Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945

1. Về kiến thức:

Giúp học sinh nắm được :

- Khi chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp đã thoã hiệp với Nhật, rồi đầu hàng và cấu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, các giai cấp vô cùng cực khổ.

- Những nét chính về diễn biến của ba cuộc nổi dậy: khởi nghĩa Bắc sơn, khởi nghĩa Nam kì, binh biến Đô Lương và ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy này.

2. Về tư tưởng

 

doc 54 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn 11 tháng 02 năm 2006
CHƯƠNG III : CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Tiết 25 : VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945.
Mục tiêu cần đạt : 
Về kiến thức:
Giúp học sinh nắm được :
Khi chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp đã thoã hiệp với Nhật, rồi đầu hàng và cấu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, các giai cấp vô cùng cực khổ.
Những nét chính về diễn biến của ba cuộc nổi dậy: khởi nghĩa Bắc sơn, khởi nghĩa Nam kì, binh biến Đô Lương và ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy này.
Về tư tưởng 
 	Giáo dục cho HS lòng căm thù đế quốc phát xít Pháp - Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
Về kĩ năng 
Tập dượt cho hs biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ.
Trọng tâm: Mục II.
Phương tiện dạy học: 
Các tài liệu về ách áp bức của Pháp- Nhật đối với nhân dân ta và ba cuộc nổi dậy: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô lương.
Sưu tầm chân dung một số nhân vật lịch sử: Nguyễn văn Cừ, Nguyễn thị Minh Khai, Phan đăng Lưu, Hà huy Tập, Võ văn Tần.
Lược đồ ba cuộc nổi dậy.
Hoạt động dạy học: 
Ổn định tổ chức
Bài cũ: Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ công khai 1936 – 1939 ?
Giới thiệu bài mới: 
 Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân ta. Nhân dân Đông Dương phải sống tình trạng “một cổ hai tròng” rất cực khổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh, mở đầu một thời kì mới, thời kì khởi nghĩa.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Bài mới:
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
H. Em hãy nêu những nét chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
H. Tình hình Đông Dương sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ như thế nào?
 GV cho HS chứng minh qua các sự kiện : + 23/ 7/1941, Nhật ép Pháp kí hiệp ước “Phòng thủ Đông Dương”. 
 + 7/12/1941, Nhật buộc Pháp kí hiệp ước hợp tác toàn diện.
 HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK. 
H. Theo em, tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần thứ hai có điều gì đáng lưu ý ?
( Nhân dân ta “ một cổ hai tròng ” áp bức Pháp - Nhật )
GV cần sử dụng một số tư liệu cụ thể.
 H. Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ? 
- Vì thực dân Pháp lúc này không đủ sức chống lại Nhật, buộc phải chấp nhận những yêu sách của Nhật, mặt khác chúng muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương.
- Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và chống phá cách mạng ĐD, vơ vét sức người, sức của vào chiến tranh .
 - Nhật và Pháp đều chống lại cách mạng ĐD. Cho nên chúng không ưa gì nhau, nhưng vẫn cấu kết với nhau để chống phá cách mạng .
H. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa ? 
 - Khi chiến tranh đế quốc bùng nổ, với sự đầu hàng nhục nhã của Pháp ở ĐD đã thôi thúc nhân dân ta đứng lên đánh Pháp - Nhật.
H. Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ? (hoàn cảnh, diễn biến)
HS trả lời – GV bổ sung kết hợp giảng và sử dụng lược đồ để làm nổi bật các ý bên.
H. Nguyên nhân thất bại chủ yếu và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn ? - Do điều kiện thuân lợi cho khởi nghĩa chỉ mới xuất hiện tại địa phương chứ chưa phải trên cả nước, kẻ địch có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp. Tuy thất bại, song khởi nghĩa Bắc Sơn đã duy trì được một phần lực lượng: đội du kích Bắc Sơn ra đời, trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng sau này. 
H. Nêu hoàn cảnh trước khi khởi nghĩa nổ ra ?
H.Diễn biến khởi nghĩa ? 
( GV phóng to H.35 SGK để tường thuật )
GV kể một số gương hi sinh anh dũng và tội ác của kẻ thù.
H. Nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Nam Kì ?
Khởi nghĩa Nam Kì nổ ra khi tại đây chưa xuất hiện điều kiện thuận lợi như ở Bắc Sơn, kế hoạch khởi nghĩa lại bị Pháp phát hiện trước và chuẩn bị đối phó. 
H. Em hãy trình bày về cuộc binh biến Đô Lương ?
GV trình bày ngắn gọn diễn biến trên lược đồ và sự hi sinh dũng cảm của Đội Cung cùng các đồng chí của ông.
GV giải thích : Cuộc binh biến Đô Lương là cuộc nỏi đậy tự pháy của binh lính, không có sự lãnh đạo của đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Nhưng nó chứng tỏ tinh thần yêu nước của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và khả năng cách mạng của họ nếu được giác ngộ.
H. Em hãy nêu nguyên nhân thất bại chung và ý nghĩa lịch sử của ba cuộc nổi dậy ? 
- Nổ ra không đúng thời cơ (kẻ thù còn mạnh, lực lượng ta chưa xây dựng được nhiều.
- Chứng tỏ tinh yêu nước của nhân dân ta và để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
I.Tình hình thế giới và Đông Dương.
1.Thế giới
 - 1/9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
- 6/1940, Đức kéo vàođất Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng Đức-- Ở Viễn Đông: Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc. Quân Nhật đã tiến sát biên giới Việt – Trung.
2. Đông Dương
- Thực dân Pháp đứng giữa hai nguy cơ:
 + Cách mạng Đông Dương.
 + Nhật hất cẳng Pháp..
- Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật. Nhật lấn dần từng bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng
- Pháp - Nhật cấu kết với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương.
 + Thủ đoạn gian xảo của Pháp 
 + Thủ đoạn thâm độc của Nhật. 
 ( HS trả lời ).
- Đời sống cực khổ của nhân dân Đông Dương dưới ách áp bức bóc lột của Nhật – Pháp.
 HS thảo luận, trả lời.
(GV: Chính sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc ĐD với Nhật- Pháp sâu sắc và điều đó đã dẫn tới phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ ).
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên. 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27-9-1940)
- Đảng bộ Bắc Sơn lợi dụng điều kiện thuận lợi ở địa phương (quân địch tan rã, hàng ngũ tay sai hoang mang) phát động nhân dân vùng lên và giành được thắng lợi ngay khi khởi nghĩa nổ ra (27/9/1940).
- Pháp - Nhật cấu kết với nhau để đàn áp cách mạng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân ta đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, duy trì lực lượng cách mạng. 
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)
 HS nêu
- Đêm 22, rạng sáng 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì.
- Sau đó, thực dân Pháp đàn áp khốc liệt đã gây những tổn thất nặng nề cho cách mạng. 
3. Binh biến Đô Lương(13/1/1941)
+ Hoàn cảnh
 Do bất bình với chính sách của Pháp, binh lính người Việt trong quân đội Pháp đã nổi dậy .
+ Diễn biến 
-13/1/1941, khởi nghĩa bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của đội Cung
- Thực dân Pháp đàn áp khởi nghĩa.
- Đội Cung cùng 10 đồng chí của ông bị xử tử, nhièu người khác bị kết án tù chung thân.
 HS trả lời.
5. Củng cố
?. Em hãy trình bày về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bằng lược đồ.
?. Trình bày cuộc khởi nghĩa Nam Kì bằng lược đồ.
?. Trình bày cuộc binh biến Đô Lương bằng lược đồ.
?. Những bài học kinh nghiệm của hai cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.
6. Bài tập
Vẽ bản đồ Việt Nam vào vở rồi điền các kí hiệu lá cờ đỏ sao vàng vào những nơi diễn ra khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương. 
Ngày soạn 14.. tháng 2.năm 2006
Tiết 26 - 27: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức
Giúp HS nắm được :
Hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập.
- Những chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật,cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
2. Về tư tưởng
Giáo dục cho HS lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh
3. Về kĩ năng
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
 - Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
B. TRỌNG TÂM : MỤC I
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bức ảnh “Đội Việt Nam tuyền truyền giải phóng quân”, lược đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”.
- Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó (Cao Bằng ), Tân Trào (Tuyên Quang) và các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Bài cũ : Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc nổi dậy ?
 3. Giới thiệu bài mới : 
 Tại sao đến năm 1941, Đảng ta lại chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh ? Sự phát triển lực lượng cách mạng sau khi mặt trận ra đời ? Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào cách mạng phát triển ?
 4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
H. Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh ?
GV nhắc lại ngắn gọn cuộc hành trình tìm đường cứu nước của NAQ sau 30 năm : năm 1911 bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, năm 1920 tìm được con đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
H. Nêu những chủ trương chính của Hội nghị TW
lần thứ 8 ?
H. Tại sao đến lúc này, Đảng ta lại thành lập Mặt trận Việt Minh ?
( điều kiện trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển)
H. Từ khi Việt Minh ra đời lực lượng cách mạng được xây dựng, phát triển như thế nào ?
GV sử dụng bức ảnh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và tài liệu để trình bày sự kiện này: (đây là bức ảnh rút ra từ tập ảnh trưng bày tại bảo tàng Cách mạnh Việt Nam. Bức ảnh ghi lại hình ảnh lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân ngày 22/12/1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm 34 chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp là đội trưởng).
 -Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự.
 - Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. 
 - Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đề của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam
H. Nguyên nhân dẫn tới Nhật đảo chính Pháp ?
GV: Lật đổ được Pháp, Nhật lên nắm quyền. Chúng tuyên bố giúp cho nền độc lập của các dân tộcở ĐD, nhưng lại thi hành những chính sách rất phản động như: tăng cường bóc lột nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, tấn công vào khu căn cứ cách mạng nhằm têu diệt Việt MinhChính vì vậy, bộ mặt thật của phát xít Nhật bị bóc trần và nhân dân ta vô cùng căm ghét, muốn vùn len chống lại chúng.
H. Tình hình ĐD sau khi Nhật đảo chính Pháp ? 
( Nhân dân ta còn phải chịu thêm một ách thống trị của phát xít Nhật . Bộ mặt phản động của Nhật đã lộ rõ, nhân dân ta căm ghét chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng phát triển, đẩy phát xít Nhật vào tình trạng nguy khốn hơn). 
GV: Ngay sau khi Nhật nổ súng đảo chính Pháp, Đảng ta đã họp hội nghị Ban Thư ... chiến dịch Hồ Chí Minh).
-Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
2. Tư tưởng
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc.
-Khâm phục tinh thần cách mạng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng, quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng
-Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng lược đồ đối với các trận đánh và sử dụng các tranh ảnh lịch sử.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
B. Trọng tâm : mục II, III2
C. Phương tiện dạy học
-Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, lược đồ các chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
-Băng hình về đại thắng mùa Xuân 1975 và các tranh ảnh lịch sử phục vụ cho bàidạy. 
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
Ngµy d¹y
TiÕt d¹y
 Líp
V¾ng
NhËn xÐt
2. Bài cũ : Trình bày nội dung Hiệp định Pa-ri ?
3. Giới thiệu bài mới
Sau hiệp định Pa-ri, miền Bắc tiếp tục khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, chiviện đầy đủ nhất cho miền Nam đánh Mĩ. Ở miền Namvề danh nghĩa Mĩ đã chấm dứt mọi dính líu, nhưng với bản chất xảo quyệt, chúng đã để lại hàng vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tìm mọi cách tiếp sức cho nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu “lấn chiếm” và “tràn ngập lãnh thổ” của ta. Cuối 1974-đầu 1975, tình hình chiến trường chuyển biến có lợi cho ta, Đảng ta quyết định Tổng tiến công và nội dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hôm nay chúng ta học bài mới.
4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
H. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri như thế nào ?
H. Những thành tựu của cách mạng XHCN miền Bắc (1973-đầu 1975) đạt được như thế nào và ý nghĩa của những thành tựu đó ?
 * Ý nghĩa:
-Vết thương chiến tranh được hàn gắn, kinh tế được phục hồi và phát triển, làm cho xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao.
-Việc chi viện cho miền Nam sức người, sức của nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, xây dựng vùng giải phóng và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản miền Nam sau khi chiến tranh kết thúc.
H. Tình hình ta, địch ở miền Nam sau hiệp định Pa-ri như thế nào ? (Trước tiên nói về tình hình Mĩ-nguỵ).
H. Sau hiệp định Pa-ri, lực lượng của ta ở miền Nam như thế nào ?
H. Cuộc đấu tranh chống lại địch “lấn chiếm”, “tràn ngập lãnh thổ” của ta từ cuối 1973 đến đầu 1975 diễn ra như thế nào ?
H. Thành tích sản xuất của khu giải phóng trực tiếp chi viện cho cách mạng miến Nam như thế nào ?
GV kết luận: Tất cả những thành tựu trên là nguồn cung cấp, bổ sung tại chổ rất quan trọng cùng với sự chi viện to lớn của miền Bắc, cách mạng miền Nam được tăng cường lực lượng nhanh chóng thiết thực chuẩn bị cho đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
H. Em hãy trình bày chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ?
GV minh hoạ thêm:
-Sau hiệp định Pa-ri, quân đội Mĩ-chổ dựa của chính quyền đã rút về nước, viện trợ quân sự của Mĩ cho Thiệu giảm dần: 1972-1973: 1.614 triệu đô la ; 1973-1974:1.026 triệu đô la ; 1974-1975: 701 triệu đô la. Vì vậy có hơn quân, Thiệu vẫn không mạnh, Thiệu thiếu đạn nghiêm trọng, phải kêu gọi binh lính “chiến đấu theo kiều con nhà nghèo”. Trong khi đó lực lượng của ta không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long của ta, địch không có khả năng lấy lại một tỉnh. Cho nên thời cơ tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến.
H. Tại sao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên ?
H.Em hãy trình bày về chiến dịch Tây Nguyên
(bằng lược đồ) ? GV gọi HS khá, giỏi trình bày.
GV minh hoạ thêm (bằng lược đồ):
-Từ ngày 1-9/3/1975, ta đánh nghi binh ở Playcu và Kon Tum, địch vội vàng kéo quân từ BMThuột lên ứng cứu cho Bắc Tây Nguyên.
-Bất ngờ 2h sang 10/3/1975 ta dội bảo lửa vào Buôn Ma Thuột.
H. Em trình bày về chiến dịch Huế - Đà Nẵng ?
(gọi HS giỏi trình bày bằng lược đồ).
GV trình bày lại chiến dịch Huế – Đà Nẵng bằng lược đồ để HS dễ tiếp thu hơn.
GV hướng dẫn HS xem hình 73, quân ta giải phóng cố đô Huế.
GV minh hoạ thêm:
-Khi chiến dịch Huế-Đà Nẵng kết thúc, Thiệu chủ quan cho rằng: Phải 2 tháng nữa quân ta mới có thể tiếp tục tiến công, Cho nên chúng có thời gian, khả năng bảo vệ quân khu III và IV, chúng lập một phòng tuyến phòng thủ từ xa: Từ Phan Rang trở vào Sài Gòn để che đỡ cho SG.
Mĩ lập cầu hang không hkẩn cấp chuyên chở vũ khí trang bị cho nguỵ quân SG.
-Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược tổng công kích vào SG đã chín muồi, với tinh thần “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” chúng ta dẫ tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng SG.
H. Em hãy trình bày chiến dịch Hồ Chí Minh (bằng lược đồ) ?
GV trình bày lại bằng lược đồ để HS dễ tiếp thu.
GV giới thiệu H.76 và H.78. Sau đó GV trình bày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ (h.77). GV chuyển ý:
-Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 2 thập kỉ, chống lai đế quốc Mĩ lớn mạnh nhất thế giới. 5 đời tổng thống Mĩ điều hành 4 chiến lược chiến tranh ở m.Nam, chúng đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh này 676 tỉ USD, nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỉ USD, chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân Mĩ với 5 nước chư hầu tham gia (7 vạn), cộng với hơn 1 triệu quân nguỵ dội xuống 2 miền Nam - Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom. Nhưng chúng vẫn thất bại thảm hại.
H. Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? 
I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triền kinh tế - văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam
1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri
-Quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta.
-Miền Bắc trở lại hoà bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triền kinh tế, văn hoá, và chi viện cho miền Nam. 
2. Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973- đầu 1975)
-Cuối 1973, miền Bắc căn bản tháo gỡ xong bom, mìn, thuỷ lôi.
-Từ 1973-1974 miền Bắc căn bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế, đường giao thông, các công trình văn hoá, kinh tế có bước phát triển.
-Đời sống nhân dân được cải thiện.
-Từ 1973-1974, chi viện cho miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong và cán bộ kĩ thuật.
-2 tháng đầu 1975, đưa vào miền Nam: 5.7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, thuốc men...
* Ý nghĩa:
 HS trả lời
II. Đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
1.Tình hình ta, địch ở miền Nam sau hiệp định Pa-ri
a. Tình hình Mĩ - nguỵ
- 29/3/1973, Mĩ đã phải làm lễ cuốn cờ về nước, nhưng chúng vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền Sài Gòn.
-Được Mĩ viện trợ chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định “lấn chiếm” và “tràn ngập lãnh thổ” của ta.
b. Về phía ta
-Sau hiệp định Pa-ri, so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta.
-Cuộc đấu tranh chống “lấn chiếm”,“tràn ngập lãnh thổ” đạt kết quả nhất định nhưng một số nơi không đánh giá đúng âm mưu địch, đã bị chúng “lấn chiếm” trở lại.
-Trước tình hình đó:
+ Tháng 7/1973, ta chủ trương kiên quyết đánh trả sự “lấn chiếm” của địch, đánh địch trên ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao.
2. Cuộc đấu tranh chống địch “lấn chiếm”
-Từ cuối 1973, ta kiên quyết đánh trả sự “lấn chiếm” của địch.
-Cuối 1974- đầu 1975, ta đã giành thắng lợi lớn giải phóng tỉnh Phước Long, địch không có khả năng lấy lại.
-Thời cơ mới, khả năng mới đã xuất hiện trên chiến trường, chúng ta có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho cách mạng miền Nam trong thời kì này.
 TIẾT2
III. Giải phóng hoàn toàn miến Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
1.Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
-Cuối 1974- đầu 1975 tình hình cách mạng miền Nam chuyển biến nhanh chóng, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miến Nam trong 2 năm: 1975-1976.
-Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 sẽ lập tức giải phóng miền Nam ngay 1975 để đỡ thiệt hại về người và của. 
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (10/3-24/3/1975)
-Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch bố trí lực lượng sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta.
-10/3/1975, ta dội bảo lửa vào Buôn Ma Thuột, trận then chốt này nhanh chóng thắng lợi.
-12/3/1975, địch phản công quyết liệt chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
-14/3/1975, Thiệu ra lệnh cho Tư lệnh trưởng chiến dịch Tây Nguyên rút khởi Tây Nguyên về giữ các tỉnh ven biển miền Trung.
-Đoán đúng ý đồ của địch, ta chặn đánh kịch liệt con đường rút lui của địch, biến cuộc “rút lui chiến lược” thành cuộc “tháo chạy hoảng loạn”.
-24/3/1975, chiến dịch kết thúc. 
b. Chiến dịch Huế -Đà nẵng (21/3 -> 3/4/1975)
- Chiến dịch Tây Nguyên gần kết thúc, Bộ Chính trị quyết định tiến hành chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- 21/3/1975, ta đánh chặn Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- 10 giờ 30 phút ngày 25/3/1975, ta tiến vào cố đô Huế.
-26/3/1975 ta giải phóng Huế.
- Với tinh thần “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo”, ngày 28/3/1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29/3/1975, Đà Nẵng giải phóng.
- Từ 29/3 -> 3/4/1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền Trung.
- Sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng, thế trận của Mĩ - nguỵ ở miền Nam hết sức tồi tệ.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Từ 9/4/1975, ta bắt đầu đánh Xuân Lộc,cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt.
- 16/4/1975, phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng.
- 18/4/1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ khỏi Sài Gòn.
- 21/4/1975, ta chiến thắng Xuân Lộc, Thiệu tuyên bố đầu hàng chuồn ra nước ngoài
- 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, theo 5 hướng đã định sẵn, 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.
- 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, SG giải phóng.
- Từ 30/4 -> 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
1.Ý nghĩa lịch sử (HS trả lời trong SGK)
a. Trong nước
b. Quốc tế
2. Nguyên nhân thắng lợi 
 (HS trả lời trong SGK)
a. Chủ quan
b. Khách quan
5.Cũng cố
* Em hãy trình bày về kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm (1974-1975).
* Trình bày cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ.
* Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
6. Bài tập
* Quân dân 2 miền Nam - Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quâb sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). (GV hướng dẫn để HS trả lời).
* Những thắng lợi chính trị, quân sự , ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
 --------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 chuan.doc