Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 24 - Tiết 30: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 – 1946 (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 24 - Tiết 30: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 – 1946 (tiếp theo)

a. Kiến thức:

 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.

 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.

b. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc

 

docx 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9250Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 24 - Tiết 30: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 – 1946 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/2/2010 Ngày giảng: 9a: 10/3/2010
 9b: 26/2/2010
Bài24 - Tiết 30:
 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 
DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946 (TIẾP THEO).
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. GV:
 - Sử dụng tranh ảnh SGK. 
 - Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
b. HS:
 - Học bài và chuẩn bị bài.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi: Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa.
* Trả lời: 
+Giải quyết giặc đói:
- Lập “Hũ gạo tiết kiệm”.
- Tổ chức “ Ngày đồng tâm”.
- Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
+ Giải quyết giặc dốt: 
- Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
- Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ
+ Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Xây dựng “ Quỹ độc lập”. Phát động “ Tuần lễ vàng”.
- Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền VN.
- Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền VN trong cả nước.
b. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta. Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Mở đầu cho chiến tranh xâm lược nước ta lan hai. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hỏi: Được sự giúp đỡ cảu quân Anh TD Pháp đã làm gì?
Giảng: TD Pháp đã có dã tâm trở lại xâm lược nước ta từ rất sớm, chúng chuẩn bị kế hoạch thực hiện ngay sau khi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Đế quốc Anh dưới danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật đã tiếp tay cho TD Pháp trở lại xâm lược Vn lần thứ hai.
Hỏi: Quân dân Sài Gòn-Chợ lớn đã có hành động như thế nào?
Hỏi: Được sự tăng viện cảu quân Anh, Pháp đã làm gì?
Hỏi: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
 GV giới thiệu H.44
 “Đoàn quân Nam tiến”’ vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình.
Hỏi: Quân Tưởng đã có hành động gì để chống phá cách mạng nước ta?
Hỏi: Em hãy nêu những biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai?
Hỏi: Đối với bọn phản cách mạng chính phủ có biện pháp gì?
GV giải thích thêm:
 Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”.
-Giảng: Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chúng chuẩn bị tấn công ra Bắc để thôn tính cả nước ta.
Hỏi: Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta và quân Tưởng TD Pháp đã làm gì?
Giảng: Hiệp ước Hoa-Pháp đã trà đạp thô bạo lên chủ quyền dân tộc ta. Tuy nhiên nếu ta tiến hành đánh chúng ngay thì sẽ gặp nhiều khó khăn , không tránh khỏi tổn thất.
Hỏi: Trước tình hình đó Đảng có chủ trương gì?
­Hỏi: Em hãy trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
 ­Hỏi: Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, thái độ của Pháp ra sao?
­ Hỏi: Trước tình hình thực dân Pháp liên tiếp bội ước, ta có chủ trương gì?
Hỏi: Trước và sau hiệp định sơ bộ chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với háp và Tưởng có gì khác nhau?
23/9/1945,Thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta.
- Quân dân SG-Chợ Lớn anh dũng chống trả.
- Đầu tháng 10/1945, chúng đẩu mạnh đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó, Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
Trong lúc chúng ta kháng chiến ác liệt ở miền Nam, hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá ta ở miền Bắc.
+ Chúng đòi ta phải mở rộng Chính phủ.
+ Gạt những Đảng viên CS ra khỏi chính phủ Lâm thời.
-Quốc hội ta đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và 1 số ghế bộ trưởng: Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ Xã hội,....
- Đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế 
- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản CM, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.
- Giam giữ những phần tử chống đối Chính phủ.
- Lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản CM.
Pháp – Tưởng đã thỏa thuận với nhau trong hiệp ước Hoa Pháp (28/2/1946).
 - Trước tình thế đó, ta chủ trương chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
 - Pháp công nhận nước VNDCCH là 1 nước tự do.
- Chính phủ VNDCCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân ấy về nước.
- Hai bên thực hiện ngưng bắn ở Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Paris.
- Thực dân Pháp liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, Lập Chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN.
- Ta kí với Pháp tạm ước 14/9/1946, nhượng thêm cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế để kéo dài thời gian hòa hoãn, củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài
Trước Hiệp định Sơ bộ: Ta chủ trương hào hoãn với Tưởng, nhằm hạn chế tối đa sự phá hoại của chúng. Tập trung lược lượng đánh Pháp ở Miền Nam
Sau Hiệp định Sơ bộ: Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp, đuổi Tưởng về nước .
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: 12’
- 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta.
- Quân dân SG-Chợ Lớn anh dũng chống trả.
- Đầu tháng 10/1945, chúng đẩu mạnh đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó, Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
V. Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản CM: 12’
 - Quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá cách mạng của ta từ bên trong 
- Ta đã mở rộng Chính phủ nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và 1 số ghế bộ trưởng.
- Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế.
- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản CM, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.
VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946): 13’
- 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết, theo đó TD Pháp được đem quân ra Bắc thay thế quân Tưởng , quân Tưởng được Pháp cho một số quyền lợi và rút quân về nước.
- 6/3/1946, ta kí với Pháp hiệp ước sơ bộ
-Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946( SGK)
- Ta kí tạm ước 14/9/1946 để tranh thủ thời gian hòa hoãn kháng chiến lâu dài. 
 c. Củng cố: 2’ 
Gv hệ thống lại bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà:1’
Học bài và làm bài tập
 Chuẩn bị bài 25 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống td pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 30.docx