Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 8: Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tiết 2)

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 8: Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tiết 2)

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 8: Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/2011.
Ngày dạy : 22/10/2011.
 TIẾT 8: 	 Bài 7 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY 
 TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kĩ năng: 
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Trình bày 1 phút.
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh. Dự án.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
HD học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Gv: HD học sinh làm bài tập 3, sgk trang 26.
Gv: Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: Liên hệ thêm ở BT3 đ(* Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ- chúng ta có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.)
Gv: Giới thiệu tranh về các dân tộc ở Việt Nam.
Hs: Quan sát, nhận xét.
Gv: Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
HS : Thảo luận nhóm.
Nên
Không nên
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ2:( 10 phút) Luyện tập..
HD làm BT.
BT 5: Gọi 1 h/s đọc đọc to bài tập năm và cho HS trả lời.
( Không đồng ý với An.
- Vì: như vậy chưa thấy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về Văn hoá, chính trị, lịch sử...
- Cần tìm hiểu lại truyền thống dân tộc ta để thấy được những giá trị tinh thần đáng quí của dân tộc ta và cần phải biết yêu quí, trân trọng, gìn giữ những gì tốt đẹp).
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ3: ( 6 phút) Tổ chức trò chơi tiếp sức.
Luyện tập.
Chủ đề: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương đất nước.
Hs: Thi hát về những làn điệu dân ca ở quê hương mình.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
3. Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
- Kế thừa, phát huy để góp phần giữ gìn bản sác dân tộc Việt Nam
4. Bổn phận của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Chúng ta cần tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc
- Lên án và ngăn chặn những tư tưởng, hành vi làm tổn hại đến VH dân tộc.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK. 
d.Củng cố, vận dụng: ( 2 phút)
- GV hệ thống lại ND bài học.
 - Gọi 1 HS đọc lại phần bài học.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài.
- Làm BT 2,4. Sư tầm ca dao, tục ngữ câu chuyện nói về truiyền thống.
- Ôn lại các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8.doc