự chủ. Vậy để hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
?
GV
?
?
GV
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
- H/S đọc phần đặt vấn đề.
- GV nhận xét.
Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
Qua những việc làm đó theo em bà Tâm là người như thế nào?
N đã từ một H/S ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? 
Vì sao N lại có kết cục như vậy?
Bà Tâm và N ai là người có tính tự chủ?
Vậy qua tìm hiểu em hiểu thế nào là tự chủ?
Trước mọi sự việc người có tính tự chủ thường bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, gặp khó khăn không sợ hãi, không chán nản. Trong cư sử thường ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự luôn biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình.
Em hãy cho cô biết vì sao chúng ta cần có tính tự chủ?
Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
Có tính tự chủ sẽ giúp chúng ta
- H/S chơi trò chơi tiếp sức:
Tìm những biểu hiện tự chủ và thiếu tự chủ?
Bổ xung.
Lấy ví dụ cụ thể trong HT, lao động
*/ Tình huống:
Hà là H/S lớp 9 hoàn cảnh gia điình rất khó khăn, mẹ đau ốm liên tục nhưng Hà vẫn quyết tâm học. Cuối năm Hà đạt H/S giỏi
Em có nhận xét gì về bạn Hà?
Hà vượt qua được những khó khăn đó là vì bạn Hà có tính tự chủ.
Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào?
Khi có người rủ em làm điều gì đó sai trái em sẽ làm gì?
Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Nhất là H/S cần phải rèn luyện
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Cần tìm ra cách ứng xử tự điều chỉnh hành vi của mình.
Em hãygiải thích câu ca dao trong SGK?
- H/S đọc yêu cầu bài tập.
- H/S làm bài tập- H/S nhận xét -> GV.
Đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Em có nhận xét gì về việc làm của Hằng? Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
Một bạn đang học bài, một bạn đến rủ đi chơi không đi
I- Đặt vấn đề: (13’)
1- Một người mẹ:
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Tích cực giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS.
- Vận động mọi người không xa lánh họ.
-> Làm chủ được tính cảm, hành vi của mình nên vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
2- Chuyện của N:
- Bạn bè rủ rê hút thuốc
- Thi trượt buồn chán, tuyệt vọng hút thử
- Tham gia trộm cắp
-> Vì không làm chủ được bản thân suy nghĩ và hành vi thiếu cân nhắc.
-> Bà Tâm là người có tính tự chủ.
II- Bài học: (15’)
1- Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.
- Tự chủ vượt qua mọi thư thách, khó khăn và sự cám dỗ
2- ý nghĩa:
Tự chủ giúp chúng ta biết sống đúng đắn, cư xử có đạo lý, có văn hoá. Đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
- Tự chủ: Không nóng nảy, không vội vàng. Chín chắn, tự tin, ôn hoà, kiềm chế, bình tĩnh, mềm mỏng
- Thiếu tự chủ: Vội vàng, nóng nảy, sợ hãi, chán nản, không vững vàng, cáu  ... nay là lực lượng nòng cốt, họ là những người được đào tạo, giao dục toàn diện.
*/ Củng cố: (3’)
?- Trách nhiệm của thanh niên ngỳa nay trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (3’)
- Học thuộc nội dung bài học 1 trong SGK.
- Làm bài tập: 2, 6 trang 36.
- Xem trước phần nội dung còn lại.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:. Ngày giảng:
Tiết 20 .
Bài 11: trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp
 công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
 (Tiết 2)
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu nhiệm vụ của thanh niên, H/S trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
2- Kĩ năng:
- Có kĩ năng chuẩn bị hành trang để tham gia vào các công việc của đất nước.
3- Thái độ:
- Xác định vị trí, vai trò của bản thân trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước .
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Diễn giải.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
2- Trò:
- Đọc trước bài, trả lời phần gợi ý câu hỏi.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?
- Đáp: Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật; tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chinh trị; có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển các năng lực, rèn luyện sức khoẻ Tham gia tích cực các hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu CNH- HĐH Xây dựng thành công CNXH.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Tiết 1 các em đã hiểu được sự nghiệp CNH- HĐH và biết được trách nhiệm của thanh niên trong dự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Vậy để hiểu được nhiệm vụ của thanh niên, H/S chúng ta cùng nhau
*/ Nội dung bài:
*/ Thảo luận: ( 2 nhóm)
Là thanh niên, H/S đang ngồi trên ghế nhà trường nhiệm vụ của các em là gì?
Đang là H/S ngồi trên ghế nhà trường, phải nghe theo lời ông bà, cha mệ, thầy cô, đoàn kết với bạn bè, hăng say học tập và rèn luyện tích cực tham gia các hoạt động của tập thể và xã hội như: Hoạt động đoàn, phát triển văn hoá, văn nghệ, TDTT, hoạt động tuyên truyền, vệ sinh môi trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa
H/S đọc lại bài học
Là H/S đang ngồi trên ghế nhà trường thì ta cần có nhiệm vụ gì?
Trách nhiệm và nhiệm vụ của H/S là học tập, rèn luyện để trang bị kiến thức, rèn luyện các năng lực, phẩm chất và sức khoẻ để đảm nhận sứ mệnh lịch sử của tuổi trẻ như đồng chí tổng Bí Thư đã nói.
H/S làm bài-> H/S nhận xét -> GV.
- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- H/S làm bài tập- H/S nhận xét -> GV.
- Việc làm thiếu trách nhiệm của thanh niên.
- H/S làm bài tập trên bảng phụ.
II- Bài học (tiếp): (18’)
- N1: Ra sức hoá tập văn hoá, khoa học kĩ thuật
- N2: Cố gắng học tập, say mê tìm tòi học hỏi.
- Rèn luyện đạo đức.
- Sống lành mạnh, không ham chơi đua đòi, không xa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện ngập, trộm cắp
- Vạch ra kế hoạch thực hiện phấn đấu và rèn luyện.
- Xác định mục đích lí tưởng sống đúng đắn.
- Không vi phạm nội qui, qui chế của trường lớp và xã hội.
2- Nhiệm vụ của thanh niên, H/S:
+ Ra sức học tập, rèn luyện.
+ Xác định lí tưởng sống đúng đắn.
+ Vạch ra kế hoạch hoạ tập, rèn luyện, lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của H/S .
III- Luyện tập: (14’)
*/ Bài 1 (2) SGK- tr 39:
- H/S kể.
- Học tinh thần bất khuất, dám hi sinh tính mạng vì dân tộc Học ở sự quyết tâm vượt khó, giám nghĩ giám làm, năng động, sáng tạo.
*/ Bài 2 (3) SGk- tr 39:
- Đó là những thanh niên khôn xác định đúng lí tưởng sống, ưu thích sự an nhàn, chỉ biết hưởng thụ, không chịu khó học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất , năng lực -> Không có ích cho con người, gia đình và xã hội.
*/ Bài 3 (6) SGK- tr 39:
- Đáp án: c, e, i.
*/ Củng cố: (4’)
?- nhiệm vụ của thanh niên, H/S trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì?
?- Học xong chương trình THCS bản thân em sẽ làm gì?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 4, 7 trong SGK, trang 39- 40.
- Chuẩn bị bài 13 cho tiết sau.
Ngày soạn:. Ngày giảng:
Tiết 21 .
Bài 11: quyền và nghĩa vụ của công dân 
trong hôn nhân
(Tiết 1)
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.
2- Kĩ năng:
- Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp. Biết ứng xử những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân, không vi phạm qui định pháp luật về hôn nhân.
3- Thái độ:
- Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân, ủng hộ việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghiac vụ của công dân trong hôn nhân.
II- Phương pháp:
- Kết hợp đàm thoại, thảo luận. (nhóm, lớp)
- Tìm hiểu thực tế, xử lý tình huống, phân tích.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bảng phụ.
2- Trò:
- Học và làm bài tập cũ.
- chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Em hãy cho biết nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?
- Đáp: 
+ Ra sức học tập, rèn luyện phảm chất năng lực...
+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn.
+ Vạch ra kế hoạch học tập và rèn luyện
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Để hiểu được hôn nhân là gì và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam như thế nào, quyền và nghiac vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân như thế nào
*/ Nội dung bài:
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
?
?
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
?
- H/S đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
*/ Thảo luận:
Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của T?
Gây hậu quả gì? 
-> Vất vả, gầy yếu
Em có suy nghĩ gì về tình yêu giữa M và H? Hậu quả?
( Vất vả, gầy yếu, cha mẹ hắt hủi)
Qua thông tin trên em hãy cho biết đó có phải là hôn nhân hợp pháp không? Cuộc sống của họ sẽ như thế nào?
Em quan niệm như thế nào là tình yêu?
Tuổi đủ kết hôn là bao nhiêu?
Trách nhiệm của vợ chồng trong gia đình như thế nào?
Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là hôn nhân?
Em hiểu thế nào là bình đẳng, tự nguyện?
Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm như thế nào?
Để có hôn nhân bền vững thì cần có tình yêu như thế nào?
Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là thế nào?
Thô lỗ, nông cạn, cẩu thả, vụ lợi, ích kỷ
- H/S đọc BH 2 (a) những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
*/ Thảo luận:
Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng?
Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hôn nhân?
Để được kết hôn cần có những điều kiện nào?
Nhà nước cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về hôn nhân?
Vì sao pháp luật lại có những qui định chặt chẽ như vậy? Việc đó có ý nghĩa như thế nào?
I- Đặt vấn đề: (12’)
1- Chuyện của T:
- Giữa T và K không có tình yêu.
- Do sự sắp đặt của gia đình.
- Hôn nhân không hợp pháp: T chưa đủ tuổi.
2- Nỗi khổ của M:
- Tình yêu giữa H và M không được gia đình chấp nhận -> Tình yêu không lành mạnh -> Tình cảm không bền vững, thiếu trách nhiệm.
=> Tình yêu không bình đẳng, không tự nguyện, không được sự thừa nhận của nhà nước -> Gia đình không hạnh phúc.
- Tình yêu phải xuất pháp từ sự đồng cẩm sâu sắc giữa 2 người là sự chân thành, tôn trọng nhau.
-> Thương yêu, bình đặng tin tưởng nhau.
II- Bài học: (19’)
1- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
-> Tình cảm không bền vững, vụ lợi. (Tham giàu sang, địa vị) thiếu trách nhiệm.
-> Phải có tình yêu chân chính, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc hiểu, thông cảm, tôn trọng, tin tưởng nhau có trách nhiệm, vị tha, nhân ái
* Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
- Là vì tiền vì danh vọng, bị ép buộc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh như T.
2- Những qui định của pháp luật về hôn nhân:
a- Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở Việt Nam:
- Hai bên tự tìm hiểu, tự đến với nhau với tình cảm chân thật không chung vợ chung chồng; vợ chồng có quyền lợi như nhau
+ Hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, một vợ một chồng, bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với các dân tộc
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
b- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
* Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên.
- Nữ 18 tuổi trở lên, do tự nguyện được đăng kí tại cơ quan nhà nước.
* Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ hoặc chồng, người bị bệnh tâm thần người cùng dòng máu trực hệ
- Chung vợ, chung chồng không được nhà nước thừa nhận.
- Để mọi công dân hiểu, thực hiện, tránh vi phạm
-> Đảm bảo quyền của công dân trong hôn nhân.
*/ Củng cố: (4’)
? Thế nào là hôn nhân?
? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?
? Quyền và nghiac vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (3’)
- Học nội dung bài học trong SGK.
- Bài tập: Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi ơhạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD9(5).doc