Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Thị Thu Nguyên

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Thị Thu Nguyên

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1-Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2.Kỹ năng:

- Biết phân biệt thế nào là hành vi chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.

- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 25 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trần Thị Thu Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn: 20/08/2011
 Tiết 1 
Bài 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1-Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2.Kỹ năng:
- Biết phân biệt thế nào là hành vi chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. 
3.Thái độ:
-Đồng tình, ủng hộ những việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
-Phê phán ,phản đối những hành vi thể hiện tự tư, tự lợi., thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
 Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
 Kĩ năng tư duy phê phán.
 Kĩ năng ra quyết định.
 kĩ năng giải quyết vấn đề.
III. TÀI LIỆU: 
SGK,SGV GDCD 9
Một số câu chuyện, ca dao ,tục ngữ về phẩm chất chí công vô tư
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị: -Kiểm tra HS đã đủ sách vở chưa.
2.Giới thiệu bài mới: Chuyện về một ông già 86 tuổi đời đã có lương hưu trí.Ông vẫn còn đi dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.Đó là ông giáo Bùi Văn Huyền ở xã Đông Thái, Huyện Ba Vì ,Hà Tây đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời” Học được cái chữ người và mang trả cho người”
-GV : Đặt câu hỏi:Câu chuyện nói về đức tính gì của ông giáo Huyền?
-HS trả lời.
-GV: để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay 
3.Các hoạt động dạy bài mới:
Hoạt động của GV &HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
HS đọc ĐVĐ, cả lớp theo dõi
-GV chia HS ra 6 nhóm.
HS thảo luận nhóm theo các câu gợi ý SGK
HS báo cáo kết quả thảo luận lần lượt theo các câu gợi ý SGK, và theo sự hướng dẫn của GV.
- GV kết luận.
GV chốt lại: Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp, tronh sáng, và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữ nhận thức và việc làm cụ thể.
Hoạt động 2:Xây dựng nội dung bài học.
GV nêu câu hỏi: HS trả lời.GV rút ra bài học.
Câu 1: Thế nào là chí công vô tư?
- HS trả lời ( nếu cần gọi HS khác bổ sung.)
- GV chốt lại
Câu 2: Phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời
Câu 3: Chúng ta cấn rèn luyện chí công vô tư ra sao?
- HS trả lời
Câu 1:Khi Tô Hiến Thành ốm,Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
-Trần Trung Tá mãi việc chống giặc nơi biên cương.
Câu 2:Tô Hiến Thành dùng ngưòi là hoàn toàn vào việc: ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
Câu 3:Việc làm của là xuất phát từ lợi ích chung. Ông thực sự là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Câu 4: Mong muốn của Bác Hồ là đất nước được giải phóng nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
-Mục đích sống của Bác Hồ là ích quốc lợi dân.
Câu 5 : Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác Hồ luôn là sự gắn bó thân thiết. Sẽ không có ngôn từ nào diễn tả hết lòng biết ơn và tình cảm của chúng em đối với Bác.
Câu 6 : Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
I.Nội dung bài học:
1.khái niệm: 
 Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người,thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, và đạt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Ý nghĩa:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
3. Rèn luyện:
-Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
-Phê phán hành động trái chí công vô tư.
4.Củng cố: 
-Bài tập 2 SGK : cả lớp làm bài.GV gọi các cá nhân HS trả lời, bổ sung, GV chốt ý đúng.
Tán thành các quan điểm sau :d, đ.Không tán thành :a, b, c.
-GV tổng kết toàn bài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta rất cần những người có phẩm chất chí công vô tư.
HS cần học tập, noi gương thế hệ cha ông có phẩm chất chí công vô tư.Quyết tâm rèn luyện phẩm chất chí công vô tư để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
5.Dặn dò:
Học bài. Tìm những tấm gương tốt.
Chuẩn bị bài học giờ sau: Tự chủ.
 Tuần 2 Ngày soạn: 27/08/2011
 Tiết 2 
Bài 2. TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
-Thế nào là tự chủ, biểu hiện cuả người có tính tự chủ, ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hôi.
-Vì sao con người phải có tính tự chủ. 
2.Kỹ năng:
-Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
-Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3.Thái độ:
-Tôn trọng những người biết sống tự chủ. Có ý thức rèn luyện tự chủ.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng ra quyết định.
 KN kiên định.
KN thể hiện sự tự tin.
 KN kiểm soát cảm xúc.
III. Tài liệu: SGK,SGV GDCD 9
IV. Lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Hãy nêu khái niệm về chí công vô tư? Cho ví dụ?
 -Cho biết ý nghĩa của chí công vô tư?
2.Giới thiệu bài mới: Tự chủ
V.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1:- Tìm hiểu phần đặt vấn đề
-HS đọc phần ĐVĐ: Gọi 1 cá nhân đọc, cả lớp theo dõi.
Các nhóm thảo luận theo các câu gợi ý.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, bổ sung cho nhau.
GV chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV cùng HS trao đổi rút ra bài học:
Câu 1: Thế nào là tự chủ?
- HS trả lời
Câu 2:Biểu hiện của tự chủ như thế nào?
- HS trả lời
Câu 3: Tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời
Câu 4: Chúng ta cần rèn luyện tự chủ ra sao?
- HS trả lời
- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ
- GV: Cho HS thảo luận theo nhóm
+ Nhóm 1: Khi có điều gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào?
+ Nhóm 2: Khi có người rủ bạn làm điều sai trái( hút thuốc, uống rượu) bạn sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ bạn chưa thể đáp ứng được, bạn sẽ làm gì ?
+ Nhóm 4: Vì sao cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác ?
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. Các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV kết luận
Câu 1: Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/ AIDS.
Câu 2:
-Bà nén chặt nỗi đau dể chăm sóc con.
-Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/AIDS.
Câu 3:Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
Câu 4:N là HS ngoan và học khá.
N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy.N trốn học, thi trượt tốt nghiệp.N bị nghiện, trộm cắp
Câu 5: N không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, gây hậu quả cho bản thân, gia đình,và xã hội.
I.Nội dung bài học:
Khái niệm:
-Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
Biểu hiện: 
-Thái độ bình tĩnh,tự tin.
-Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3. Ý nghĩa:
-Tự chủ là một đức tính quý giá.
-có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
-Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4.Rèn luyện:
-Suy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động.
-Xem xét, thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
-Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
- Em sẽ kìm chế bản thân, suy nghĩ để tìm hiểu vấn đề, không nên nóng vội phán xét
- Sẽ khéo léo từ chối và kiên quyết không làm theo họ. Chỉ cho bạn biết đó là những điều HS không nên làm 
- Em sẽ cố gắng, không làm phiền lòng cha mẹ nữa và chờ đợi khi cha mẹ có điều kiện đáp ứng mình thì lúc đó sẽ xin cha mẹ
- Vì như vậy sẽ không làm phiền lòng người khác. Làm chủ được bản thân.Giúp ta có được mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp
4.Củng cố: 
-Bài tập 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
a.Người tự chủ biết kìm chế ham muốn bản thân.
b.Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động.
c.Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
d.Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.
e.Người có tính tự chủ không quan tâm hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
f.Cần giữ thái độ ôn hoà,từ tốn trong giao tiếp với người khác.
-Bài tập 2: Giải thích câu ca dao: Dù ai nói ngã nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 -Kết luận toàn bài: Tự chủ là một đức tính quý giá. Nếu mỗi chúng ta ai cũng có tính tự chủ thì mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng gia đình, xã hội văn minh, hạnh phúc.Mỗi HS biết tự chủ sẽ trở thành con ngoan trò giỏi.
5.Dặn dò:
Học bài. Tìm những tấm gương tốt, sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về tính tự chủ.
Chuẩn bị bài học giờ sau: Dân chủ Kỷ luật.
Tuần 03 Ngày soạn: 03/09/2011
Tiết 03 
Bài 03: DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT.
(Tích hợp GDMT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là dân chủ ,kỉ luật.Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật.
- Hiểu tôn trọng kỉ luật về bảo vệ môi trường là quan trọng.
-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật. 
2.Kỹ năng:
-Biết thực hiện tốt quyềndân chủ và chấp hành tốt kỷ luậtcủa tập thể.
- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỷ luật.
- Biết giữ gìn bàn, ghế trường lớp sạch, đẹp.
3.Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
- Biết phê phán những hành vi sai trái về BVMT (như xả rác bứa bãi, vẽ lên bàn, tường)
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kn trình bày suy nghĩ.
III. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Nội quy trường
 - Các tình huống có nội dung liên quan.
 - Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan.
IV. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong 
 học tập và rèn luyện.
 - Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
3. Bài mới:
 -Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Đại hội chi đoàn lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp .Tất cả các đoàn viên đã tham gia xây dựng ,bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đoàn năm học mới .Đại hội đã bầu ra BCH chi Đoàn mới gồm các bạn tốt, ngoan ngoãn, có ý thứcxây dựng tập thể để lãnh đạo chi Đoàn trở thành đơn vị xuất sắc của trường.
-GV: Em hãy cho biết, vì sao Đại hội chi Đoàn lớp 9A thành công như vậy?
-HS :Thể chi Đoàn đã phát huy tính dân chủ. Các Đoàn viên có ý thức kỷ luật tham gia đầy đủ
-Để hiểu hơn tính dân chủ và kỷ luật hôm nay chúng ta học bài ..
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Cử 2 HS đọc 2 tình huống SGK.
 -Tổ chức cho HS đàm thoại, trao đổi về 2 tình huống theo các gợi ý SGK.
-GV nêu câu hỏi gợi ý 1
1/ Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ của hai câu chuyện trên.
-HS trả lời
GV nêu câu hỏi gợi ý 2
2/ Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9 A
- HS trả lời
-GV:Ông giám đốc là người như thế nào?
- HS trả lời.
- GV: Giữa hai câu chuyện trên chuyện nào có thể hiện tính dân chủ? Qua đó rút ra bài họ ... i người nước ngoài.
 Bài 2: Em sẽ làm như sau: 
 - Góp ý với các bạn có thái độ thiếu văn minh lịch sự với người nước ngoài.
 - Em sẽ cùng tham gia với các bạn.nước ngoài
 - Viết thăm hỏi bạn 
 4. Củng cố - dặn dò
 - Gv nêu kết luận toàn bài,
 - Hướng dẫn HS lập kế hoach hoạt động thể hiện tình hữu nghị với HS trường khác.
 - Chuẩn bị trước bài “ Hợp tác cùng phát triển ”.
Tuần: 7+ 8 Ngày soạn: 08/10/ 2011
Tiết: 7+ 8 
Bài 7 . KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN
THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC. (2 tiết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Kỹ năng:
 - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3 .Thái độ:
-Có thái độ tôn trọng, tự hào, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng xác định giá trị.
 Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
 Kĩ năng đặt mục tiêu.
 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
III/.TÀI LIỆU:
SGK ,SGV GDCD 9
Tài liệu, hình ảnh liên quan ngành, nghề truyền thống của dân tộc
IV/ LÊN LỚP:
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Cho ví dụ về hợp tác của nước ta nước khác mà em biết.
 2.Giới thiệu bài mới:
 3.Các hoạt động dạy bài mới: Tiết 1:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Chia HS thành nhóm nhỏ để tiến hành thảo luận, phân tích truyện đọc: 
- HS đọc phần ĐVĐ
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý a,b c, d.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV kết luận:
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Truyền thống là gì?
-HS trả lời 
- GV tóm lại 
* Hoạt động 2: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
GV: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết? 
Một số HS trả lời, mỗi em nêu tên một truyền thống.
GV: ghi tên các truyền thống lên bảng.
Cả lớp trao đổi, phân tích, bổ sung.
GV: Phân tích, giải thích để HS hiểu rõ hơn về các truyền thống.
GV tóm lại
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về nội dung của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- GV chia HS thành những nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ thảo luận bài tập 1 SGK/25 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm bổ sung, nhận xét.
-GV chốt lại đáp án đúng. Các câu a, c, e, g, h, i, l. 
-GV giải thích các ý thêm cho HS
4/ Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Về nhà học mục 1, 2 nội dung bài học.
Bài tập: Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống tốt đẹp ở quê em (nghề truyền thống, phong tục tập quán,trò chơi dân gian ) hoặc những biểu hiện trái với truyền thống thuần phong mỹ tục Việt Nam ở địa phương em?
 Tiết 2: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm nhằm giúp HS hiểu ý nghĩa của truyền thống dân tộc:
GV chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 3 SGK/tr 26
HS các nhóm thảo luận và trình bày kết qủa. Cả lớp trao đổi bổ sung.
GV kết luận lại đáp án đúng: a/, b/, c/, e/
- GV kết luận 
Hoạt động 2: HS trao đổi về những điều các em tìm hiểu sưu tầm được trong thực tế theo yêu cầu bài tập thực hành ở nhà.
- GV cho từng tổ trình bày. 
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- HS tỏ thái độ trân trọng, đồng tình hoặc phê phán.
- GV yêu cầu HS đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
-GV kết luận
* Hoạt động 3: Dùng phương pháp động não, yêu cầu HS nêu những việc cần làm và những việc không nên làm.
- Một vài HS đề xuất.
-GV: Chúng ta cần phải làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Một vài HS kể ra.
- GV liệt kê các ý kiến lên bảng thành 2 cột ( nên và không nên)
- GV hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng.
- GV nêu KL và cho HS liên hệ thực tế cá nhân, tập thể.
- GV tóm tắt lại những nhiệm vụ của HS
GV kết luận
Câu 1:Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.
-Thực tiễn đã chứng minh:các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta như :K/n Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Kháng chiến chống Pháp, Mỹ
Câu 2: Học trò cũ của cụ tuy làm quan to vẫn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ của mình.Cách cư xử đó thể hiện lòng tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
I.Nội dung bài học:
1. Khái niệm truyền thống:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
 - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào nhu yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo; các truyền thống văn hóa; các truyền thống về nghệ thuật ( tuồng chèo, làn điệu dân ca)
3. Ý nghĩa:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
4. Trách nhiệm của chúng ta:
-Bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
-Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại đến truyền thống của dân tộc.
4.Củng cố:Liên hệ thực tế: HS tìm thêm một số truyền thống và nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
Bài tập1:HS làm việc nhóm.
5.Dặn dò: Học bài.
Tìm thêm ví dụ, truyền thống của gia đình mình.
Chuẩn bị bài Ôn tập.
Tuần 9 Ngày soạn: 11/ 10/ 2011
Tiết 9 
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được các phẩm chất đã học như: Thế nào là Chí công vô tư, tự chủ, dân chủ và kỉ luật, bảo vệ hòa bình,
- Hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức đó.
2. Về thái độ:
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức đã học, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, đất nước.
- Có niềm tin đúng đắn của các chuẩn mực đã học
3. Về kĩ năng:
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực đạo đức hằng ngày.
II/ Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đặt vấn đề, giải quyết tình huống, đàm thoại
III/ Tài liệu, phương tiện:
SGK, SGV GDCD8
Các câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện về tấm gương đạo đức.
IV/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 6 (5 em).
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Phần bài tập:
- GV cho HS lên bảng làm bài tập 2, 3, 4 trang 5 & 6
- HS lên bảng làm
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- GV kết luận
- GV: Cho HS thảo luận theo 4 nhóm bài tập 3, 4 trang 8 và 3, 4 trang 11 SGK
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV kết luận có thể cho điểm để động viên HS
- GV: mời HS làm bài tập 1 trang 16.
- HS trả lời. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm
- GV: mời HS làm bài tập 2 trang 16.
- HS trả lời. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm
- GV: Cho HS thảo luận theo 4 nhóm bài tập 2, 4 trang 23 & 4, 5 trang 26 SGK
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV kết luận có thể cho điểm để động viên HS
- GV: mời HS làm bài tập 1, 3 trang 25, 26.
- HS trả lời. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm
* Phần bài học:
GV: Chí công vô tư là gì ?
- HS trả lời
GV: Tự chủ là gì ? Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống ?
- HS trả lời
GV: Dân chủ là gì ? kỉ luật là gì ?
- HS trả lời
GV: Thế nào là hòa bình ? Biểu hiện của bảo vệ hòa bình ?
 ? Để bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh chúng ta phải làm gì ? 
- HS trả lời
- GV: 1/ Hợp tác là gì ? Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những cơ sở nào ?
 2/ Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết ? 
3/ Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong sự hợp tác ?
- HS trả lời
- GV chốt lại
- GV:Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ?
- HS trả lời
- BT2: Em tán thành với quan điểm d, đ
 Không tán thành quan điểm a, b, c.
- BT3: Không đồng tình với các việc làm trên , vì tất cả các việc làm đó không thể hiện sự chí công vô tư.
- BT5: HS lấy được ví dụ về phẩm chất chí công vô tư.
- Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, đúng ra Hằng chỉ nên chọn một bộ, đằng này bộ nào Hằng cũng thích. Em sẽ khuyên Hằng là bạn không nên, vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ Hằng thích được->đó là hành vi sai.
- HS nhận xét được bản thân về tính tự chủ.
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, d6n chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động; kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được phát triển
- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, HS cần phải:
+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.. Tham gia phát biểu xây dựng bài. Xây dựng kế hoạch của lớp
- Những hành vi a, b, d, e, h, i, là các biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Tán thành ý kiến a, c. Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hànhngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
- HS nêu được việc làm thể hiện sự hợp tác với bạn bè. Kết quả (tốt hoặc xấu). Dự kiến để có sự hợp tác tốt hơn.
- Công trình hợp tác quốc tế:
+ Dự án hầm Hải Vân- bước ngoặt trong hợp tác Việt- Nhật. Khởi công ngày 17/ 08/ 2000. Ngày 05/ 06/ 2005 được khánh thành. Là hầm đường bộ dài nhất khu vực ĐNÁ.
- HS kể về việc đã làm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Em không đồng ý với ý kiến của An.. Bởi vì, dân tộc VN có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc (như An nghĩ)Những truyền thống đó rất đáng tự hào. 
- Các câu đúng a, c, e, g, h, i, k. Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các giá trị truyền thống.
- Đáp án đúng a, b, c, f,
- SGK trang 4
- SGK trang 7
- SGK trang 10
- SGK trang 14, 15
- SGK trang 22
- SGK trang 25
4. Dặn dò:
Về nhà xem lại bài tập và làm các bài tập còn lại.
Học các nội dung bài học đã ôn. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 9 T1T9 theo chuan ki nang.doc