Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 5: Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 5: Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 5: Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2011.
Ngày dạy : 01/10/2011.
TIẾT 5:	BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2. Kĩ năng: 
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ:
- Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng giao tiếp.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai. Dự án . 
- Phòng tranh. Hỏi chuyên gia.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Hoà bình là gì?. Thế nào là bảo vệ hoà bình?.
- Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
- Nêu sự đối lập giữa CT và HB? Sự khác nhau giữa CT chính nghĩa và CT phi nghĩa?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
Cho cả lớp hát bài: “ Trái đất này của chúng em” sau đó Gv vào bài mới.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. 
- Mục tiêu: HS biết được tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ).Động não.
Gọi 1 HS đọc các sự kiện mục 1.
Cho HS quan sát ảnh ở mục 2.
Gv: Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, dữ liệu trên, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước khác trên thế giới?
Hs: - Nước ta có quan hệ hữu nghị với nhiều nước trên thế giới ( song phương và đa phương).
- Có quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.
- Tham gia các tổ chức hiệp hội ĐNÁ, (gọi tắt là ASEAN).
Vn đã gia nhập WTO ( 2007)
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Qua tìm hiểu phần đặt vấn đề, em hãy cho biết thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc?
Lấy 1 số ví dụ về tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
Gv: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại?
Gv: Nếu không có quan hệ với các nước thì sẽ như thế nào?
* Thảo luận nhóm:
 Hãy kể một vài lĩnh vực ở nước ta đã thành công nhờ hợp tác?.
VD: Về Y tế: Nước ta hợp tác với nước ngoài, thực hiện các ca phẫu thuật.
Về KH- KT: Liên doanh ti vi SAM -SUM Việt- Hàn; xe máy Việt Nhật...
Về VH: Với tất cả các nước.
Gv: Qua các ví dụ trên cho thấy chính sách hoà bình của Đảng và nhà nước ta như thế nào?
Gv: Các chính sách đó có ý nghĩa như thế nào?
Ở tỉnh ta có những quan hệ hợp tác trong lĩnh nào với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới?
* Văn hoá văn nghệ: Con đường xuyên Á ( gồm 5 nước: Lào, Thái, Trung Quốc , Miến Điện, Việt Nam) 
- Sinh viên du học ở các nước trên thế giới.
- Lào, Thái sang du học ở tỉnh ta.
Gv: Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ3: ( 6 phút) HD h/s làm bài tập:
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Luyện tập.
HD học sinh sắm vai 2 tình huống ở bài tập. Gọi 1 số học sinh nhận xét cách đối xử trong 2 tình huống?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính.
1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:
Là quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác.
VD: Việt- Lào; VN- Cuba; VN- Cam - pu - chia.
2. Lợi ích của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc:
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật....
- Tạo sự hiểu biết lân nhau, tránh gây mâu thuấn, xung đột, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
 µ Chính sách của Đảng:
- Luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình,, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
- Làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của VN về đường lối, chính sách của Đảng.
- Chúng ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với nước ta.
3. Trách nhiệm của học sinh:
H: - Gặp người nước ngoài phải lễ phép , thân thiện, giúp đỡ.
- Ủng hộ chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
- Viết thư cho ban bè các nước trên thế giới.
*. Luyện tập:
BT2:
a) Khuyên bạn, tỏ thái độ cho bạn hiểu.
b) Tham gia giao lưu cùng các bạn.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
 - Gọi 1 học sinh đọc tư liệu tham khảo.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Làm BT 3, 4. Chú ý sưu tầm tranh ảnh, mỗi em ít nhất là 1 bức - nộp theo tổ.
- Chuẩn bị trước bài: “ Hợp tác cùng phát triển”.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5.doc