Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 40: Cây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 40: Cây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Kiến thức:

- Miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.

- Trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, nhân dân ở 2 miền đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong lĩnh vực quản lí kinh tế – xã hội ở miền Bắc.

b. Tư tưởng:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1817Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 28 - Tiết 40: Cây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/3/2011 Ngày giảng : 9A : /3/2011
 9B: ./3/2011
Bài28 - Tiết 40:
 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
 (1954 – 1965)
III. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ
 PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI” ĐỒNG KHỞI” (1954 -1960)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
- Miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
- Trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, nhân dân ở 2 miền đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong lĩnh vực quản lí kinh tế – xã hội ở miền Bắc.
b. Tư tưởng: 
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
c. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ CM 2 miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam ; kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự.
2 CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 a. GV: 
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường” Phong trào Đồng Khởi” (1959 -1960)
- Sưu tầm tranh ảnh.
b. HS: 
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
a. Kiểm tra bài cũ: 5’
 * Hỏi: Nêu những thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Miền Bắc?
 * Trả lời:
 + Nông nghiệp:
 - Khai phá ruộng hoang, sắm thêm nông cụ. Hệ thống đê điều được hồi phục.
 - Cuối 1957 sản lượng lương thực vượt 1939, nạn đói kinh niên bị đẩy lùi.
 + Công nghiệp:
 - Khôi phục và xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp mới. 
 - Cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
 + Thủ công nghiệp:
 - Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất.
 - Cuối 1957, số thợ thủ công gấp 2 lần trước chiến tranh (1939).
 + Thương nghiệp:
 - Hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mở rộng . Trao đổi hàng hóa giữa các địa phương phát triển.
 - Cuối 1957, miền Bắc có quan hệ với 27 nước.
 + Giao thông vận tải:
 - Khôi phục đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn km đường....
Giới thiệu bài: Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại ĐD, nhưng đất nước ta vẫn bị chia cắt thành 2 miền: miền Bắc đi lên XHCN, miền Nam vẫn phải sống ách thống trị của bọn Mĩ –Diệm. Nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành CM dân tộc DC nhân dân.
b. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV dẫn dắt: Ngày 7/7/1954, trước khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ 13 ngày Mĩ đã đưa Ngô Đình Diệm ( Người được Mĩ nuôi từ lâu) về nước làm thủ tướng bù nhìn thay Bửu Lộc, Mĩ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Tháng 11/1954, Mĩ của tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở Sài Gòn, Cô-lin đề ra kế hoạch 6 điểm để củng cố chế độ Ngô Đình Diệm nhằm độc chiếm Đông Dương bằng chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới.
Hỏi: Trước âm mưu của địch Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam?
Hỏi: Phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào?
GV xác định trên bản đồ những đô thị có ptrào đấu tranh chính trị sôi nổi của quần chúng.
Giảng: Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì này diễn ra dưới hình thức đấu tranh chính trị hoà bình nhằm mục đích giữ gìn hoà bình, đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam
Hỏi: Mĩ-Diệm đã làm gì trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta?
Hỏi: Dù bị đàn áp nhưng phong trào vẫn diễn ra như thế nào?
Giảng: Phong trào không những bị dập tắt, mà ngược lại mà phong trào càng dâng cao và lan rộng , thu hút nhiều tầng lớp tham gia, kể cả các đảng phái, các giáo phái, các dân tộc ít ngườihình thành nên mặt trận chống Mĩ –Diệm.
Hỏi: Từ 1958-1959, phong trào có có sự thay đổi như thế nào?
Giảng: Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng diệt cộng, đòi tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lược cách mạng. Phong trào bùng lên mạnh mẽ , chuyển dần lên thành cao trào cách mạng từ đồng khởi 1959-1960.
Giải thích: Tố cộng, diệt cộng cho HS hiểu.
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam ? 
 GV phân tích : 
 Với “luật 10 -59” Mĩ Diệm đưa ra khẩu hiệu “tiêu diệt tận gốc CNCS”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”...Chúng đã gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở chợ Được, Vĩnh Trinh, Đại Lộc (Quảng Nam), chúng chôn sống 21 người tại chợ Được, dìm chết 42 người ở đập Vĩnh Trinh.
- Tháng 7/1955 chúng bắn chết 92 dân thường 1 lúc ở Hướng Điền.
- Từ 1955 "1958, 9/10 cán bộ miền Nam bị tổn thất.
- Nam Bộ chỉ còn 5.000 trên tổng số 6 vạn đảng viên.
- Liên khu V, 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên bị địch giết hại, 12 huyện không còn cơ sở Đảng.
- Quảng Trị chỉ còn 176/8.400 ĐV.
- Như vậy, bọn Mĩ Diệm định dùng thủ đoạn dã man, tàn bạo để buộc ta phải khuất phục. Nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác hơn là đứng lên giành chính quyền.
Hỏi: Chủ trương của ta như thế nào?
 Hỏi: Em hãy trình bày diễn biến của phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam ?
Gv tường thuật lại: Ptrào đấu tranh của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc ái (Ninh Thuận)- 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi ) - 8/1959.
- 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, thuộc huyện Mỏ Cày đã nổi dậy phá tề (chính quyền tay sai), diệt ác ôn, giành quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tự quản thành lập nhiều nơi. Ptrào lan nhanh khắp huyện Mỏ Cày, khắp tỉnh Bến Tre và lan nhanh như nước vỡ bờ khắp miền Nam.
GV cho HS xem H.61, nhân dân nổi dậy Trà Bồng (Quảng Ngãi) giành chính quyền (1959)
? Kết quả của phong trào?
GV giảng :
Tính đến cuối 1960, Nam Bộ: 600/1298 xã thành lập được chính quyền nhân dân tự quản, trong đó có 116 xã hoàn toàn giải phóng.
Các tỉnh ven biển Trung Bộ 904/3829 thôn giải phóng.
 Tây Nguyên: 3.200/5.721 thôn không còn chính quyền ngụy.
Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng Khởi”(1959 -1960)?
Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
GV: Trong bối cảnh đó Đại hội toàn quốc lần III của Đảng được triệu tập tại Hà Nội (từ ngày5-19/ 9/ 1960) đáp ứng yêu cầu của cách mạng. 
Hỏi: Đại hội đã thông qua những nội dung nào? 
 Giảng: CMXHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.ách mạng dân chủ ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai. 
- Đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm thực hiện từng bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây đựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hòan thành cải tạo xã hội chủ nghĩa..
Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của ĐH đại biểu toàn quốc lần III của Đảng?
 Kết luận: Với Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ III cảu đảng đã đẩy mạnh CM 2 miền đi lên, miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, miền Nam đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt “ của đế quốc Mĩ.
GV cho HS xem H.62: ĐH đại biểu toàn quốc lần III của Đảng tại Hà Nội.
Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
- 8-1954: “phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn
Mĩ –Diệm tiến hành khủng bố, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao.
Mục tiêu và hình thức đấu tranh thay đổi từ đấu tranh chính trị hoà bình, sang đấu tranh dùng bạo lực , kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ tranh.
- Từ 1957 "1959 Mĩ Diệm mở rộng chính sách “tố cộng” ,“diệt cộng” đàn áp CM miền Nam.
- Đặc biệt là 5/1959, chúng cho ra đời bộ luật “phát xít 10 -59”, chính thức đặt CS ngoài vòng pháp luật.
- Mâu thuẫn trong lòng XH miền Nam rất gay gắt.
Đảng chỉ rõ con đường CM bạo lực, kết hợp giữa bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang giành chính quyền.
Trình bày trên lược đồ.
Quan sát.
- Giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của CM miền Nam
Miền Bắc đang tiến hành cải tạo XHCN thắng lợi.Miền Nam tiến hành “Đồng Khởi” thắng lợi.
Đại hội thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ươngĐảng, do Lê Duẩn trình bày.
 - Đại hội phân tích nước ta bị chia làm 2 miền, mỗi miền có nhiệm vụ chính trị khác nhau.
+ Miền Bắc tiến hành CMXHC
+ Miền Nam tiến hành CMDTDCND. 
 Đại hội đánh dấu 1 bước phát triển mới của CMVN.
III .Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ –Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng CM, tiến tới Đồng Khởi (1954 -1960).
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ –Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng CM (1954 -1959).
a.Chủ trương của Đảng: Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
b. Diễn biến:
- 8-1954: “phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn
- 11/1954, Mĩ –Diệm tiến hành khủng bố, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao.
- Từ 1958 "1959, mục tiêu và hình thức đấu tranh thay đổi từ đấu tranh chính trị hoà bình, sang đấu tranh dùng bạo lực , kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ tranh.
2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 -1960).
a. Nguyên nhân:
- Từ 1957 "1959 Mĩ Diệm mở rộng chính sách “tố cộng” ,“diệt cộng” đàn áp CM miền Nam.
- Đạo luật 10 -59, chính thức đặt CS ngoài vòng pháp luật." CM bị tổn thất.
b. Chủ trương của Đảng:
- Đầu 1959, Nghị quyết 15 của TU Đảng, chỉ rõ con đường của CMMN: kết hợp giữa bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang giành chính quyền.
c. Diễn biến:
- Dưới ánh sáng Nghị quyết 15, ptrào đấu tranh của quần chúng nổ ra và lan rộng thành phong trào Đồng khởi, tiêu biểu ở Bến Tre.
+ 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, (Mỏ Cày) đã nổi dậy giành chính quyền 
+ Ptrào lan nhanh khắp tỉnh Bến Tre và lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
d. Kết quả : 
-20/12/1960 MTDTGP miền Nam VN ra đời.
e. ý nghĩa:
- Giáng 1 đòn nặng nề chính quyền Mĩ-Diệm.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của CM miền Nam
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (1961 -1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960).
a. Hoàn cảnh:
- MB giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.
- MN cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển nhảy vọt
b. Nội dung:
- Nhiệm vụ:
+ Miền Bắc tiến hành CMXHCN.
+ Miền Nam tiến hành CMDTDCND.
" CM 2 miền có mối quan hệ khăng khít với nhau. CMXHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.
- Mục tiêu: Hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước tiến tới thống nhất đất nước.
- Đề ra đường lối chung của CMXHCN ở miền Bắc và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
- Bầu ra BCH TW mới do HCM là CT , Lê Duẩn là Bí thư thứ I
c. Ý nghĩa:
- Đánh dấu 1 bước phát triển mới của CMVN. Đẩy mạnh CM hai miền đi lên.
c. Củng cố:3’ 
Bài tập: Nối cột A và B sau cho đúng các mốc thời gian và sự kiện..
 (A ) Thời gian
( B ) Địa điểm nổ ra
2/1959
Bác ái
8/1959
Bến Tre
17/1/1960
Trà Bồng
d. Hướng dẫn học bài ở nhà:1’
- Học bài và làm bài tạp
- Chuẩn bị bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 40 sửa.doc