Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
- Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải thừa kế, phát huy truyền thống dân tộc.
- Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với việc thuầ kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2/ Kĩ năng:
- Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau nhau liên quan đến các giá trị truyền thống.
TUẦN 8 Ngày soạn:24/9/2010 Tiết 8 Ngày dạy: 29/9/2010 Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (T2) I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải thừa kế, phát huy truyền thống dân tộc. Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với việc thuầ kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2/ Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống dân tộc. 3/ Thái độ: Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc. Có những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II/ Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề. Phiếu học tập. III/ Hoạt động dạy học: Ổn định. Kiểm tra bài cũ. - Những thái dộ, hành vi nào sau đây thề hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Thích trang phục truyền thống Việt Nam. Yêu thích nghệ thuật dân tộc. Tìm hiểu văn học dân gian. Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Theo mẹ đi xem bói. Thích nghe nhạc cổ điển. Quần bò, áo chẽn, tóc nhuộm vàng là mốt. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Học sinh thảo luận lớp. ? Ý nghĩa, vai trò của truyền thống đối với sự phát triển của mỗi dân tộc? ? Nhiệm vụ của công dân – HS trong việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc? GV bổ sung: Thái độ, hành vi chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ hoặc ca ngợi chủ nghĩa tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi. HS: tự do trình bày ý kiến cá nhân. HS: Cả lớp trao đổi bổ sung. GV: nhận xét, bổ sung. II. Nội dung bài học: 3. Ý nghĩa: - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. 4. Trách nhiệm : - Bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. - Tự hào giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Hoạt động 2: Luyện tập giải bài tập SGK GV: phát phiếu học tập. HS: làm bài tập 1, 3 SGK trang 25, 26. GV: pháp phiếu ½ lớp câu 1, ½ lớp câu 2. HS: cả lớp trả lời và phát phiếu. GV: gọi HS trả lời nhanh nhất. - Đáp án câu 1: a, c, e, g, h, i, l. - Đáp án câu 2: a, b, c, e Hoạt động 3: Rèn luyện thực tế HS: làm việc cá nhân. ? Gia đình em, khu dân cư em đang sống có truyền thống tốt đẹp nào không? ? Hãy kể một vài việc mà em và các bạn em đã và sẽ làm để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? GV: lấy ví dụ: lòng yêu nước của nhân dân ta. GV: Tổ chức trò chơi tiếp sức. Chủ đề: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương, đất nước. HS: tự do phát biểu, lần lượt từng em ghi tiếp nối nhau. GV: Tổ chức thi hát về những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước. HS: tự do hát. Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Tây nguyên, dân ca Nghệ Tĩnh, Bắc Bộ có chèo, Bình Định có tuồng, hò Huế, dân ca Nam Bộ. 4. Củng cố: Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: 5. Đánh giá: . . . 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ, làm bài tập 2, 4, 5 SGK trang 26 Sưu tầm tục ngữ, ca dao, câu chuyện về truyền thống dân tộc. Tìm hiểu và hát những làn điệu dân ca địa phương. Ôn tất cả các bài đã học tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: