Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Bình

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Bình

Kiến thức:

 - HS hiểu được thế nào là tự chủ

 - Biểu hiện của tính tự chủ

 - ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân , gia đình và xã hội

2.Thái độ:

 - Tôn trọng người có hành vi tự chủ

 - Có biện pháp , kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội

 

doc 30 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Long Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 2 Tự chủ
Ngày soạn : 
Tuần : 2 
Tiết :02
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
 	- HS hiểu được thế nào là tự chủ
	- Biểu hiện của tính tự chủ
	- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân , gia đình và xã hội
2.Thái độ:
	- Tôn trọng người có hành vi tự chủ 
	- Có biện pháp , kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội
3.Kĩ năng:
	- HS biết nhận xét , đánh giá hành vi của tính tự chủ
	- Biết hành động đúng với đức tính tự chủ
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV : Đọc 1 lần 2 lần chuyện trong SGK
- GV : Cử 2 học sinh có giọng tốt đọc lại 1 lần 2 lần câu chuyện trên
- HS : Đọc câu truyện “Một người mẹ”
- HS : Đọc câu chuyện “ Chuyện của N”
- GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
- GV : Chia lớp thành 3 nhóm
- GV : Giao câu hỏi thảo luận cho từng nhóm 
Nhóm I :
Câu 1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào ?
Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ?
Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 2: 
Câu1. Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì ?
Câu 2. Những hành vi sai trái của N là gì ?
Câu 2. Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
Nhóm 3:
Câu1. Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N , em rút ra bài học gì ?
Câu2. Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
- GV phân công vị trí thảo luận cho các nhóm 
- HS : Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi của nhóm 
- HS : Nhóm trưởng trình bày trước lớp ( trên giấy khổ lớn )
- HS : Cả lớp nhận xét , bổ sung
- GV : Nhận xét phần trả lời của từng nhóm và kết luận chung
- GV : Kết luận chuyển ý :
Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn , đó là mặt trái của cơ chế thì trường – lối sống thực dụng , ích kỉ , sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là lối sống không biết làm chủ bản thân mình . Vì vậy , chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ 
- GV : Đàm thoại giúp học sinh bước đầu hiểu biết những biểu hiện của tự chủ
- GV : Đặt câu hỏi :
Câu1. Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì ?
Câu2. Làm chủ bản thân là làm chủ những đức tính gì ?
- HS trả lời câu hỏi ( có gợi ý của GV )
- HS : Tự do bày tỏ quan điểm cá nhân
- HS : Cả lớp nghe , nhận xét ý kiến của bạn
- GV : Tổng kết các ý kiến
- HS : Ghi bài vào vở 
- GV : Có thể chiếu nội dung khái niệm lên bảng
- HS : Một em nhắc lại khái niệm 
- GV : Tổ chức trò chơi xử lí tình huống , giúp HS biết được những biểu hiện của tính tự chủ 
Câu1. Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau :
+ Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học 
+ Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra 
+ Chăm sóc người nhà ốm trong bệnh viện
+ Bị bạn bè nghi oan
+ Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em 
+ Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo
- HS : bày tỏ ý kiến cá nhân
- HS : Cả lớp góp ý kiến , trao đổi 
- GV : Cho HS làm bài tập nhanh bằng phiếu học tập
Câu2. Những hành vi nào sau đây trái ngược với đức tính tự chủ ?
+ Tính bột phát trong giải quyết công việc 
+ Thiếu cân nhắc , chín chắn
+ Nổi nóng , cãi vã, gây gổ khi gặp những việc không vừa ý 
+ Hoang mang , sợ hãi , chán nản trước khó khăn
+ Sa ngã , bị cám dỗ , bị lợi dụng 
+ Nói tục, chửi bậy , xử sự thiếu văn hoá 
- HS : Nhận phiếu học tập , trả lời cá nhân 
- GV : Cho 1 học sinh trả lời nhanh lên bảng chữa 
- HS : Cả lớp nhận xét , trao đổi 
- GV bổ sung , kết luận 
- GV : Từ ý kiến của HS qua 2 câu hỏi , rút ra biểu hiện của đức tính tự chủ
- HS : Ghi bài vào vở 
- GV : Cho HS nhắc lại các biểu hiện tự chủ cho cả lớp cùng nghe 
- GV : Đặt câu hỏi ( chuyển ý )
Đàm thoại cùng HS
Câu1. Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì ?
Câu2. Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường , tính tự chủ còn quan trọng không ? Vì sao ?Ví dụ minh hoạ ?
- HS : Bày tỏ quan điểm cá nhân
- GV : Lờy ví dụ minh hoạ , nhận xét và kết luận 
- HS : Ghi bài
- GV : Hướng dẫn HS nêu ra phương pháp rèn luyện tính tự chủ 
- GV : Trao đổi với HS phương pháp rèn luyện đức tính tự chủ
- GV : Gợi mở , hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 
- HS trả lời 
+ HS A : Tập điều chỉnh hành vi , thái độ
+ HS B : Hạn chế những đòi hỏi , mong muốn hưởng thụ cá nhân
+ HS C : Xa lánh cám dỗ , tránh làm việc xấu 
+ HS D : Suy nghĩ trước và su khi hành động
+ HS E : Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm 
- GV : Nhận xét , kết luận 
- HS : Ghi bài vào vở 
- GV : Kết luận và chuyển ý :
Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống . Con ngừơi luôn phải có sự ứng sử đúng đắn , phù hợp . Tính tự chủ giúp con ngừơi tránh được những sai lầm không đáng có , sáng suốt lựa chọn cách thực hiện mục đích cuộc sống của mình . Trong XH , nếu mọi người đều biết tự chủ , biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:Thế nào là tính tự chủ?
 E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài Dân chủ và kỉ luật
I. Đặt vấn đề 
Nhóm 1 
Câu 1. Con trai bà Tâm nghiện ma tuý , bị nhiễm HIV/AIDS
Câu 2. – Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS
- Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ , gần gũi chăm sóc 
Câu 3. Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi vủa mình 
Nhóm 2:
Câu 1: N là học sinh ngoan và khá
Câu 2: N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá , uống bia , đua xe máy 
- N trốn học , thi trượt tốt nghiệp 
- N bị Nghiện , trộm cắp 
Câu 3: N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân gây hậu quả cho bản thân và gia đình , xã hội 
Nhóm 3: 
Câu 1: Bà Tâm là người có đức tính vượt khó khăn , không bi quan , chán nản . Còn N không có đức tính tự chủ , thiếu tự tin và không có bản lĩnh
Câu 2: Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N
II. Nội dung bài học 
1, Thế nào là tự chủ ?
Tự chủ là phải làm chủ bản thân . Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ , tình cảm , hảnh vi trong mọi hoàn cảnh , điều kiện cuộc sống 
2, Biểu hiện của đức tính tự chủ 
- Thái độ bình tĩnh , tự tin
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình , biết tự kiểm tra , đánh giá bản thân mình
3, ý nghĩa của tính tự chủ 
- Tự chủ là một đức tính quý giá
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư sử có đạo đức , có văn hoá 
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua thử thách , khó khăn và cám dỗ
4, Rèn luyện tự chủ như thế nào ?
- Suy nghĩ trước khi nói và hành động 
- Xem xét thái độ , lời nói , hành động , việc làm của mình đúng hay sai
- Biết rút kinh nghiệm và sửa sai
III. Bài tập
Đáp án đúng : a,b,d,e,
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Đáp án : Câu ca dao có ý nhĩa nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng , không đổi ý định của mình
 Dân chủ và kỉ luật
Ngày soạn : 
Tuần : 3 
Tiết : 3
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là dân chủ , kỉ luật
	- Biểu hiện của dân chủ , kỉ luật
	- ý nghĩa của dân chủ , kỉ luật trong nhà trường và xã hội
2.Thái độ:
	- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật , phát huy dân chủ trong học tập , các hoạt động ( gia đình , nhà trường và xã hội )
	- Học tập noi gương những việc tốt , những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật . Biết góp ý , phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ , kỉ luật 
3.Kĩ năng:
	- Biết giao tiếp , ứng xử và thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật
	- Biết phân tích , đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội và tính dân chủ kỉ luật 
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là tự chủ? 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV : Tổ chức cho HS đàm thoại , trao đổi về 2 tình huống SGK
- GV : Cho HS cả lớp cùng đọc 1 lần 2 lần tình huống SGK . Sau đó GV cứ 2 HS có giọng đọc tốt , đọc lại một lần cho cả lớp nghe
- GV : Đặt câu hỏi :
Câu hỏi 1:
Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên 
- GV : Chia bảng thành 2 phần , hoặc sử dụng giấy khổ lớn 
- GV : Nhận xét đánh giá 
Có dân chủ
Thiếu dân chủ
- sôi nổi thảo luận, đề xuất chi tiết cụ thể.
- Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể
Không được bàn bạc, góp ý kiến 
-sức khỏe công nhân giảm sút
- kiến nghị cải thiện lao động, vật chất tinh thần nhưng giám đốc không chấp nhận
- GV : Đặt câu hỏi 
Câu hỏi 2 :
Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A
- GV : Chia bảng thành 2 cột 
x
- GV: Nhận xét bổ sung ý kiến 
- GV : Trao đổi câu hỏi 
Câu hỏi 3 
Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào ?
- GV : Nhận xét , bổ sung
- GV : Từ các nhận xét trên vè việc làm của lớp 9A và của ông giám đốc em rút ra bài học gì ?
- GV : Nhận xét và kết luận
- GV : Kết luận và chuyển ý
Qua việc tìm hiểu nội dung của hoạt động này , HS đã bước đầu hiểu được những biểu hiện tốt và chưa tốt của dân chủ , kỉ luật và hậu quả của thiếu dân chủ , kỉ luật gây nên
- GV : Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 
- GV : Chia lớp thành 3 nhóm 
- GV : Giao câu hỏi của cho HS 
- HS : Cử đại diện nhóm , thư kí 
- GV : Hướng dẫn các nhóm thảo luân ( có gợi ý )
Nhóm 1
Câu1. Em hiểu thế nào là dân chủ ?
Câu2. Thế nào là tính kỉ luật ?
Nhóm 2 
Câu1. Dân chủ , kỉ luật thể hiện như thế nào ?
Câu2. Tác dụng của dân chủ và kỉ luật?
Nhóm 3
Câu1. Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có tính dân chủ và kỉ luật ?
Câu 2. Chúng ta cần rèn luyện dân chủ , kỉ luật như thế nào ?
- HS : Cử đại diện nhóm trình bày 
- HS : Cả lớp góp ý kiến 
- GV : Góp ý , bổ sung ý kiến 
- GV: Từ ý kiến của các nhóm , chúng ta hiểu được nội dung bài học 
- GV : Trình bày nội dung bài học lên bảng hoặc lên máy
- HS : Ghi bài vào vở
- GV : Nhắc lại một lần nội dung bài học
- GV : Kết luận , chuyển ý
- GV : Tổ chức cho HS cả lớp phân tích các hiện tượng trong học tập , trong cuộc sống và các quan hệ xã hội 
- GV : Đưa ra các câu hỏi 
Câu1. Nêu các hoạt động XH thể hiện tính dân chủ mà em được biết 
Câu2. Những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lí nhà nước và hậu quả của việc làm đó gây nên
Câu3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây :
A, HS còn nhỏ tuổi chưa cần biết đến dân chủ 
B, Chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ
C, Mọi người cần phải có kỉ luật
D, Có kỉ luật thì XH mới ổn định , thống nhất các hoạt động
- HS : Tự do trả lời cá nhân
- HS : Cả lớp tham gia góp ý kiến 
- GV: Gợi ý cho HS và nhận xét các câu trả lời của HS
- GV : Sau khi HS trả lời song 3 câu hỏi có thể trả lời từng em một trả lời nhanh
Câu4.
Tìm hành vi thực hiện dân chủ , kỉ luật của các đối tượng sau
+ Học sinh
+ Thầy , cô giáo 
+ Bác nông dân
+ Chú công nhân trong nhà m ... 
Thảo luận
II. Nội dung bài học
1. Định nghĩa:
- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới
2. Biểu hiện của năng động , sáng tạo:
Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập lao động
3. ý nghĩa của năng động sáng tạo
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang
4. Rèn luyện
- Biết vượt qua khó khăn thủ thách
- Tìm ra cái tốt nhất , khoa học để đạt được mục đích.
Luyện tập
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Ngày soạn : 
Tuần : 12 
Tiết : 12
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả
	- ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
2.Thái độ:
	 HS có ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất lượng
3.Kĩ năng:
	ủng hộ, tôn trọng thành quả lao động của gia đình và mọi ngưòi
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi:Thế nào là năng động , sáng tạo? cho ví vụ?
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Cùng HS trao đổi và phân tích câu chuyện
- HS cùng thảo luận chung cả lớp
- GV Hướng dẫn HS bằng cánh gợi mở, chia nhỏ vấn đề thảo luận phong phú
? Em có nhận xét gì về việc làm của Giáo sư Lê Thế Trung?
? Hãy tìm hững chi tiết trong truyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.
? Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung?
? Tìm những tấm gương tốt về lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả.
? thế nào là làm việc có năng xuất, chất lượng hiệu quả?
? ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?
Trách nhiệm của mọi ngjười nói chung và bản thân HS nói riêng để làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.
D. Củng cố ( 3phút)
Thế nào là làm việc có năng suất? Cho ví dụ.
Hỏi: E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài Lí tưởng sống của thanh niên
I. Đặt vấn đề
Câu 1
Là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm trong công việc, ông luôn say mê sáng tạo trong công việc
Câu2
Tốt nghiệp Bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô( cũ) về chuyên nghành bỏng trong những năm 1963-1965, ông hoang thành cuốn sách về bỏng để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc
Chế ra laọi thuốc trị bỏng B76 và nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác 
Câu3
Được đảng và nhà nước ta tặng nhiều danh hiệu cao quý
* Em học tập được tinh thần ý chí vươn lên của giáo Sư Lê Thế Trung. Tinh thần học tập và sự say mê nghiên cứu khao học của ông là tấm gương sáng để em noi theo và phấn đấu.
HS tìm
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định
2. ý nghĩa 
Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện thực hoá đất nước
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội
3. Biện pháp:
- Lao động tự giác kỉ luật
- Luôn luôn năng động sáng tạo
-Tích cực năng cao tay nghề
- Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt
- Tìm tòi sáng tạo trong học tập
- có lối sống lành mạnh vượt qua mọi khó khăn tránh xa tệ nạn xã hội
Lí tưởng sống của thanh niên
Ngày soạn : 
Tuần : 13, 14 
Tiết : 13 + 14
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	lí tưởng sống là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân
	Mục đích sống của mỗi người là như thế nào
	Lẽ sống của thanh niên hiện nay nói chung và bản thân là phải làm gì
2.Thái độ:
	Có thái độ đúng đắn truớc những biển hiện sống có lí tưởng
3.Kĩ năng:
	Có kế hoạch cho việc thực hiện lí tưởng cho bản thân
	- Biết đánh giá hành vi, lối sống của thanh niên
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là làm việc có hiệu quả? Cho ví dụ?
2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Trong các cuộc giải phóng dân tộc thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
?Trong thời kì đổi mới đất nưứoc hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? Lí tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng sống của thanh niên qua giai đoạn trên? Em học tập thanh niên qua hai giai đoạn trên? Em học tập được những gì?
? Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống?
í nghĩa của việc xác định lí tưởng sống?
Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay ? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
GV liệt kê ý kiến đúng
D. Củng cố ( 3phút)
Thế nào là sống có lí tưởng? Cho ví dụ
Hỏi: E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1: Trong các cuộc giải phóng dân tộc đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi thnah niên sẵn sàng hy sinh vì đất nước Như Nguyễn thị Minh Khai.Nguyễn Thị Chiên, la Văn Cỗu
Trong thời đại ngày nay thanh niên chúng ta đã tham gia tích cực năng động sáng tạo t rên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tinh thần yêu nước xả thân vì độc lập tự do cho tổ quốc. Chúng em có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha đi trước
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm lí tưởng sống:
Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được
2. ý nghĩa của lí tưởng sống
- Khi lí tưởng mỗi người phù hợp với lí tưởng chung thì hành động của họ góp phần thựuc hiện tốt nhiêm vụ chung
- Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng
- Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng
3. Lí tưởng của than niên ngày nay
- Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
- Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng
Mỗi cá nhân học tập tốt rèn luyện đạo đức lối sống tham gia các hoạt động xã hội
Sống có lí tưởng
Thiếu lí tưởng
- Vượt khó trong học tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Năng động sáng tạo trong công việc
- Đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
- Sống ỷ lại thực dụng
- Không có hoài bão ước mơ mờ nhạt
- Sống vì tiền tài danh vọng
- Ăn chơi 
- Lãng quên quá khứ
Thực hành ngoại khóa
Ngày soạn : 
Tuần : 15 
Tiết : 15
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	lí tưởng sống là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân
	Mục đích sống của mỗi người là như thế nào
	Lẽ sống của thanh niên hiện nay nói chung và bản thân là phải làm gì
2.Thái độ:
	Có thái độ đúng đắn truớc những biển hiện sống có lí tưởng
3.Kĩ năng:
	Có kế hoạch cho việc thực hiện lí tưởng cho bản thân
	- Biết đánh giá hành vi, lối sống của thanh niên
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là làm việc có hiệu quả? Cho ví dụ?
2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
 Thực hành ngoại khoá
ôn tập học kì I
Ngày soạn : 
Tuần : 16
Tiết : 16
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	Nắm vững những kiến thức đã học trong chương trình học kì I
3.Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức vào giải những bài tập cụ thể
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là làm việc có hiệu quả? Cho ví dụ?
2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
1, Thế nào là tự chủ ?
Tự chủ là phải làm chủ bản thân . Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ , tình cảm , hảnh vi trong mọi hoàn cảnh , điều kiện cuộc sống 
2, Biểu hiện của đức tính tự chủ 
- Thái độ bình tĩnh , tự tin
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình , biết tự kiểm tra , đánh giá bản thân mình
3, ý nghĩa của tính tự chủ 
- Tự chủ là một đức tính quý giá
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư sử có đạo đức , có văn hoá 
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua thử thách , khó khăn và cám dỗ
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật
* Dân chủ là gì ?
- Mọi người làm chủ công việc 
- Mọi người được biết , được cùng tham gia
- Mọi người góp phần thực hiện kiểm tra giám sát 
* Kỉ luật là :
- Tuân theo quy định của cộng đồng 
- Hành động thống nhất để đạt kết quả cao
- GV : Nhận xét đánh giá 
Có dân chủ
Thiếu dân chủ
- sôi nổi thảo luận, đề xuất chi tiết cụ thể.
- Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể
Không được bàn bạc, góp ý kiến 
-sức khỏe công nhân giảm sút
- kiến nghị cải thiện lao động, vật chất tinh thần nhưng giám đốc không chấp nhận
Hỏi: truyền thống là gì?
1.Khái niệm truyền thống :
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lân dài của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác
Hỏi: dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì?
2. Dân ta có những truyền thống:
- Yêu nước
- đoàn kết
- Đạo đức
-Lao động
-Hiếu học
-Tôn sư trọng đạo
- hiếu thảo
3. trách nhiệm của chúng ta
- Bảo vệ kế thừa truyền thống
- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tưởng phá hoại truyền thống
Thế nào là năng động và sáng tạo?
1. Định nghĩa:
- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới
2. Biểu hiện của năng động , sáng tạo:
Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập lao động
3. ý nghĩa của năng động sáng tạo
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang
D. Củng cố, dặn dò
 Học thuộc lý thuyết , làm các bài tập trong sách giáo khoa chuẩn bị đồ dùng KT
Kiểm tra học kì I
Ngày soạn : 
Tuần : 17 
Tiết :17
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	lí tưởng sống là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân
	Mục đích sống của mỗi người là như thế nào
	Lẽ sống của thanh niên hiện nay nói chung và bản thân là phải làm gì
2.Thái độ:
	Có thái độ đúng đắn truớc những biển hiện sống có lí tưởng
3.Kĩ năng:
	Có kế hoạch cho việc thực hiện lí tưởng cho bản thân
	- Biết đánh giá hành vi, lối sống của thanh niên
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là làm việc có hiệu quả? Cho ví dụ?
2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd9(2).doc