I. Mục tiêu:
1. kiến thức:
Củng cố kiến thức đã học từ bài 11=> bài 17.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng điều đã học trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
3. Thái độ:
Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực năng động.
Tiết PPCT: 33 Ngày dạy: 18/4/2010 - Tuần CM: 33 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu: 1. kiến thức: Củng cố kiến thức đã học từ bài 11=> bài 17. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng điều đã học trả lời câu hỏi theo yêu cầu. 3. Thái độ: Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực năng động. II. Trọng tâm: Bài 11: Trách nhiệm thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Bài 13: Quyền và nghĩa vụ lao động công dân. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà Nước của công dân. III. Chuẩn bị: 1. GV: sgk + sgv GDCD – 9 + TLTK. 2. HS: Tập + sgk GDCD – 9. IV. Tiến trình: 1/. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2/. Kiểm tra miệng: Câu hỏi Câu 1: (5đ) Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Câu 2: (5đ) Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Đáp án Câu 1: (5đ) Học sinh chúng ta cần phải: + Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. + Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. + Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường nơi cư trú. + Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương. Câu 2: (5đ) Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: + Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vươn lên tự rèn luyện. + Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc. + Quyết tâm xóa tình trạng nghèo kém phát triển . + Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3/. Bài mới: Hoạt động của GV + HS. Nội dung bài học. HĐ 1: Giới thiệu bài học. Ôn tập học kì II. HĐ 2: Câu hỏi ôn tập. Câu 1: a. Nêu nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp, công nghiệp hóa hiện đại hóa? b. Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em? Câu 2: a. Tình yêu chân chính dựa trên những cơ sở nào? b. Nêu những sai lầm trong tình yêu? Câu 3: Kinh doanh bao gồm những loại hoạt động nào? Nêu những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh? Câu 4: a. Vì sao lao động vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân? Là học sinh các em có nghĩa vụ gì đối với bản thân, gia đình, xã hội? Câu 5: a. Thế nào lµ vi ph¹m ph¸p luËt ? b. Cã c¸c lo¹i vi ph¹m ph¸p luËt nµo? Cho ví dụ. Câu 6: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Câu 7: Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí. Câu 8: a. Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? b. Học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương? Câu 9: Em hiểu như thế nào về câu nói : “Cống hiến thì nhìn về phía trước, còn hưởng thụ thì nhìn về phía sau” Câu 10: Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gã Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt bình về nhà chồng. Việc làm của mẹ Bình đúng hay sai? Vì sao? Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao? Bình có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó? Câu 11: Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Câu 12: Bằng kiến thức đã học em hãy ví dụ minh họa hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật? Câu 13: Mçi ngêi cÇn cã th¸i ®é như thế nào ®èi víi tình yêu vµ h«n nh©n? Câu 14: Là học sinh các em có nghĩa vụ gì đối với bản thân, gia đình, xã hội? Câu 15: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó. Câu 1: a. Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: + Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện. + Xác định lí tưởng đúng đắn. + Có kế hoạch học tập và rèn luyện lao động tốt phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đổi mới. b. Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em: - Thực hiện tốt nhiệm vụ Đoàn thanh niên và nhà trường giao phó. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội. - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về học tập phải rèn luyện tu dưỡng. - Thường xuyên tổ chức tham gia về lý tưởng trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước . Câu 2: a. Tình yêu chân chính: Là sự quyến luyến của 2 người khác giới, sự đồng cảm giữa 2 người, quan tâm sâu sắc chân thành và tin cậy tôn trọng lẫn nhau, vị tha, nhân ái, chung thủy. b. Những sai lầm trong tình yêu: Thô lỗ, nông cạn, cẩu thả, vụ lợi ích kỷ, nhầm lẫn giữa tình bạn với tình yêu, không nên yêu quá sớm. Câu 3: a. Kinh doanh bao gồm những hoạt động sản xuất –buôn bán và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. b. Hành vi: + Kinh doanh trên mặt hàng không có trong giấy phép. + Kinh doanh mại dâm. + Thuốc nổ là mặt hàng không cần cấm kinh doanh. . . . Câu 4: a. Vì: + Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội , đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. + Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi bản thân, nuôi sống gia đình góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. b. Đối với bản thân: + Học tập tốt. + Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. + Chấp hành tốt kế hoạch lao động của nhà trường rèn luyện cho mình một kĩ năng lao động tốt. - Đối với gia đình: + Kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà , cha mẹ. + Phụ giúp gia đình làm những công việc vừa sức của mình. - Đối với xã hội: Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 5: a. Vi ph¹m ph¸p luËt: - Lµ hµnh vi tr¸i ph¸p luËt, cã lçi do ngêi cã n¨ng lùc tr¸ch nhiƯm ph¸p lÝ thùc hiƯn, x©m h¹i ®Õn c¸c quan hƯ xh ®ỵc ph¸p luËt b¶o vƯ. b. Các loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm pháp luật hình sự. - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi phạm kỷ luật. Ví dụ: - Chiếm đọat tài sản công dân - Cố ý gây thương tích cho người khác. . . . Câu 6: Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: + Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vươn lên tự rèn luyện. + Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc. + Quyết tâm xóa tình trạng nghèo kém phát triển . + Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 7: * Sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí. Giống nhau: Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra. Khác nhau: * Trách nhiệm đạo đức: - Bằng tác động của dân sự xã hội. - Lương tâm cắn rứt. * Trách nhiệm pháp lí: - Bắt buộc thực hiện. - Phương pháp cưỡng chế của nhà nước. Câu 8: a. Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? b. Học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương? Trả lời: Vì: * Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, nhằm tạo điều kiện và bảo đảm cho công dân thật sự làm chủ Nhà nước – làm chủ xã hội – phát huy cao độ quyền làm chủ của công dân , tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước. * Học sinh: Phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội – phải không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân mình. Câu 9: Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thanh niên cần thấy được vai tro,ø vị trí trách nhiệm của mình là cống hiến sức mình để xây dựng đất nước đó là nhiệm vụ của thanh niên là hướng phấn đấu cuả tuổi trẻ . Hưởng thụ là nhu nhược , nhúc nhác không có tương lai cuộc sống không có lý tưởng sống. Câu 10: - ViƯc lµm mĐ B×nh sai, v× Ðp con kÕt h«n mµ kh«ng cã tình yêu ch©n chÝnh-> Vi ph¹m pháp luật. - Cuéc h«n nh©n kh«ng ®ỵc ph¸p luËt thõa nhËn-> Vi ph¹m ph¸p luËt - Gi¶i ph¸p: + ThuyÕt phơc cha mĐ + Nhê ngêi can thiƯp + C¬ quan chÝnh quyỊn đng hé . . . Câu 11: Học sinh chúng ta cần phải: + Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. + Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. + Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường nơi cư trú. + Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương. Câu 12: - Anh em tranh chấp tài sản thừa kế. + Anh em bất hòa (Đạo đức). + Tòa án giải quyết (Pháp luật). Câu 13: Mçi ngêi cÇn cã th¸i ®é ntn ®èi víi t.y vµ h«n nh©n: - ThËn träng, nghiªm tĩc - Kh«ng vi ph¹m quy ®Þnh cu¶ pháp luật vỊ h«n nh©n Câu 14: Là học sinh các em có nghĩa vụ gì đối với bản thân, gia đình, xã hội? * Bản thân: + Học tập tốt. + Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt + Chấp hành tốt kế hoạch lao động của nhà trường, rèn luyện cho mình có một kĩ năng lao động tốt. + . . . * Gia đình: : + Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. + Phụ giúp gia đình làm những công việc vừa sức của mình. + . . . * Xã hội: + Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân + . . . Câu 15: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó. Trả lời: * Biểu hiện chưa tốt: Đi xe đạp hàng 3, 4. Vượt đèn đỏ gây tai nạn. Quay cóp bài. Vô lễ với thầy cô. . . . * Biện pháp: Nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và thời đại. Tự giác thực hiện những qui định của pháp luật. Tuyên truyền giúp đỡ mỗi người xung quanh sống có đạo đức, có văn hóa và thực hiện tốt pháp luật. 4/. Câu hỏi, bài tập củng cố: Kiểm tra lại một số kiến thức đã học cho những học sinh yếu – kém. 5/. Hướng dẫn học sinh tự học: Về nhà xem lại các bài ôn tập Học Kì II Chuẩn bị bài : Tiết 34: kiểm tra Học Kì II V. Rút kinh nghiệm. - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Kiểm tra Tuần 33 TTCM Nguyễn Thị Thu Quí
Tài liệu đính kèm: