Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trịnh Thị Hân - Trường THCS Xuân Lam

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trịnh Thị Hân - Trường THCS Xuân Lam

A/ MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt được.

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.

2. Kỹ năng: Biết phân biệt các hành vi và thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 58 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trịnh Thị Hân - Trường THCS Xuân Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 – Bài 1: 	 chí công vô tư
A/ Mục tiêu: Học sinh cần đạt được.
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.
2. Kỹ năng: Biết phân biệt các hành vi và thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
 Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
B/ Phương pháp: 
 Kết hợp phương pháp kể chuyện, thuyết minh, đàm thoại, thảo luận nhóm
C/ Tài liệu: 
 Những mẫu chuyện ngoài thực tế ; SGK, SGV GDCD 9.
D/ Các hoạt động DạY HọC.
I/ Bài mới:
+ GV gọi học sinh đọc 2 mẫu chuyện sách giáo khoa.
+ CTV cho học sinh đọc thầm hệ thống câu hỏi SGK.
+ Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc?
+ Qua sự việc trên em hiểu gì về Tô Hiến hành?
+ Theo dõi mẫu chuyện 2.
 Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
+ Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
+ Những việc làm của Tô Hiến Thành và Hồ Chí Minh là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất gì?
+ Vậy em hiểu như thế nào là chí công vô tư? 
+ (GV cho HS tìm những biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư theo nhóm)
+ GV cho HS làm BT 1 SGK (để HS về nhà làm) hoặc làm tại lớp nhưng chia theo nhóm HS cử đại diện lên làm?
GV cho điểm từng nhóm?
+ Thực hiện chí công vô tư có tác dụng gì đối với đời sống xã hội?
+ Người có chí công vô tư sẽ được mọi người như thế nào?
+ Gv lấy ví dụ ở lớp, địa phương.
+ Để rèn luyện chí công vô tư người học sinh phải làm gì ?
+ Tìm những câu danh ngôn về chí công vô tư.
“Thương em anh để trong lòng việc quan anh cứ phép công anh làm”.
+ GV cho học sinh làm BT 2 SGK.
b) vì: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội
I. Đặt vấn đề.
 Truyện 1: Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư.
 Truyện 2: Điều mong muốn của Bác Hồ.
+ Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc của đất nước chứ không vị nể tinh thần mà tiến cử người không phù hợp.
+ Ông là người thật sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
+ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc của đất nước và hạnh phục của nhân dân.
+ Chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó. Bác đã nhận được trọn vẹ tính chất của nhân dân ta đối với Người.
 = > Chí công vô tư
II. Nội dung bài học.
1. Chí công vô tư là phẩm chất đặc điểm của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
 Bài tập 1:
- Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư.
Vì: Lam và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi (a,b.c.đ) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tính chất riêng chi phối mà giải quyết công việc một cách không công bằng.
2. Tác dụng của chí công vô tư.
+ Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Được mọi người tin cậy, kính trọng.
3. Rèn luyện:
HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, phê phán những hoạt động vụ lợi cá nhân thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
+ Danh ngôn: “Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư việc nhà”
III. Bài tập.
 Bài tập 2: 
- Tán thành quan điểm: d, đ
- Không tán thành quan điểm (a) vì: Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp và cần thiết động viên mọi người chứ không chỉ với người có chức quyền .
(c) vì: Chí công cần được rèn luyện ngay khi còn nhỏ thông qua lời nói và việc làm hàng ngày trong quan hệ đối xử với người xung quanh.
II/ Củng cố dặn dò:
- HS học thuộc nội dung bài học
- Làm BT còn lại.
Ngày soạn: 19 tháng 8 năm 2010
Tiết 2 – Bài 2: 	 	tự chủ
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được.
1. Kiến thức: Thế nào là tự chủ; ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
 Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ.
2. Kỹ năng: Nhận biết được nhưũng biểu hiện của tính tự chủ.
 Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3. Thái độ: Tôn trọng những người biết sống tự chủ.
 Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong những công việc cụ thể của bản thân.	.
B/ Phương pháp:
 Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận. 
C/ Tài liệu: 
 SGK, SGV GDCD lớp 9 
D/ Các hoạt độngDạY HọC :
I/ Kiểm tra bài cũ:
 HS lên làm BT 1 sgk.
II/ Bài mới:
+ HS đọc truyện “ Một người mẹ”.
+ Bà Tâm có thái độ như thế nào khi biết em trai nghiện ma túy, bị nhiễm HIV?
+ Qua đó, em thấy bà Tâm là người như thế nào?
+ Giáo viên: Cách ứng sử của bà Tâm chính là biết tự chủ.
 Vậy em hiểu tính tự chủ là gì?
+ HS đọc “chuyện của N”
+ N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và chộm cắp ntn?
+ Vì sao N lại như vậy?
 Giáo viên: trong cuộc sống chúng ta luôn gặp khó khăn trắc trở chúng ta phải tự chủ.
+ Vậy vì sao phải tự chủ?
+ Giáo viên cho học sinh làm bài tập theo 3 nhóm: chuẩn bị giấy trắng bút khổ. Tìm biểu hiện tự chủ, cử đại diện tổ lên bảng, ghe nhận xét giáo viên cho điểm từng nhóm.
+ Giáo viên giới thiệu 2 gương qua 2 bức tranh 2 em học sinh: 1 em không có bàn chân – học tốt, 1em hoàn cảnh khó khăn học tốt.
+ Hai em có gì giống nhau?
+ Qua hình ảnh hai bạn em cho cô biết muốn rèn luyện tính tự chủ chúng ta phải làm gì?
+ Giáo viên gọi học sinh đại diện nhóm lên trình bày? Giáo viên nhân xét cho điểm.
+ Giáo viên đưa tình huống: Tâm đang ngồi học có bạn đến rủ đi chơi tâm ứng sử ntn?
 Cho 2 em lên đóng vai: 1 em ngồi học, 1 em đến rủ đi chơi.
+ Giáo viên gọi 1em nhận xét việc đóng vai của 2 nhóm?
+ Liên hệ bản thân em về việc rèn luyện tính tự chủ?
I. Đặt vấn đề.
 Truyện: “Một người mẹ”, “Chuyện N”
+ Thương con, đau khổ, choáng váng 
 Nhưng bà không khóc trước mặt con nên nỗi đau chăm sóc con. Bà tích cực giúp đỡ những người xung quanhcó người nhà bị HIV. 
+ Có tính tự chủ
II. Nội dung bài học.
1/ Tự chủ là làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
+ Bị bạn bè xấu rũ rê trốn học thi trượt tốt nghiệp, tập hút cần sa. N đã lại nghiện. Trôm cắp và bị bắt.
+ Vì N không có tính tự chủ.
2/ ý nghĩa của tự chủ: 
 Có tự chủ con người sống đúng đắn, có đạo đức, có văn hóa vượt qua thử thách, cám dỗ.
Bài tập 1: Tìm hiểu tự chủ
 VD: - Có tự chủ:
 + Không nóng nảy.
 + ôn hòa. 
 + Biết tự kiềm chế.
 - Thiếu tự chủ:
 + Nóng nảy.
 + Không quan tâm người khác.
+ Giáo viên giới thiệu tranh vẽ học sinh tàn tật do chất độc da cam vẫn vươn lên học giỏi.
+ một em hoàn cảnh khó khăn vẫn học giỏi.
+ Vượt lên hoàn cảnh – Có tính tự chủ.
3, Cách rèn luyện:
- Suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Xem xét: Thái độ, lời nói, hành động của mình để rút kinh nghiệm, sửa chữa.
III. Bài tập: 
 Bài tập 2: 
- Nhóm 1: Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng em sẽ sử sự ntn?
- Nhóm 2: Khi có người rủ bạn làm điều gì đó không đúng (hút thuốc lá, uống rượu ., bạn sẽ làm gì?)
- Nhóm 3: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình? Em có đồng ý với ý kiến đó không?
 Bài tập 3: Chia 2 nhóm: mỗi nhóm cử người.
- Bạn Tâm không đi vì phải học
- Học sinh tự liên hệ, giáo viên cũng cố.
III/ Củng cố dặn dò : 
- Theo em người không có tính tự chủ thì rễ dẫn đến hậu quả gì? 
- Các em làm tiếp bài tập còn lại.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 26 tháng 8 năm 2010 
Tiết 3 – Bài 3: 	 Dân chủ và kỷ luật
A/ Mục tiêu: Học sinh cần hiểu được.
1. Kiến thức: Thế nào là dân chủ, kỉ luật. Biểu hiện của dân chủ, kỉ luật. ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội 
2. Kĩ năng: Rèn luyện học sinh biết giao tiếp, ứng sử và thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật.
Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ và tính kỉ luật. Biết tự đánh giá bản thân xây dựng kế hoạch rèn luyệ tính kỉ luật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, hoạt động. Học tập noi gương những người tốt, phê bình góp ý đúng mực những hành vi vi phạm dân chủ kỉ luật.
B/ Phương pháp:
 Phương pháp kích thích tư duy, thảo luận nhóm, đóng vai giải quyết tình huống .
c/ Tài liệu: 
 SGK – SGV GDCD lớp9
D/ Các Hoạt động dạy học:
I/ Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tự chủ. Bản thân em làm gì để thể hiện tự chủ?
? Nêu tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp ở trường và nêu cách ứng xử phù hợp?
 Gợi ý vấn đề: Có bạn rủ đi chơi bài ăn tiền.
 Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
II/ Bài mới:
+Học sinh đọc hai chuyện SGK.
+Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ trong hai tình huống trên.
+ (giáo viên chia bảng là hai cột) học sinh lên bảng điền vào hai cột, học sinh cả lớp nhận xét. 
+ Giáo Viên nhận xét đánh giá cho điểm.
+ Phân tích sự kết hợp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A. (Giáo viên chia bảng làm hai cột) cả lớp tham gia góp ý kiến giáo viên nhận xét kết luận
+ Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người ntn?
+ Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9Avà của ông giám đốc em rút ra bài học gì?
? Em hiểu thế nào là dân chủ?
? Thế nào là tính kỉ luật?
+ Dân chủ và kỉ luật thể hiện ntn?
(Phát huy sự đóng góp của mình vào công việc - đảm bảo dân chủ có hiệu quả)
? Tác dụng của dân chủ và kỉ luật ?
+ Chúng ta cần rèn luyện dân chủ, kỉ luât, ntn?
+ Học sinh rèn luyện dân chủ, kỉ luật của kĩ luật.
+ GV cho HS làm bài tập 1 (sgk).
I. Đặt vấn đề.
1. Chuyện của lớp 9 A
2. Chuyện ở một công ty.
- Có dân chủ: 
 + Các bạn sôi nổi thảo luận
 + Đề xuất chi tiêu cụ thể 
 + Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung. 
 + Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể. 
 + Thành lập đội thanh niên cờ đỏ. 
- Thiếu dân chủ:
 + Công nhân không được bàn bạc góp ý về phẩm chất của giám đốc.
 + Sức khỏe công nhân giảm sút.
 + Công nhân kiến nghị cải thiện vận động đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận.
1. Biện pháp dân chủ
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
- Có ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện tốt.
2. Biện pháp kỉ luật.
- Các bạn tuân thủ quy luật tập thể.
- Cùng thống nhất hành động.
- Nhắc nhở đôn đốc thực hiện 
- Ông giám đốc là người lãnh đạo độc đoán chuyên quyền, gia trưởng.
- Bài học: Phát huy tính dân chủ kỉ luật của thầy giáo và học sinh lớp 9a.
 Phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám  ... o khác?
 Để tìm hiểu thâm các quyền khác nữa của công dân chúng ta học bài hôm nay.
+ HS đọc thông tin trong SGK
+ Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ?
I. Đặt vấn đề.
1. + Quyền tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Hiến pháp 1992.
+ Tham gia góp ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Hiến Pháp 1992.
+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
2. + Những quy định đó là quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
+ Để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
+ GV kết luận: Công dân có quyền được tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức Nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ GV lấy ví dụ.
+ VD đối với học sinh.
* Vậy em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội?
+ Nêu ví dụ cụ thể: 
Tiết 30: 
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội?
- Kiểm tra bài tập 1?
* Dạy học bài mới:
+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội bằng những cách nào? Lấy ví dụ?
+ ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội công dân là gì?
+ Liên hệ việc thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân ở địa phương em?
+ Mỗi HS cần làm gì để góp phần thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Ví dụ: Công dân tham gia góp ý kiến xây dựng hiến pháp ...
- Tham gia sửa đổi, bổ sung xây dựng Hiến pháp, pháp luật.
- Chất vấn đại biểu quốc hội
- Tố cáo khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lý Nhà nước.
* Học sinh.
- Góp ý kiến về XD nhà trường không có ma túy.
- Bàn bạc, quyết định việc quan tâm, đến HS nghèo vượt khó.
- ý kiến với nhà trường về tình tình hình học ca 3, bàn ghế HS, vệ sinh môi trường (nếu có).
II. Nội dung bài học.
1. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là gì?
- Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc công việc của đất nước, địa phương, đơn vị, tổ chức mình.
- Tham gia thực hiện và giám sát đánh giá các hoạt động công việc chung của Nhà nước và xã hội .
- Học sinh lấy VD: Quyền bầu cử đại biểu quốc hội.
*Bài tập 1:
- Các quyền thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là: a, c, đ, h.
2. Phương thức thực hịên.
* Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước xã hội . 
* Gián tiếp: Thông qua đại biểu nội dung để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà Nhà nước, xã hội của công dân.
- Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình (làm chủ tự nhiên, xã hội, bản thân)
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà Nhà nước,xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội, bản thân.
* Luyện tập: 
Bài 2: Đáp án đúng: c
Bài 3: Trực tiếp: a, b, c, d.
 Gián tiếp: đ, e.
C/ Củng cố – dặn dò:
- Làm tiếp các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc 
Ngày 17 tháng 4 năm 2008
Tiết 31: 	 nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
A - Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được vì sao phải bảo vệ Tổ quốc nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
2. Kỹ năng: Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn, ăn ở nơi cư trú và trong trường học.
Tuyên truyền vận động bàn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
3. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc khi đến tuổi quy định.
 B - Phương pháp:
Thảo luận nhón, liên hệ, điều tra thực tiễn.
 C - Phường tiện, tài liệu:
SGK, SGV GDCD 9, Hiến pháp 1992, luật nghĩ vụ quân sự, luật hình sự 1999
 D - các hoạt động dạy học trên lớp.
 * Bài cũ :
Thế nào là quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội , trực tiếp ví dụ.
Thể nào là quyền gián tiếp tham gia quản lý Nhà nước xã hội.
ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước xã hội (cho ví dụ)
 * Bài mới.
Bác Hồ khi còn sống Bác đã khẳng định một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Chính vì lẽ đó mà mỗi người công dân Việt Nam điều hiểu rõ về trách nhiệm của mình là bảo vệ tổ quốc, để hiểu rõ nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là gi cô cùng các em tìm hiểu bài 17, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
+ GV cho HS quan sát ảnh 1,2,3, SGK
+ Em cho biết nội dung các bức ảnh trên.
+ Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh đó ?
+ Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?
+ GV Kluận: Quá trình lịch sử của nước ta đã chứng minh 1 cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, Xây dựng XHCN, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ CHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân và của nước nhà.
+ Từ đó em hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc ?
+ Vì sao phải bảo vệ tổ quốc.
+ Bảo vệ TQ bao gồm những nội dung gì ?
(Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày 22/12).
I. Đặt vấn đề.
+ ảnh 1: Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển tổ quốc.
+ ảnh 2: Dân quân nữ cũng là 1 trong những lực lượng bảo vệ tổ quốc.
+ ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với người mẹ có công góp phần bảo vệ tổ quốc.
+ Suy nghĩ của em:
Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như thời bình.
+ Bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liên và cao quý của công dân.
II. Nội dung bài học.
1. Bảo vệ tổ quốc là gì ?
Là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo tổ quốc XHCN và Nhà nước CNXHCN Việt Nam.
2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ?
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã (bao đời đổ mồ hôi sương máu khai phá bồi đắp, gìn giữ ) hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ.
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đnag âm mưu thôn tính tổ quốc ta.
3. Bảo vệ TQ bao gồm nội dung gì ?
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
III – Bài tập :
 Bài 1 : Hành vi đúng : a ,c , d , đ , e , h , I .
Bài 2 HS tự làm .
* Củng cố – dặn dò :
- Các em về nhà làm tiếp các bài tập còn lại .
- Học bài cũ , chuẩn bị bài mới .
Ngày 17/4/2008
 Tiết 32: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu.
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật.
- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2. Kỹ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Biết phân tích những hành vi đúng, sai về đạo đức, pháp luật của bản thân.
- Biết tuyên truyền, giúp đỡ mọi người xung quanh sống có đạo đức và pháp luật.
3. Thái độ.
- Có ý chí nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt.
II/ Phương pháp: Kết hợp các phương pháp : 
	- Thảo luận nhóm.
	- Phương pháp đề án.
	- Phương pháp tình huống.
III/ Tài liệu và phương tiện:
	- SGK, SGV GDCD 9
	- Các câu chuyện có liên quan đến bài học.
IV/ Tiến trình lên lớp :
A/ Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Vì sao chúng ta phải bảo vệ Tổ quốc?
B/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Cho 1 HS đọc phần đặt vấn đề.
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
? Động cơ nào thôi thúc anh làm việc đó?
? Thể hiện phẩm chất gì của anh?
? Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân?
HS: Trình bày - nhận xét .
GV: Nhận xét - đánh giá - kết luận.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.
- Nhóm 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
 I. Đặt vấn đề.
- Biết tự trọng, tự tin, sống tự lập, có tâm ...
- Sống và làm việc thep pháp luật : Làm theo pháp luật, giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỷ luật lao động.
II. Nội dung bài học.
1. Sống có đạo đức là : 
- Suy nghĩ hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người.
- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ .
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống.
- Kiên trì hành động để thực hiện mục đích.
2. Tuân theo pháp luật.
- Sống và hành động theo những qui định bắt buộc của pháp luật.
- Nhóm 2: Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Nhóm 3: ý nghĩa của việc sống có đạo đức? 
? Liên hệ trách nhiệm của bản thân .
- HS : Thảo luận - trình bày.
- HS lớp nhận xét .
3. Quan hệ sống có đạo đức và thực hiện pháp luật.
- Sống có đạo đức: Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định.
- Thực hiện pháp luật : Bắt buộc thực hiện những qui định của pháp luật do Nhà nước đề ra .
4. Trách nhiệm của bản thân.
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ với bạn bè, gia đình và XH.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật.
* Luyện tập:
 Bài tập 2: Hành vi biểu hiện sống có đạo đức: a, b, c , đ, e.
C/ Hướng dẫn về nhà.
- Làm các bài tập còn lại SGK.
- Học bài cũ theo SGK và vở ghi.
Ngày 25/04/2010
 Tiết 34: Ôn tập học kỳ II 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về pháp luật (quyền và nghĩa vụ của công dân) ở học kỳ II.
 Giúp HS hệ thống hoá lịa toàn bộ chương trình học kỳ II.
2. Kỹ năng : Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học.
3. Thái độ : HS có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực pháp luật và đạo đức đã học.
II/ Tiến trình lên lớp.
A/ Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài mới: 
 GV tổ chức cho HS ôn tập.
- Hình thức: GV nêu nội dung ôn tập, HS tự ôn (cá nhân) sau đó trình bày - lớp nhận xét (bổ sung).
- Nội dung ôn tập: Từ bài 11 đến bài 18.
Bài 11: 
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
- Nghĩa vụ của thanh niên - học sinh.
- Phương hướng phấn đấu của cá nhân lớp.
Bài 12: 
- Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.
- Khái niệm.
- Cơ sở tình yêu chân chính.
- Những qui định của pháp luật về hôn nhân.
Bài 13: 
- Kinh doanh và quyền tự do kinh doanh.
- Thuế? Nghĩa vụ đóng thuế. 
- Những quan điểm của pháp luật về quyền và nghĩa vụ LĐ.
Bài 14: 
- Chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ lao động.
- Qui định của bộ luật lao động với trẻ chưa thành niên.
Bài 15: 
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân.
- Trách nhiệm của công dân và học sinh.
Bài 16: 
- Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
- Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân bằng cách nào.
- Nhà nước phải làm gì ? Trách nhiệm của công dân ?
Bài 17: 
- Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân bảo vệ Tổ quốc .
- Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc .
- Trách nhiệm của công dân.
Bài 18: Học sinh củng cố lại kiến thức đạo đức và pháp luật.
C/ Hướng dẫn về nhà.
 HS học và chuẩn bị ôn tập làm bài kiểm tra học kỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 Chuan(1).doc