Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 3 : Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 3 : Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

1. Kiến thức:

- Hiểu được được thế nào là dân chủ, kỉ luật.

- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.

- Hiểu được ý nghĩa giữa dân chủ và kỉ luật. Đối với cuộc sống cá nhân, tập thể và xã hội.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 3 : Bài 3: Dân chủ và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2011.
Ngày dạy : 17/9/2011.
TIẾT 3 :	BÀI 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa giữa dân chủ và kỉ luật. Đối với cuộc sống cá nhân, tập thể và xã hội.
2. Kĩ năng: 
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ: 
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Thảo luận nhóm 
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Nêu 1 số biểu hiện của tính tự chủ, không tự chủ?
2. Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào cho tốt ?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.
Gv cho HS quan sát tranh, ảnh sau đó dẫn dắt vào bài
b Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS biết biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não.
+ Gọi 1 hs đọc “ Chuyện của lớp 9 A” và “ Chuyện ở một công ty”.
Gv: Vì sao lớp 9A thực hiện tốt kế hoạch năm học?
Hs:GVCN họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp đầu năm; học sinh sôi nổi thảo luận biện pháp thực hiện...
Thành lập đội TN cờ đỏ
--> Phát huy được ý thức tự giác của tập thể và có biện pháp tổ chức thực hiện--> kế hoạch đã hoàn thành
Gv: Do đâu công ty ở trong truyện bị thua lỗ nặng nề?
Hs: Ông giám đốc chỉ yêu cầu, cho người giám sát mà không kể đến việc đề ra phương pháp, cách thức thực hiện phù hợp--> sức khoẻ của công nhân bị giảm sút, nhiều người bỏ việc.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nd bài học.
- Mục tiêu: HS nắm nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Qua 2 câu chuyện trên, theo em, dân chủ là gì? Kỉ luật là gì?
Gv: Dựa vào định nghĩa, hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên?
HS tự nêu --> GV chỉ rõ.
Gv: Hãy nêu sự phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
Hs: - DC: Bàn bạc, xây dựng các biện pháp thực hiện.
- KL: Thực hiện nhiệm vụ năm học; Thành lập đội thanh niên cờ đỏ
Gv: Theo em, việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
Hs: Việc làm của ông --> Cty thua lỗ nặng vì: - Ông độc đoán, không phát huy được tính dân chủ ==> Sức mạnh bị giảm sút, công việc kém hiệu quả.
Gv: Vậy, theo em dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gv: Từ 2 truyện trên em rút ra được ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật là như thế nào?
Gv: Hãy nêu tác hại của việc vi phạm dân chủ và kỉ luật?
( Liên hệ thực tế trong lớp)
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ3: ( 8 phút) Liên hệ thực tế.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). 
Hướng dẫn thảo luận nhóm:
Gv: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường , hs chúng ta cần phải làm gì?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ4: ( 6 phút) Bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
HD học sinh làm bài tập.
Gọi 1 hs trả lời, 1số em bổ sung.
BT1: HS thảo luận theo nhóm.
Đáp án: a, d ( theo k/niệm và những biểu hiện của tính dân chủ)
BT2: HS tự kể được việc làm của mình về thực hiện dân chủ và kỉ luật hoặc ngược lại.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
1. Khái niệm: 
a) Dân chủ: là mọi người được làm chủ công việc của tập chủ và XH, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của XH có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
b) Kỉ luật: là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của 1 tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
*Mối quan hệ: 
Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.
KL là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ, kỷ luật:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển; XD được mối quan hệ XH tốt đẹp và hiệu quả, chất lượng lao động được nâng cao.
- Thiếu dân chủ làm giảm sức mạnh, sự đoàn kết của tập thể; không phát huy được khả năng của mọi người.
3. Cách rèn luyện:
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều hiện để mọi người được phát huy tính dân chủ
4. Luyện tập:
HS làm bài tập SGK.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
- Gọi 1 hs đọc lại toàn bộ bài học.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
 - Học và làm BT3 thật tốt để kiểm tra 15’.
 - Đọc trước và trả lời các câu hỏi ở bài: “ Bảo vệ hoà bình”.
 - Hãy phân biệt chiến tranh chính ngiã và chiến tranh phi nghĩa
 - Sưu tầm 1 số tư liệu, tranh ảnh và bài hát về chiến tranh và hoà bình hoặc các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3.doc