Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Tân Lập

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Tân Lập

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1- Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là chí công vô tư.

 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

 - Ý nghĩa của chí công vô tư

 2- Kĩ năng:

 - Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 57 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Tân Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16/8/2010
 Ngày giảng:17/8/2010
 Tuần1
Tiết 1 - Bài 1 : Chí công vô tư 
A- Mục tiêu bài học:
 1- Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là chí công vô tư.
 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
 - ý nghĩa của chí công vô tư
 2- Kĩ năng:
 - Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
 - Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
 3- Thái độ:
 - ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
 - Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
 - Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
 B – Phương pháp:
 - Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
 - Nêu vấn đề, tạo tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm.
C – Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, sách GV GDCD lớp 9.
 - Tranh ảnh, băng hình thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
 - Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về phẩm chất chí công vô tư.
 - Giấy khổ lớn và bút dạ.
 D – Hoạt động dạy học:
ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Kết quả hđ – Nội dung bài học
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận
Nhóm 1: 
? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó , em hiẻu gì về Tô Hiến Thành?
Nhóm 2: 
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? 
-> đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau, giáo viên chốt lại nội dung chính.
? Những việc làm trên của Bác và Tô Hiến Thành thể hiện đức tính gì?
? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là chí công vô tư? 
? Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của bạn , một thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết ?
( Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau)
Nhóm1:
? Phẩm chất chí công vô tư được biểu hiện như thế nào? Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ biểu hiện đó ?
Nhóm 2:
? Trái với chí công vô tư là gì? cho ví dụ, nếu chí công vô tư mà chỉ thể hiện ở lời nói thì có được không? Hãy phân biết được người chí công vô tư và người giả danh chí công vô tư?
Nhóm3: Có người cho rằng chí công vô tư là xuất phát từ lợi ích chung và quên đi lợi ích cá nhân. Điều đó đúng hay sai vì sao?
-> Học sinh nhận xét bổ sung cho nhau-> Giáo viên kết luận.
? Những việc làm của ông Tô Hiến Thành và Bác Hồ đã đem lại lợi ích gì? 
? Mọi người đã có tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ và ông Tô Hiến Thành ? Qua đó chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 
 Giáo viên tổ chức trò chơi
Nội dung bài tập 3 – Trang 6 SGK 
Gọi 1HS đọc đề bài sau đó phát cho mỗi em 3 mảnh giấy màu : đỏ ,xanh , vàng và quy định : màu đỏ im lặng , màu xanh đồng tình ,màu vàng phản đối .
Khi quản trò đọc nội dung từng câu yêu cầu các em giở mảnh giấy màu mình chọn , sau cùng cho các em giải thích vì sao mình lại chọn như vậy . 
-> HS đọc đề bài tham gia trò chơi và giải thích , nhận xét lẫn nhau .
? Qua thái độ của các em ở bài tập 3 , để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư người HS cần phải làm gì ? 
? Để trở thành người chí công vô tư cần rèn luyện những phẩm chất đạo đức nào ? 
? Các phẩm chất này đã học chưa , học ở lớp nào ? 
 GV Tổ chức trò chơi tiếp sức 
I. Đặt vấn đề:
- Ông Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ là căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác đuợc công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân. Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một cong người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi dân tộc. Đối với Bác dừ làm bất cứ công việc gì, bất kỳ ở đâu và bao giờ người cũng chỉ theo đuổi 1 mục đích là “ làm cho ích quốc, lợi dân”
-> Chí công vô tư.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là chí công vô tư:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Biểu hiện: 
Bằng thái độ, lời nói việc làm.
Phân biệt:
+ Người chí công vô tư: Công bằng vô tư, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung trong giải quyết công việc.
+ Người giả danh chí công vô tư :
Nói thì có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện tham lam, ích kỉ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể hay vì tình cảm riêng tư mà thiện lệch trong giải quyết công việc.
- Sai vì giữa việc kiên trì tự phấn đấu để đạt được lợi ích cá nhân chính đáng khác với những hành động vu lợi cá nhân, tham lam, ích kỉ vì thế cần biết đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của xã hội và cộng đồng.
2. ý nghĩa
Chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của mỗi người đem lại lợi ích cho tập thể mà cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ công minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
3. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư người HS cần : 
- Có thái độ ủng hộ ,quý trọng người chí công vô tư .
- Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân , thiếu công bằng trong giải quyết công việc .
- Siêng năng, kiên trì , tiết kiệm , sống giản dị , tôn trọng lẽ phải , liêm khiết .
- Lớp 6,7,8. -> chủ đề : sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư .
III. Bài Tập :
1. Chơi trò chơi tiếp sức , đọc danh ngôn về chí công vô tư .
2.Kể chuyện các tấm gương về chí công vô tư .
3. Chia lớp làm 3 nhóm cho hs làm bài tập 1.Dùng bảng phụ cho HS lên điền và giải thích .
* Tổng kết : 
E. Hướng dẫn học ở nhà :
Học bài cũ và làm bài tập 2 trong sgk .
Thực hành rèn luyện phẩm chất chí công vô tư .
Sưu tầm các tấm gương truyện kể về chí công vô tư .
Chuẩn bị bài 2 tự chủ . 
Đọc trước ở nhà và trả lời các câu hỏi trong sgk 
Tìm các câu chuyện hay tấm gương thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh.
 Ngày soạn: 23/ 08/ 2010
 Ngày dạy: 24/ 08/ 2010 
 Tiết 2 - Bài 2 : Tự chủ 
A- Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
 - Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ.
 	 - Biểu hiện của tính tự chủ.
 	 - ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhâ, gia đình và xã hội.:
 2 - Kĩ năng:
 - Học sinh biết nhận xét đánh giá hành vi của tính tự chủ.
 - Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
 3 -Thái độ:
 - Tôn trọng , ủng hộ những người có hành vi tự chủ . 
 - Có biện pháp , kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã Hội khác.
 B – Phương pháp:
 - Đàm thoại, thảo luận.
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Liên hệ bản thân, tập thể, liên hệ thực tế, xây dựng kế hoạchvà biện pháp rèn luyện.
C – Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, SGK giáo dục công dân lớp 9.
 - Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ. 
 - Giấy khổ lớn và bút dạ.
D – Hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? Là học sinh em cần phải làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. Lấy vd về phẩm chất chí công vô tư?
 * Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
KQ hoạt động – Nội dung bài học
Giáo viên cử 2 học sinh có giọng đọc tốt đọc lại 1 lần 2 câu chuyện trên.
- Học sinh đọc câu chuyện “ Một người mẹ” 
- Học sinh đọc câu chuyện “ Chuyện của N”
 Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
- Giáo viên giao câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.
Nhóm 1:
? Nỗi bất hạnh đến với gia đình nhà bà Tâm như thế nào?
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
 Nhóm 2: 
? Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì?
? Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
? Vì sao N lại có 1 kết cục xấu như vậy?
Nhóm 3:
? Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N, em rút ra bài học gì?
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
-> Học sinh nhận xét bổ xung – giáo viên chốt và kết luận chuyển ý
? Từ việc thảo luận trên em hãy cho biết. Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì?
-> Học sinh tự do trình bày quan điểm cá nhân, cả lớp nghe nhận xét ý kiến, giáo viên tổng kết ý kiến.
? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là tự chủ ? 
( Gọi 1 học sinh nhắc lại khái niệm)
 Tổ chức trò chơi
Xử lí tình huống, giúp học sinh biết được những biểu hiện của tính tự chủ. 
Câu 1: Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau?
+ Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học.
+ Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
+ Chăm sóc người nhà ốm trong bệnh viên.
+ Bị bạn bè nghi oan.
+ Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em.
+ Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo.
-> Học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân, cả lớp góp ý, trao đổi, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Câu2: Cho học sinh làm bài tập nhanh bằng phiếu học tập.
Yêu cầu: Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ.
-> Học sinh nhận phiếu học tập, trả lời cá nhân. một học sinh trả lời nhanh lên bảng chữa, học sinh nhận xét, giáo viên bổ xung kết luận.
? Từ việc làm bài tập trên em hãy rút ra những biểu hiện của tính tự chủ?
 ( Giáo viên chuyển ý)
? Theo em đức tính tự chủ có tác dụng gì?
? Ngày nay trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao?
Cho ví dụ minh họa.
-> Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân giáo viên lấy ví dụ minh họa, nhận xét và kết luận.
? Theo em tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
 ? Em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ.
 ( Giáo viên kết luận chuyển ý)
Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống, lớp nhận xét, bổ sung.
? Qua phần thảo luận liên hệ thực tiễn này, các em đã hiểu thêm về đức tính tự chủ và phảI có ý thức rèn luyện đức tính tự chủ.
 Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
 -> Học sinh làm việc độc lập, học sinh trả lời độc lập, giáo viên nhận xét, kết luận đánh giá.
( Nếu còn thời gian cho học sinh chơi trò sắm vai)
.I. Đặt vấn đề:
- Con trai bà Tâm nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS.
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác một cách tích cực.
- Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ.
- Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
- Là học ngoan và học khá.
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy. N trốn học, thi trượt tốt nghiệp. N bị nghiện, trộm cắp.
- N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
-> Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có tính tự c ... , cho HS tìm hiểu việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình, dòng họ ở gia đình ở địa phương các em, ghi sẵn vào giấy ở nhà sau khi đã thu thập đầy đủ. 
GV: Cùng HS thực hiện trao đổi, thảo luận tại lớp. 
HS: Nhận xét đánh giá việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc tại gia đình địa phương em. 
HS: Trình bày nhóm nội dung nhận xét các em đã chuẩn bị sẵn ( ưu, nhược ) 
GV: Kl 
HS: Hoạt động độc lập, rút ra ý nghĩa .
? Hãy kể một số tấm gương tiêu biểu biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc. 
? Bản thân em có suy nghĩ gì về nội dung bài ngoại khóa này ? 
 Tổ chức trò chơi 
Chơi một số trò chơi dân tộc 
- Ném còn
- Kéo co 
- Đánh mắng 
1. Chủ đề : 
 Phát huy, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của gia đình, dòng họ
2. Hình thức ngoại khóa : 
3. Cụ thể :
+ Việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ; 
+ ý nghĩa của việc kế thừa: 
+ Rèn luyện việc kế thừa và phát huy các truyền thống. 
IV. Bài tập : 
1. 
2. 
3. 
IV. Tổng kết ngoại khóa : 
 G. Hướng dẫn học bài : 
 Chuẩn bị chương trình học kì II. 
 Ngày soạn : 04/ 01/ 2010
 Ngày dạy: 05/01/2010
 Tiết 19 + 20 
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự
Nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước
A- Mục tiêu bài học:
 1- Kiến thức:
 - HS Hiểu những định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị trí, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 
 2- Kĩ năng:	
 -HS Có kĩ năng tổng hợp, có thể tự lập trong một số hoạt động, chuẩn bị hành trang để tham gia vào các công việc lao động xã hội, lập thân, lập nghiệp. 
 3- Thái độ:
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 
 B. Phương pháp:
 - Phương pháp diễn giảng, thảo luận, đề án. 
C – Tài liệu và phương tiện:
 SGK- SGV GDCD9 , tranh ảnh . 
D – Hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 * Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 Kết quả hoạt động – Nội dung bài học
GV: Yêu cầu 1HS đọc phần đặt vấn đề 
HS: Hoạt động độc lập 
? Thư của tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên ngày 26/ 3 có ý nghĩa như thế nào ? 
? Mục tiêu của nhà nước ta đến năm 2001; 2002 là gì ? 
GV: Giải thích thế nào là CNH- HĐH cho HS hiểu. 
 ? Tại sao tổng bí thư lại cho rằng: “ Thanh niên là lực lượng nòng cốt ‘’ thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước? 
 ? Để thực hiện tốt mục tiêu đó tổng bí thư đòi hỏi thanh niên phải làm gì ? 
GV: Cho HS chốt bài học 1 
? Như vậy thanh niên có những trách nhiệm chung gì đối với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ? 
HS: - Học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật.
- Tu dưỡng đạo đức tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh.
- Rèn kĩ năng phát triển các năng lực
- Rèn luyện sức khỏe.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
? Thực hiện tốt những yêu cầu trên sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? 
GV: Cho HS liên hệ thực tế 
HS: Hoạt động nhóm 
? Liên hệ thực tế địa phương em, tầng lớp thanh niên đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình hay chưa ? Nguyên nhân ? Hướng khắc phục ? ( nếu chưa tốt ) 
HS: đại diện nhóm trình bày 
GV: KL chung 
GV: Nêu câu hỏi, HS hoạt động độc lập 
? Có ý kiến cho rằng : “ Với xu thế xã hội hiện nay, thanh niên chỉ cần làm những gì mình thích và có ích cho riêng mình là được .
? Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? vì sao ? 
HS: Suy nghĩ trình bày 
GV: Chốt: nên làm những gì mình muốn nhưng phải có lợi cho bản thân, gia đình, xã hội, xuất phát từ nhiệm vụ chung của thanh niên .
? Thanh niên học sinh cần làm những gì để góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ? 
HS: trình bày 2- 3 ý kiến 
? Những biện pháp nào là hữu hiệu để thanh niên học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ trên? 
GV: Tổ chức cho học sinh làm các bài tập trong SGK. 
Gọi 1hs đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK 
? Tại sao Đảng ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước? 
 HS Hoạt động độc lập 
? Hãy nêu vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay ? Em học được những gì ở họ ? 
? Em có nhận xét gì về một số biểu hiện của thanh niên hiện nay như: đua xe máy, lười học, nghiện hút ma túy, đua đòi ăn chơi? 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4 SGK 
 Hs hoạt động nhóm 
I. Đặt vấn đề : 
 * Thư của tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên .
- 26/3 : Ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 
- 2010 : Nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. 
- 2020 : Cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
- Thanh niên : được đào tạo, giáo dục toàn diện, trẻ, khỏe, nhiệt huyết. 
- Phải : Rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, văn hóa, khoa học kĩ thuật. 
II. Nội dung bài học : 
1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 
-> Hoàn thiện bản thân, góp ích cho xã hội.
-> Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 
2. Nhiệm vụ của thanh niên – học sinh:
- Học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời .
- Xác định lí tưởng sống đúng đắn 
- Tự vạch kế hoạch học tập, rèn luyện lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. 
- Tự kiểm tra bản thân.
- Đoàn kết, góp ý, giúp nhau cùng phấn đấu. 
III. Luyện tập : 
1. Bài 1: 
- Vì thanh niên có sức khỏe, năng động, nhiệt huyết, được giáo dục toàn diện. 
2. Bài 2: 
3. Bài 3 : 
- Đó là những biểu hiện sai trái lệch lạc, vi phạm đạo đức và pháp luật có hại cho bản thân, gia đình và xã hội vì vậy nên tránh
4. Bài 4: 
Không nên đồng tình với quan niệm đó vì đó là lối sống không mục đích, không lí tưởng, sẽ không có tương lai tốt đẹp, ảnh hưởng đến xã hội. 
 G. Hướng dẫn học ở nhà : 
 - Về nhà học bài cũ, rèn luyện bản thân để góp phần tham gia vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. 
 - Làm bài tập còn lại SGK
 - Chuẩn bị bài mới tiết 21, 22 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân .
 .. 
 Ngày soạn : 18/ 01/ 2010
 Ngày dạy: 19/ 01/ 2010
Tiết 21 + 22 - Bài 12:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong
Hôn nhân
A- Mục tiêu bài học:
 1- Kiến thức:
 - HS Hiểu khái niệm hôn nhân, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt Nam hiện nay, các điều để được kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Nghĩa vụ của vợ và chồng
 2- Kĩ năng:	
 - Phân biệt được hôn nhân hợp pháp và không hợp pháp, đánh giá được ý nghĩa kết hôn theo quy định của pháp luật, không vi phạm đến quy định pháp luật về hôn nhân. 
 3- Thái độ:
 - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. 
 B – Phương pháp:
 - Diễn giảng, phân tích, đàm thoại, thảo luận. 
C – Tài liệu và phương tiện:
 SGK- SGV GDCD9 , Luật hôn nhân và gia đình 2000, mẩu chuyện, vd liên quan 
 D – Hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 * Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 Kết quả hoạt động – Nội dung bài học
GV: Yêu cầu hs đọc mẩu chuyện SGK 
HS : Hoạt động độc lập -> nhận xét đánh giá hành vi . 
? Em có suy nghĩ gì về tình yêu, hôn nhân qua những trường hợp trên ? 
HS: Lần lượt trình bày 
- cha mẹ T: ép buộc con cái kết hôn vì ham giàu.
- T: Tảo hôn, chấp nhận hôn nhân không tình yêu. 
- K: Vô trách nhiệm với gia đình.
- M: Nhẹ dạ, cả tin, quan hệ tình dục trước hôn nhân. 
=> GV: KL
=> Đều là tình yêu không chân chính 
? Theo em, thế nào là tình yêu chân chính? Tình yêu không lành mạnh ? 
-> Tình yêu chân chính : xuất phát từ sự đồng cảm, sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau. 
-> Tình yêu không lành mạnh: Là thứ tình cảm không bền vững, có thể là vụ lợi, ham giàu, địa vị, danh lợi 
GV: Nêu một số vd về hôn nhân. 
? Qua đó em hiểu thế nào là hôn nhân ? 
HS trình bày -> lớp nhận xét -> GVchốt bài học 1 SGK và giải thích. 
? Vì sao nói : Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân ? 
 HS Hoạt động độc lập ( tự nghiên cứu ) 
? Tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân Việt Nam hiện nay ? 
GV: Nêu những câu hỏi nhỏ
HS: trình bày 
? Em hiểu thế nào là tự nguyện? Bình đẳng, tiến bộ, một vợ , một chồng, chính sách kế hoạch hóa gia đình ? 
? So sánh vói chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến. Nhận xét chung về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt Nam hiện nay ? 
-> XHPK: 5 thê bảy thiếp, con đàn cháu đống, hôn nhân ép buộc ( cha mẹ đặt đâu con nằm đấy, phụ nữ bị coi khinh không có sự bình đẳng ..
-> Ngày nay hôn nhân tiến bộ 
? Để được kết hôn cần phải có những điều kiện gì ? 
? Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào ? 
? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về nghĩa vụ của vợ và chồng ? 
( So sánh với quan hệ vợ chồng trong xã hội cũ ) 
GV: Cho HS liên hệ 
 Hoạt động nhóm 
? So sánh, đối chiếu xem ở địa phương em có trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân không ? vi phạm như thế nào và hậu quả của nó ? 
? Em có thể làm gì để ngăn chặn hành vi, vi phạm ? 
HS : đại diện nhóm trình bày -. GVKL 
 HS Hoạt động độc lập 
? Chúng ta có nên yêu sớm khi đang ở tuổi học trò không ? vì sao ? 
-> Không nên : GV giải thích và nhắc nhở HS cam kết thực hiện theo yêu cầu 
? Vậy chúng ta cần phải làm gì để có một cuộc sống, tình yêu, hôn nhân đúng quy định của pháp luật ? 
HS: Cần chăm chỉ học tập, lao động, đủ tuổi, đủ điều kiện mới nên kết hôn . 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK 
 HS Hoạt động độc lập 
HS đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK 
I. Đặt vấn đề : 
=> Đều sai trái không đúng quy định của pháp luật. 
-> Hậu quả : Cuộc đời bất hạnh không có hạnh phúc. 
II. Nội dung bài học : 
1. Hôn nhân : 
- Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và 1 nữ.
- Nguyên tắc: bình đẳng, tự nguyện
- Được nhà nước thừa nhận 
- Xây dựng một gia đình hạnh phúc.
* Tình yêu chân chính là cơ sở rất quan trọng của hôn nhân .
2, Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân hiện nay .
 a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:
 ( SGK )
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. 
- Tuổi : nam 20, nữ 18 tuổi trở lên 
- Kết hôn : tự nguyện 2 bên nam nữ 
- Đăng kí tại UBND xã, phường, thị trấn. 
+ Cấm kết hôn : 
- Người đang có vợ chồng.
- Mất năng lực hành vi dân sự 
- Cùng dòng máu trực hệ .
 ( SGK ) 
3. Trách nhiệm của công dân – học sinh: 
- Thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu, hôn nhân, không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. 
III. Luyện tập : 
1. Bài 1 ; 
 Đồng ý : C, D, Đ, G, H, I, K. ( giải thích ) 
2. Bài 2: 
Do yêu sớm, do ép buộc, ( ham giàu, địa vị ) do hoàn cảnh gia đình ) -> tảo hôn . 
 G. Hướng dẫn học ở nhà : 
 - Học bài cũ, làm các bài tập còn lại trong SGK.
 - Chuẩn bị bài mới : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1 chi cong vo tu(1).doc