Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 39: xCây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 39: xCây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

. Kiến thức:

 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.

 - Nhiệm vụ của CM miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ 1954  1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranhchống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.

 

docx 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 11045Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 39: xCây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/4/2010 Ngày giảng : 9A: 8/4/2010 
 9B: 9/4/2010
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
BÀI28 - TIẾT 39: 
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
 (1954 – 1965). 
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.
 - Nhiệm vụ của CM miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ 1954 " 1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranhchống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ CM 2 miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam ; kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. GV: 
	- Giáo án, SGK 
 - Sử dụng tranh ảnh trong sgk phóng to. 
 b. HS:
 - Sưu tầm tranh ảnh, vở ghi, SGK
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: 
Kiếm tra vở bài tập của HS
b. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Sau chiến thắng ĐBP, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH, miền Nam phải sống dưới ách thống trị của bọn Mĩ – Diệm tiếp tục hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc thời kì đầu xây dựng CNXH (1954 -1960) là hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải XHCN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giáo viên dẫn dắt: Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Hỏi: Thực hiện theo hiệp định trên hai bên đã làm gì?
Giảng: - Về phía ta thực hiện nghiêm chỉnh nội dung hiệp định.
 - Về phía Pháp: tuy vẫn cố trì hoãn việc ngừng bắn, nhưng trước thái độ kiến quyết của chính phủ và nhân dân ta, ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, tháng 5-1954 Pháp rút khỏi Miền Bắc, một nửa đất nước được giải phóng.
Hỏi: Vì sao hội nghị hiệp thương giữa hai miền vẫn chưa được thựuc hiện?
Giảng: Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hòng chia cắt lâu dài nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam á.
 Hỏi: Như vậy tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 có gì nổi bật?
GV giảng: Ngày 1/1/1955, 20 vạn nhân dân Thủ đô đã tiến hành cuộc mít tinh tại quảng trường Ba Đình để chào đón Chủ tịch HCM.
GV cho HS xem ảnh:Nhân dân Hà Nội chào mừng TW Đảng, Chính phủ và Hồ CT về lại Thủ đô.
GV giới thiệu vĩ tuyến 17, trên bản đồ VN: (Quảng Trị). Đây là ranh giới quân sự tạm thời 2 miền Nam Bắc.
Hỏi: Nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới là gì? 
 Giảng: Nhiệm vụ chung: ra sức ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh, đấu tranh đòi hòa bình độc lập và dân chủ trong cả nước, tiến tới Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước.
GV nêu: Thực trạng kinh tế của Miền Bắc sau năm 1954
Hỏi: Đảng và chính phủ ta có những chủ trương gì để đưa kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn?
Giảng: Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn, do giai cấp nông dân lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ bóc lột của địa chủ, thựuc hiện khẩu hiệu người cày có ruộng. đây là nhiệm vụ quan trọng của cuộc các mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
Hỏi: Cải cách ruộng đất được tiến hành khi nào?
Hỏi: Công cuộc cải cách ruộng đất mang lại kết quả như thế nào?
Hỏi: Sai lầm trong cải cách?
Hỏi: Ý nghĩa của cải cách ruộng đất?
GV giảng: Chúng ta đã tiến hành cải cách ruộng đất 3.653 xã thuộc 22 tỉnh (trung du và đồng bằng).
Gồm 2.453.518 gia đình với 10.700.000 nhân khẩu,động đến 1,5 triệu ha ruộng đất.
 GV cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trong 2 phút, mỗi nhóm trình bày thành tựu của từng nhành kinh tế.
­ Em hãy trình bày những thành tựu khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc (1954 "1957)?
Gv: Phân tích thêm các thành tựu trên các lĩnh vực. Lấy ví dụ và liện hệ thực tế hiện nay để học sinh rút ra được những cố gắng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa sâu sắc.
 Hỏi: Hãy nêu rõ ý nghĩa lịch sử của những thành tựu khôi phục kinh tế ?
 Gv giảng :
- Đánh giá về thời kì này, Hồ Chí Minh đã nói: “ Trải qua thời gian sau 3 năm, nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động sản xuất thu được những thành tích to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu phát triển văn hóa, giảm bớt khó khăn và dần dần cải thiện đời sống cho nhân dân ở cả miền đồng bằng và miền núi. An ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng được củng cố”.
Hỏi: Vì sao Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất trong những năm 1958- 1960?
Gv: Để tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt về kinh tế cho công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc, và để biến Miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho Miền Nam đòi hỏi chúng ta phải cải tạo quan hệ sản xuất, theo con đường XHCN. Cải tạo quan hệ sản xuất theo con đường XHCN không phải là làm thay đổ mục tiêu của CNXH mà là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất.
Hỏi: Cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện như thế nào?
Hỏi: Mục đích của cải tạo quan hệ sản xuất?
­Hỏi: Em hãy nêu những thành tựu của miền Bắc đã đạt được trong thời kì cải tạo XHCN (1958 – 1960)?
GV hướng dẫn HS: Rút ra được những sai lầm, hạn chế trong quá trình cải tạo sản xuất .
Hỏi: Trọng tâm của phát triển kinh tế là gì? Kết quả như thế nào?
Hỏi: VH-GD-YT có những thành tựu gì?
í GV kết luận:
- Như vậy, từ 1958 " 1960 chúng ta đã căn bản hoàn thành cải tạo XHCN, bước đầu phát triển về kinh tế văn hoá, tạo điều kiện bước sang thời kì đầu xây dựng cơ sở vât chất cho CNXH (1961 -1965).
Theo những điều khoản trong Hiệp định, trong thời gian 300 ngày 2 bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và giao chuyển khu vực.
Mĩ nhảy vào miền nam thay chân Pháp, tiến hành xâm lược nước ta.
Đất nước ta bị tạm thời chia cắt thành 2 miền.
 Miền Bắc: sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống phong kiến, chuyển sang nhiệm vụ CM XHCN.
 Miền nam: có nhiệm vụ đấu tranh đòi thi hành đầy đủ Hiệp định Giơnevơ, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống chống khủng bố đàn áp của địch.
Đẩy mạnh cuộc vận động cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, tạo điều kiện đưa MB bước sang giai đọan mới .
 Miền Bắc đã tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất (cuối 1953 – 1956).
Ta đã thu được 81 ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ, chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. “Người cày có ruộng” được thực hiện. Giai cấp địa chủ bị đánh đổ. 
Đấu tố cả những địa chủ có tinh thần yêu nước, có ý thức đóng góp cho cách mạng.
Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới. Thắng lợi của cải cách ruộng đất tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vế thương chiến tranh. 
HS đại diện mỗi nhóm bình bày cáy ý chính sau:
 - Nông nghiệp: khai hoang, sắm thêm trâu bò, nông cụ. Tổng sản lượng lương thực vượt 1939, nạn đói kinh niên bị đẩy lùi.
 - Công nghiệp: Khôi phục, mở rộng, xây dựng thêm nhiều nhà máy và các cơ sở công nghiệp lớn. Cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
- Thủ công nghiệp: Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất, bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho người lao động. 
-Thương nghiệp: Trao đổi hàng hóa giữa các địa phương phát triển. Ngoại thương dần dần tập trung vào nhà nước.
- Giao thông vận tải: Khôi phục, sửa chữa và làm mới hàng ngàn km đường 
 - Giảm bớt khó khăn và cải thiện đời sống của nhân dân.
- Tạo tiền đề để chúng ta cải tạo XHCN.
- An ninh quốc phòng được giữ vững và củng cố.
Sau 3 năm (1954-1957) hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, nền kinh tế MB tuy có nhiều thay đổi nhưng cơ bản vẩn là nền kinh tế nông nghiệp phân tán, lạc hậu . Sự chiếm hữu tư nhân về lịêu sản xuất vẫn còn phổ biến , kinh tế cá thế chiếm tỉ lệ lớn. 
- Từ 1958 " 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN, theo định hướng XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh 
 - Vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, thương nhân ¨ tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoậc công tư hợp doanh.
- Sau 3 năm cải tạo chế độ người bóc lột người xóa bỏ, sản xuất phát triển , đời sống nhân dân được đảm bảo.
+ Đồng nhất giữa cải tạo và xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.
+ Vi phạm nguyên tắc “Tự nguyện, công bằng, dân chủ cùng có lợi” của hợp tác xã.
+ Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
 -Nguyên nhân sai lầm: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.
Phát triển kinh tế quốc doanh
Phát triển mạnh
I . Tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về ĐD.
- Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau:
+ Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH
+ Miền Nam: Chưa được giải phóng tiếp tục cách mạng giải phóng DT, thống nhất đất nước.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 -1960).
1.Hoàn thành cải cách ruộng đất:
- Cải cách ruộng đất qua 5 đợt từ cuối 1953 đến 1956
- Kết quả: Giai cấp địa chủ bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được gỉai phóng.
- Ý nghĩa: Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới. Góp phần tích cực cho công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
2.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
 * Nông nghiệp:
- Khai phá ruộng hoang, sắm thêm nông cụ. Hệ thống đê điều được hồi phục.
- Cuối 1957 sản lượng lương thực vượt 1939, nạn đói kinh niên bị đẩy lùi.
* Công nghiệp:
- Khôi phục và xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp mới. 
- Cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
* Thủ công nghiệp:
- Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất.
- Cuối 1957, số thợ thủ công gấp 2 lần trước chiến tranh (1939).
* Thương nghiệp:
- Hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mở rộng . Trao đổi hàng hóa giữa các địa phương phát triển.
- Cuối 1957, miền Bắc có quan hệ với 27 nước.
* Giao thông vận tải:
- Khôi phục đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn km đường....
3. Cải tạo quan hệ sản xuất bước đầu phát triển kinh tế – văn hóa (1958 – 1960)
* Cải tạo quan hệ sản xuất:
- Từ 1958-1960, Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ xsản xuất theo định hướng XHCN
 - Sau 3 năm cải tạo chế độ người bóc lột người xóa bỏ, sản xuất phát triển , đời sống nhân dân được đảm bảo.
* Bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá
- Kinh tế: Phát triển kinh tế quốc doanh
- VH-GD-YT: phát triển mạnh
 c. Củng cố: 3’ 
Hỏi: Mục đính của cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN ở miền Bắc 
Tăng năng suất lao động làm ra nhiều của cải vật chất cho XH.
Phá bỏ bộ máy sản xuất cũ, xây dựng bộ máy sản xuất mới.
C. Vận động những nông dân cá thể, những hộ thủ công, thương nhân tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh
d. Hướng dẫn học ở nhà:1’
	- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài 28 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 39.docx