. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên.
Tuần : ns : Tiết : nd : HỌAT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. - Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên. 2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng . 3. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ. - Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ: Gv :Tranh ảnh, tư liệu. Lược đồ về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Hs : xem trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV? : Em hãy nêu tình hình khái quát của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thư II. HS : Trả lời giáo viên nhân xét và cho điểm. 3 Giới thiệu bài mới: GV cho HS nhắc lại từ năm 1911 – 1918, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào? Dựa vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chúng ta cùng so sánh để thấy được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? Từ năm 1921 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào để chuẩn bị về tư tương và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam? Hoạt động của gv và hs GHI BẢNG bs Hoạt động 1: GV yêu cầu HS QS lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. GV gợi mở cho HS nhớ lại những nét chính về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1911 xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ 1911 " 1918, Người đi khắp châu Á - Âu - Mĩ , thâm nhập vào ptrào quần chúng kiếm sống và hoạt động CM. Qua đó Người rút ra kết lụân quan trọng đầu tiên về bạn và thù. Họat động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngòai trong những năm 1919 -1920? HS: - Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, để phân chia quyền lợi các đế quốc thắng trận đã họp hội nghị ở Vec-xai, 1919 NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. - Tháng 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp. - Năm 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Mục đích và tác dụng của các họat động đó như thế nào? HS: Những họat động ban đầu như yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đội với nhân dân VN, nhân dân Pháp và thuộc địa Pháp. ë GV cho HS thảo luận: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc quyết định đi theo con đường của CN Mac – Lênin đi theo con đường CM vô sản? HS: - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin" Tin vào Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. - Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba. - Tham gia sáng lập Đảng CS Pháp " đánh dấu bước ngoặc trong họat động của NAQ, từ 1 người yêu nước trở thành người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến CN Mác- Lênin và đi theo con đường CM vô sản. GV giảng thêm: - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Luận cương đã chỉ ra cho Người con đường giành độc lập cho dân tộc. Người đã viết:”Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động....” - Tháng 12/1920, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. HS QS H.28 SGK. GV mô tả lại sự kiện này (tại Đại hội Tua). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước? HS: - Các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước Phương Đông (Nhật, TQ) gặp gỡ các chính khách của nước đó, xin họ giúp VN đánh Pháp và dùng chọn đấu tranh bạo động. Phan Chu Trinh chủ trương ôn hòa. - Nguyễn Ái Quốc chủ trương sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của CN Mac Lênin và xác định con đường cứu nước theo CM tháng 10 Nga " con đường duy nhất đúng đắn [ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Hoạt động 2: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên xô từ cuối năm 1923 " cuối 1924? HS: - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành. - Năm 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế CS và phát biểu tham luận. GVbổ sung: Sau khi tham gia Quốc tế cộng sản, Người viết bài cho báo sự thật của Đảng CS Liên Xô, cho tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế cộng sản. Sau Đại hội lần thứ V của Quốc tế CS, Người tham gia dự đại hội Quốc tế thanh niên CS, Đại hội Quốc tế phụ nữ CS, Đại hội Quốc tế công đoàn... Hoạt động 3 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với những nhà CM VN tại đây cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên. GV mở rộng : - Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 & mạnh mẽ, có những bước tiến mới. - Sau khi học tập nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) để thực hiện dự định về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh. Liên lạc với các nhà yêu nước VN tại Quảng Châu, tìm hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên... để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên. Chủ trương thành lập Hội VNCM thanh niên nhằm mục đích gì? HS: Nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng, đem CN Mac Lênin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính Đảng vô sản. Trình bày những họat động của Hội VN CM Thanh niên? HS: Tổ chức hầu hết khắp cả nước, tham gia ở một số đoàn thể quần chúng .... ë GV cho HS thảo luận: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào? HS đại diện nhóm nêu trả lời, nhận xét, bổ sung. - Về mặt tư tưởng, sau khi tìm được con đường con đường cứu nước đúng đắn theo CN Mac- Lênin, Nguyễn Ái Quốc ra sức học tập, nghiên cứu, để hoàn chỉnh lí luận CM của mình. Những quan điểm tư tưởng đó được giơi thiệu qua các tác phẩm, các bài báo của Người được bí mật chuyển về nước , đến với quần chúng nhân dân, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển và chuyển biến theo xu hướng CMVS. Đây là cơ sở cho đường lối CMVN được Người trình bày trong cuốn Đường Cách mệnh, Chính cương, Sách lược vắn tắt. - Về mặt tồ chức, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội VN CM Thanh niên đào tạo những người CM trẻ tuồi, truyền bá CM Mác- Lênin, họat động tích cực trong ptrào yêu nước và ptrào công nhân. GV nhấn mạnh thêm về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội VN CM thanh niên. I NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917 – 1923). - 1919, NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. Yêu sách kg được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ. - 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. - 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. - Năm 1921, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. II . NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ ( 1923 – 1924). - 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành. - 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận. III. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924 – 1925). - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) và thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925). - Người trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, xuất bản báo Thanh Niên, viết sách “Đường cách mệnh”. - Năm 1928, Hội VNCM Thanh Niên chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ...truyền bá CN Mac Lênin vào trong nước. 4. Củng cố: a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925. Thời gian Họat động của Nguyễn Ái Quốc 1911 1219 1920 1921 1923 1924 1925 - Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước. - NAQ gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An ANam. - 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng CS Pháp. - Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. - 6/1923, Người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành. - Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) - Thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925). 5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 17 tìm hiểu CM VN trước khi Đảng CS VN ra đời. § Phong trào đấu tranh của CN, viên chức, HS học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào? § Tân Việt CM Đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào? 6 . Rút kinh nghiêm : Tuần : ns : Tiết : nd : § 17 CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. - Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Tân Việt Cách mạng đảng. Chủ trương và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng, sự khác nhau của tổ chức này với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài. 2. Tư tưởng: GD cho HS lòng kính yêu khâm phục các bậc tiền bối. 3. Kỹ năng: Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng. II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ Việt Nam. Những tài liệu về tiểu sử, họat động của các nhân vật lịch sử và các tài liệu đề cập đến Tân Việt Cách mạng Đảng. HS : Học bài và xem trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925. Thời gian Họat động của Nguyễn Ái Quốc ... b/ Người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào? 3. Dạy bài mới * Giới thiệu bài mới: GV cho HS nhắc lại chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (chủ trương vô sản hóa). GV nhấn mạnh Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động đã có tác dụng to lớn đối ... . - Giáo dục: Bình dân học vụ tiếp tục phát triển. I . Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946). * Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. a. Hoàn cảnh: - Sau hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp liên tục bội ước. - Cuối 11/1946, chúng liên tiếp tấn công các cơ sở CM. Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu 12/1946, liên tiếp gây xung đột vũ trang Hà Nội. - 18/12/1946, thực dân Pháp gửi cho ta 2 tối hậu thư, buộc chúng ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Hà Nội và Bộ Tài chính cho chúng. - Trước tình thế đó, Thường vụ BCH TW Đảng đã họp từ 18 "19/12/1946 tại thôn Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. a. Tại Hà Nội: - Cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố rất gay go, quyết liệt (từ 19/12/1946 "17/12/1947), TW và chủ lực ta rút lui lên chiến khu Việt Bắc an toàn. b. Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng :Ta chủ động tiến công địch, giam chân chúng trong các thành phố. Ý nghĩa: - Tạo điều kiện thuận lợi để TW Đảng, Chính phủ và chủ lực của ta rút lui lên chiến khu an toàn, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Từ cuối tháng11/1946, ta tích cực chuẩn bị cuộc kháng chiến. - Về chính trị : chia đất nước thành 12 khu hành chính quân sự. - Quân sự : mọi người dân từ 18" 45 tuổi đều tham gia dân quân, du kích hay bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, vũ khí tự tạo và lấy của địch. - Kinh tế : Duy trì và phát triển sản xuất. + Nha tiếp tế thành lập để đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho quân dân địa phương. - Giáo dục : Bình dân học vụ tiếp tục phát triển . 4 Củng cố: a. Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. b. Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. c. Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947). 5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 25 (tiếp theo) tìm hiểu :Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 – 1950). Em hãy trình bày về chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947 bằng lược đồ. Chúng ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện như thế nào? 6 . Rút kinh nghiệm : Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946 – 1950 (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950). 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bàn đồ các chiến dịch và các trận đánh. II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. b. Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. c. Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947). 3 Giới thiệu bài mới: Với đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM đã đạt được những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục thực dân Pháp lai âm mưu tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Hoạt động của gv và hs GHI BẢNG bs Hoạt động 1: Em hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc của ta. HS: -Thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc với âm mưu chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” . - Tháng 3/1947, chúng cử Bô-la-éc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đác-giăng-li-ơ. - Thực hiện âm mưu đó, chúng ta đã tập hợp những phần tử Việt gian phản động. - Bô-la-éc đã lập ra mặt trận quốc gia thống nhất, tiến tới thành lập Chính phủ bù nhìn TW. - Để thực hiện âm mưu chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” , thực dân Pháp tiến hành tấn công lên Việt Bắc. - Chúng đã dùng 12.000 vạn quân tinh nhuệ, hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm: + Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến. + Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta. + Khó chặt biên giới Việt Trung, ngăn chặn sự liên lạc giữa ta và quốc tế. - Ngày 7/10/1947, 1 binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới. - Cũng ngày 7/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn. - Ngày 9/10/1947, 1 binh đoàn hỗn hợp đã ngược sông Hồng lên sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang " Chiêm Hóa "Đài Thị hình thành gọng kìm phía Tây căn cứ Việt Bắc. GV dùng lược đồ trình bày chiến dịch, phân tích cho HS rõ chiến lược “2 gọng kìm” đường thủy và đường bộ của địch kết hợp với lực lượng địch chốt giữ ở Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới để nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt chủ lực của ta. Em hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc bằng lược đồ. HS: - Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, trên các hướng, khắp các mặt trận,chúng ta đánh địch nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch. - Tại Bắc Cạn: + Ta chủ động tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập và đánh phục kích trên con đường Bắc Cạn "chợ Đồn"chợ Mới. + Vừa chặn đánh địch, ta vừa bí mật khẩn trương di chuyển cơ quan TW Đảng và Chính phủ, công xưởng, kho tàng đến nơi an toàn. - Ở hướng Tây (gọng kìm đường bộ), ta phục kích chặn đánh địch ở đường số 4, thắng lớn ở đèo Bông Lau (30/10/1947). - Hướng Đông (gọng kìm đường thủy), ta chặn đánh địch ở sông Lô - Cuối tháng 10/1947, 5 tàu chiến địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta tại Đoan Hùng. - Đầu tháng 11/1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô của địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta tại Khe Lau. - Phối hợp với Việt Bắc, quân dân ta hoạt động mạnh trên khắp chiến trường toàn quốc. GV kết luận; như vậy 2 gọng kìm đường bộ và đường thủy của địch đã bị bẻ gãy. Em hãy trình bày kết quả chiến dịch Việt Bắc. HS: - Sau 75 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc thắng lợi. - Căn cứ địa Việt Bắc thành “mồ chôn giặc Pháp “. - TW Đảng đầu não kháng chiến an toàn. - Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. Hoạt động 2: Em hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc thu – đông 1947. HS: -Sau thất bại Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường chính sách”Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằnm chống lại cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của ta. Sau chiến tranh Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh như thế nào? HS: - Ta thực hiện phương châm” Đánh lâu dài” phá âm mưu của địch. - Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ TW đến cơ sở.Tăng cường lực lượng vũ tranh nhân dân. - Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Quân sự: ta chủ trương động viên nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích. - Chính trị, ngoại giao: + Năm 1948, tại Nam Bộ lần đầu tiên Hội đồng nhân dân được hình thành từ tỉnh tới xã và UB hành chính kháng chiến được củng cố và kiện toàn. + Tháng 6/1949, Việt Minh và Liên Việt quyết định thống nhất 2 mặt trận từ cơ sở đến TW. + Ngày 14/1/ 1950, HCM thay mặt Chính phủ VNDCCH tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chu quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Sau đó nhiều nước đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Kinh tế: + Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch vừa xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến. - Giáo dục: + 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm. + Hướng giáo dục thực hiện: kháng chiến, kiên quốc đặt nền móng cho giáo dục dân chủ nhân dân. IV . Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông1947. 1.Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc . a. Âm mưu địch : - “Đánh nhanh, thắng nhanh” để phá tan đầu não kháng chiến của ta. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta. Khóa chặt biên giới Việt - Trung để cô lập Việt Bắc. b.Thực hiện : - Ngày 7/10/1947, 1 binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn , chợ Đồn, chợ Mới. - Cũng sáng 7/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn . Ngày 9/10/1947, một binh đoàn hỗn hợp từ sông Hồng lên sông Lô " sông Gâm " thị xã Tuyên Quang hình thành gọng kìm phía Tây căn cứ Việt Bắcôt5 2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. a. Diễn biến: - Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, chúng ta đánh địch nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch. - Tại Bắc Cạn, ta chủ động bao vây, chia cắt phục kích trên con đường Bắc Cạn " chợ Đồn, chợ Mới, thắng lớn ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đoan Hùng, Khe Lau. b. Kết quả: - Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lớn. - Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. - TW Đảng đầu não kháng chiến an toàn. - Bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng. V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. 1. Âm mưu của địch: - Chúng thực hiện âm mưu “ Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” 2. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. + Chủ trương: Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân. Tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân. - Quân sự : vận động nhân dân vũ tr toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích. - Chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ lần đầu tiên Hội đồng nhân dân được hình thành từ tỉnh tới xã, Tháng 6/1949, quyết định thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt. - Ngoại giao: Năm 1950, 1 loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta. - Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến. - Giáo dục: 7/1950, ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông. 4. Củng cố: a. Em hãy trình bày về chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947 bằng lược đồ. b. Chúng ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện như thế nào? 5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 26 tìm hiểu : Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953). Em hãy nêu những thắng lợi lớn về CT, KT, VH , GD 1951 "1953. Hãy nêu những thắng lợi quân sự liên tiếp của ta từ cuối 1950 " đầu 1953. 6 . Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: