Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 4 : Bài 4: Bảo vệ hoà bình

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 4 : Bài 4: Bảo vệ hoà bình

. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.( Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh. Nguy cơ chiến tranh. )

- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.

- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Kĩ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 4 : Bài 4: Bảo vệ hoà bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2011.
Ngày dạy : 24/9/2011.
TIẾT 4 :	BÀI 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.( Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh. Nguy cơ chiến tranh. ) 
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. 
3. Thái độ: 
- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Khăn trải bàn.
- Phòng tranh.
- Đóng vai. Trò chơi. Dự án.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Hãy kể lại 1 việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường?
- Vì sao nói: Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.
GV chiếu các thông tin về CTTG thứ nhất và CTTG thứ 2, các cuộc CT ở VN lên máy chiếu sau đó yêu cầu HS nêu suy nghĩ, mong ước của mình.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS biết được giá trị của hoà bình.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
Gv: Yêu cầu mỗi HS tự nhẫm đọc và quan sát ảnh SGK.
Gv: Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh?
Hs: - Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ chết chóc, đem đến sự đau thương mất mát cho hàng triệu triệu con người trên trái đất nói chung và ở VN nói riêng.--> Gây tổn thất lớn về tiền của và tài sản --> làm đình trệ nền kinh tế.
Gv: Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người nói chung và trẻ em nói riêng?.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ2:( 10 phút) HD tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: Hs năm nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Em hãy lấy một số dẫn chứng về chiến tranh đã gây ra sự đau thương mất mát cho VN nói chung và ở tỉnh ta nói riêng?
Hs: - Cuộc chiến tranh ở VN đã trải qua nhiều năm, đem lại nhiều đau thương cho bao gia đình. ở VN có 5 nghĩa trang quốc gia (QT có nghĩa trang Đường 9 và Trường Sơn.).
Trong chiến tranh, riêng Quảng Trị đã có 20.000 liệt sĩ và biết bao thương binh.
Gv: Vậy theo em, khi đối diện với những đau thương trên thì con người có ước mơ gì? ( Hoà bình) .
Vậy hoà bình là gì?
Gv: Bảo vệ hoà bình là gì?
Gv: Qua các số liệu về các liệt sĩ ở trên đã nêu lên ý nghĩa gì?
GV :Giúp hs hiểu được thế nào là chiến tranh chính nghĩa - chiến tranh phi nghĩa
Gv: Đất nước ta ngày nay xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trên thế giới vẫn còn nhiều nước đang xảy ra các vụ xung đột. Em hãy nêu một vài sự kiện mà em biết?
Hs: - I rắc bị Mỹ xâm lược
Gv: Trong mối quan hệ hàng ngày, giữa chúng ta có xung đột hay không? Lấy VD? 
*GV treo bảng phụ - H/s lên nhận xét --> bổ sung.(Bảng: làm BT1) 
GV cho hs xem ảnh: “ Đại biểu các tầng lớp....” ( SGK) và một số tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh khác.
Gv: Vì sao phải bảo vệ hoà bình?.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ3: ( 6 phút) Thảo luận nhóm . Liên hệ thực tế.
- Mục tiêu: Rèn các kĩ năng .
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Khăn trải bàn.
1. Biểu hiện của bảo vệ hoà bình trong cuộc sống hàng ngày?
2. Bảo vệ hoà bình trong phạm vi quốc gia?(Biểu tình, ngăn chặn chiến tranh.)
3. Bảo vệ hoà bình trong phạm vi quốc tế?(Biểu tình phản đối chiến tranh.)
Gv: Qua đó em hãy cho biết, mỗi công dân VN chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ hoà bình?
Gv: Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ hoà bình?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính 
1. Bảo vệ hoà bình:
Hoà bình:
HB là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
b) Bảo vệ hoà bình:
- Là giữ gìn xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2. Ý nghĩa:
- Nhiều khu vực trên thế giới đang xãy ra chiến tranh.
-Ngòi nổ CT đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh.
- Nhân loại muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3. Trách nhiệm của công dân, hs trong việc bảo vệ hoà bình.
* Công dân nói chung:
- Tích cực tham gia vào sự việc đấu tranh vì hoà bình và công lí.
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.
- Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
* Học sinh: Tham gia tích cực các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách bình đẳng, thân thiện.
4. Luyện tập:
HS làm bài tập SGK.
* Giá trị sống : Hoà bình.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
Hướng dẫn hs làm bài tập.
- Cho hs làm bài tập 1,2,3gsk.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- GV hệ thống lại toàn bộ bài học.	
- Gọi một học sinh đọc lại nội dung bài học.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
HS học kĩ nội dung bài học.
Phân biệt được chiến tranh chính nghĩa- chiến tranh phi nghĩa.
Làm BT 4 - SGK theo gợi ý.
Chuẩn bị trước bài: “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc “
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 4.doc