1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là năng động sáng tạo , ý nghĩa của năng động, sáng tạo
2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương năng động , sáng tạo của những người sống xung quanh.
3. Thái độ: Hình thành ở hs nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động , sáng tạo ở bất cứ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống
Tuần 10 Ngày soạn: 09.10.2010 Tiết 10 Ngày dạy: 11.10.2010 Bài 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO (Tiết 1) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là năng động sáng tạo , ý nghĩa của năng động, sáng tạo 2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động , sáng tạo của những người sống xung quanh. 3. Thái độ: Hình thành ở hs nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động , sáng tạo ở bất cứ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tư duy sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện. -Phê phán những thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động và rèn luyện. -Tìm hiểu những tấm gương học tập, lao động rèn luyện sáng tao III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số lớp học. 2.Kiểm tra bài cũ: - Trả bài kiểm tra 1 tiết 3. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là năng động sáng tạo. Trong thực tế ta thấy, con người nếu chỉ lao động một cách cần cù thôi thì chưa đủ, mà phải biết sáng tạo nữa, sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công. VD: Ông Nguyễn Cẩm Lũy xuất thân từ nông dân, trình độ học vấn mới hết cấp I nhờ chịu khó và sáng tạo ông đã thực hiện được gần 200 công trình di dời, chống nghiêng, sụt lúm. Mọi người khâm phục và gọi ông là “thần đèn”. khẳng định trong lao động đòi hỏi con người phải có năng động, sáng tạo. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt -GV gọi 2 HS đọc phần đặt vấn đề -> HS đọc -GV cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm) -Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên? -Nhóm 2: Hãy tìm những biểu hiện (chi tiết trong câu chuyện ) tính năng động sáng tạo -Nhóm 3: Những việc làm đó đã đem lại (vinh quang) thành quả gì cho Êđixơn và Lê Thái Hoàng. -Nhóm 4: Tìm hiểu và kể về những tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết qua báo, đài, lớp, trường. -Các nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời, nhận xét lẫn nhau -GV bổ sung, nhận xét, chốt kiến thức H:Trong thời đại hiện năng động sáng tạo có ý nghĩa ntn? -HS suy nghĩ trả lời -> GV nhận xét, chốt: -GV cho HS thảo luận cặp: Năng động, sáng tạo biểu hiện ntn trong cuộc sống? -HS thảo luận, trả lời -> GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức H:Em hãy nêu những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong cuộc sống? -HS thảo luận cá nhân, trả lời -> GV nhận xét, chốt, cho điểm. H:Sự thiếu năng động, sáng tạo dẫn đến hậu quả gì? -HS trả lời -> GV chuân xác kiến thức: Con người cần phải năng động sáng tạo, có năng động, sáng tạo chúng ta mới vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. I.Đặt vấn đề: - Dám nghĩ, dám làm, không chịu bó tay trước hoàn cảnh, vượt lên khó khăn, say mê, nỗ lực cao trong công việc và trong học tập - Êđixơn nghĩ cách hội tụ ánh sáng từ nhiều gương từ nến và đèn cho bác sĩ mổ cho mẹ. - Lê Thái Hoàng: Say mê, nỗ lực và ý chí=>tìm ra cách giải toán mới và nhanh. Quyết tâm cao trong học tập => gặp bài toán khó -> tìm ra cách giải quyết mới thôi. - Êđixơn : Đã cứu được mẹ và đã tìm tòi, sáng chế ra đèn điện, máy ghi âm, điện thoại , máy chiếu phim, tàu điện. - Lê Thái Hoàng: Đoạt giải nhì kỳ thi toán quốc gia, huy chương đồng kỳ thi toán quốc tế 39.Huy chương vàng kỳ thi toán Châu Á - TBD lần thứ 11. Huy chương vàng kỳ thi toán quốc tế lần thứ 40. -HS tự liên hệ -Thời đại hiện nay: giúp chúng ta tạo ra cái mới, cách làm mới, rút ngắn thời gian để đạt mục đích. -> trong cuộc sống năng động sáng tạo biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: HT, LĐ +HT: PP học tập, say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới, không thỏa mãn với điề đã biết +LĐ: chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới có hiệu quả cao. -Ngại khó, ngại khổ, làm theo cái có sẵn, bằng lòng với cái đã códễ làm, khó bỏ => Bị động trong cuộc sống, gặp trở ngại, khó khăn dễ bỏ cuộc, thiếu ý chí vươn lên 3. Củng cố: Cho học sinh làm bài tập sau: Những ý kiến sau là đúng hay sai? Vì sao? a. Học sinh còn nhỏ chưa sáng tạo được. b. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. c. Chỉ trong những nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo. d. Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động. 4. Đánh giá: Thế nào là năng động, sáng tạo? VD 5. Hoạt động tiếp nối: Học biểu hiện Năng động sáng tạo, không năng động sáng tao trong bảng ở đặt vấn đề. Trả lời câu hỏi chuẩn bị. Làm bài tập 3. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: