1. Kiến thức:
- Hiểu Quyền được tham gia của trẻ em và các điều khỏan trong Công ước có liên quan đến Quyền này
- Trách nhiệm của người lớn và trẻ em trong việc thực hiện Quyền tham gia của trẻ em
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: Nâng cao sự tự tin của trẻ trong quá trình tương tác với người khác, bày tỏ suy nghĩ, sáng kiến, nhu cầu đồng thời nêu bật những thắc mắc, câu hỏi của các em
Ngaøy soaïn :8/5/2008 Tuaàn: 35 Tieát: 35 NGOAÏI KHOAÙ: QUYEÀN ÑÖÔÏC THAM GIA CUÛA TREÛ EM . I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: - Hiểu Quyền được tham gia của trẻ em và các điều khỏan trong Công ước có liên quan đến Quyền này - Trách nhiệm của người lớn và trẻ em trong việc thực hiện Quyền tham gia của trẻ em 2. Kỹ năng: - Kỹ năng giao tiếp: Nâng cao sự tự tin của trẻ trong quá trình tương tác với người khác, bày tỏ suy nghĩ, sáng kiến, nhu cầu đồng thời nêu bật những thắc mắc, câu hỏi của các em - Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: giúp các em chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để đáp ứng các Quyền của trẻ em (sống còn, bảo vệ, phát triển ) 3. Thái độ: Thúc đẩy sự tham gia chủ động và tích cực hơn của trẻ II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Công ước về Quyền trẻ em - Bảng photocopy các điều 12, 13, 15, 17, 18 .. - Phiếu giao việc (Câu hỏi dùng cho họat động nhóm) - Thang mức độ tham gia của trẻ em - Bộ tranh về sự tham gia của các em III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động 1: Các em làm gì? Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là sự tham gia và Quyền được tham gia của trẻ em Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: Mỗi nhóm trẻ nhận một số tranh (trộn lẫn từ hai bộ tranh về sự tham gia của trẻ - trẻ em với trẻ em và trẻ em với người lớn). Học sinh xem tranh và thảo luận các câu hỏi sau dây: - Các trẻ em trong tranh đang làm gì? - Em có suy nghĩ gì về các em trong tranh? Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày của các em. - Khi trẻ em bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, sáng kiến hay đề xuất của mình, các em gặp thuận lợi và khó khăn gì? Bước 2: Các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến của nhóm, nhấn mạnh đến vai trò của trẻ em, cũng như những khó khăn gặp phải và tìm cánh khắc phục. Kết luận: Qua bộ tranh, chúng ta thấy trẻ em có thể chủ động tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống.Các em - Có cơ hội để bày tỏ suy nghĩ đối với các vấn đề liên quan đến các em, bày tỏ sự đồng tình hoặc từ chối và ngya cả có ý kiến khác với ý kiến người lớn. - Chủ động thể hiện sáng kiến và đề xuất ý tưởng mới - Được người lớn lắng nghe và tôn trọng Trong thực tế cuộc sống, các em còn gặp một số khó khăn do ý kiến các em chưa được người lớn lắng nghe, người lớn chưa tin tưởng các em có thể đề xuất sáng kiến hữu ích. Các em cần chủ động để tự thể hiện mình, nói lên những điều các em bức xúc, quan tâm và thuyết phục để được sự lắng nghe và tôn trọng. Hoạt động 2: Mong ước trẻ em ... Mục tiêu: HS biết cách thể hiện sự tham gia của trẻ em trong các tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bước 1: Đọc tình huống sau: "Học xong lớp 9, Xuân đủ điều kiện để vào học bật kỳ trường PTTH nào trong thành phố. Em muốn xin vào PTTH Chu Văn An để được thi vào chuyên Toán. Bạn em cũng có mấy đứa nộp đơn vào học trường này. Bố mẹ em lại muốn em học ở trường PTTH Quang Trung gần nhà và ở đó có cô Mai dạy giỏi Toán là bạn thân của mẹ có thể nhờ cậy được." Bước 2: Giáo viên hỏi cả lớp về các giải pháp có thể xảy ra trong tình huống trên: - Liệt kê các giải pháp có thể xảy ra. + Xuân nhất định nộp đơn váo Chu Văn An không theo lời khuyên của bố mẹ. + Xuân nghe theo bố mẹ vào trường Quang Trung + Bố mẹ quyết định Xuân phải học trường Quang Trung Bố mẹ đồng ý cho Xuân học trường Chu Văn An Bước 3: Thảo luận nhóm Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ - Thảo luận làm rõ về mức độ tham gia của Xuân, vai trò của bố mẹ về một trong các cách giải quyết trên. Sau đó phân vai và tập thể hiện trước lớp. Bước 4: Một số nhóm thực hành trước lớp Bước 5: Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động này của HS. Chú ý nhấn mạnh mức độ tham gia của trẻ và vai trò của người lớn trong các tình hướng và sau đó kết luận: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối đầu với những tình huống phức tạp. Thực hiện Quyền được tham gia, giúp trẻ em có điền kiện đưa ra quyết định để giải quyết tình huống một cách có hiệu quả. Dười sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, trẻ em biết phân tích mặt lợi, mặt hại, giá trị của từng cách giải quyết chính là để thực hiện Quyền được tham gia của trẻ em. Hoạt động 3: Các mức độ của sự tham gia Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được mức độ của sự tham gia của trẻ trong những vấn đề liên quan đến trẻ em. Cách tiến hành Bước 1: Học sinh nhận bảng thang bậc của sự tham gia và đọc lời giải thích. Bước 2: Cả lớp lắng nghe giáo viên tóm tắt các thang bậc của sự tham gia. Bước 3: Hoạt động nhóm - Mỗi nhóm được nhận một số tình huống ghi trên băng giấy (phụ lục 1). Đọc từng tình huống và thảo luận xem mức độ tham gia của trẻ trong tình huống đó ứng với thang bậc nào trong bảng thang bậc. - Sau đó từng nhóm dán băng giấy vào thang bậc trên bảng. - Trao đổi cả lớp và đưa ra nhận xét. Bước 4: Giáo viên kết luận: Sự tham gia gốm 2 bậc: Không tham gia và tham gia có mức độ. - Không tham gia là trước một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ em, người lớn hoàn toàn quyết định. Sự tham gia của trẻ em chỉ là hình thức chiếu lệ. - Các mức độ tham gia của trẻ em tuỳ thuộc vào vai trò của trẻ vá vai trò của người lớn trong từng công việc cụ thể: + Mức độ thấp lá trẻ em được giao nhiệm vụ, được thông báo được hỏi ý kiến. + mức độ cao là trẻ em được tổ chức, điều khiển, người lớn giữ vai trò người hướng dẫn giúp đỡ khi trẻ em yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại các tranh vẽ về sự tham gia của nhóm trẻ và xác định mức độ tham gia. Các em cũng có thể suy nghĩ về mức độ tham gia của trẻ qua các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 4: Ccá điều khoản liên quan đến Quyền được tham gia của trẻ. Mục tiêu Học sinh hiểu được nội dung Quyền được tham gia thể hiện trong các điều khoản của công ước, biết phân tích những nội dung đó trong từng điều khoản. Cách tiến hành: Bước 1: Học sinh nhận bản ghi các điều khoản 12,13,15,17. Đọc thầm từng điều khoản. Bước 2: Thảo luận nhóm Trả lời câu hỏi: - Từng điều khoản nói lên điều gì? Tóm tắt nội dung của từng điều khoản. Đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm. Bước 3: Đóng vai Mỗi nhóm nhận một bộ tranh mô tả hoạt động của trẻ em. Thảo luận, thống nhất trong nhóm phân loại thể hiện các Quyền: - Quyền được nêu ý kiến - Quyền được tự do ngôn luận - Quyền được tự do hiệp hội (được giao tiếp...) - Quyền được cung cấp và tiếp nhận thông tin - Các Quyền khác. Từng nhóm dàn tranh vào các cột đã ghi trên bảng Quyền được nêu ý kiến Quyền được tự do ngôn luận Quyền được tự do hiệp hội Quyền được cung cấp và tiếp nhận thông tin Các Quyền khác Bước 4: Kết luận Công ước Quyền trẻ em có những điều quy định cụ thể về Quyến tham gia của trẻ em. Thực hiện những Quyền đó có liên quan đến các Quyền khác như Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển ... của trẻ em.
Tài liệu đính kèm: