Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - kì 2 năm 02010

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - kì 2 năm 02010

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được các ý chính sau:

- Những hđ của NÁQ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Pháp, Liên Xô,Trung Quốc .

- Sau 10 năm bôn ba hải ngọại , Người tìm thấy chân lý cứu nước , tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

2. Thái độ: Khâm phục kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

3. Kĩ năng: Quan sát và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ

II/ Chuẩn bị

 

doc 38 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1321Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - kì 2 năm 02010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ II Bài 16 Ngày dạy: 11/01/10
Tuần: 19 
TCT :19 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
 Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919- 1925 
(1T)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được các ý chính sau: 
- Những hđ của NÁQ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Pháp, Liên Xô,Trung Quốc . 
- Sau 10 năm bôn ba hải ngọại , Người tìm thấy chân lý cứu nước , tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 
2. Thái độ: Khâm phục kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
3. Kĩ năng: Quan sát và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ
II/ Chuẩn bị
* Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận...
* Đồ dùng dạy học : Lược đồ NÁQ ra đi tìm đường cứu nước, một số tư liệu liên quan, phiếu thảo luận... 
III/ Lên lớp:
1/ Giới thiệu bài: Cuối TK XIX, đầu TK XX, cách mạng VN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối, nhiều chí sĩ đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành công. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường mà nhiều chí sĩ đã lựa chọn. 
2/ Bài mới
* HĐ1: cá nhân/ nhóm
? Nêu những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp? 
? Việc Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lênin có ý nghĩa như thế nào?
? Việc làm nào của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ Người dứt khoát đứng về Quốc tế III?
? Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Pháp ?
? Những hoạt động đó có tác dụng gì ?
? Theo em, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
* HĐ 2: Cá nhân
? Em hãy trình bày những hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923 - 1924) ?
? Những quan điểm cách mạng mới Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được và truyền bá trong nước sau chiến tranh thế giới lần nhất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cách mạng Viêt Nam?
* HĐ 3: Cá nhân
? Hội VNCMTN ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Em hãy cho biết những hoạt động chủ yếu của tổ chức VNCMTN ?
? Ngoài công tác huấn luyện, HVNCMTN còn chú ý đến công tác gì ?
? Hội VNCMTN có vai trò ntn đối với CM VN ?
I/ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917- 1923 )
* Từ 1917-1920
- 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
- Tháng 7/1920, Người đọc Luận cương của Lê nin và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Tháng 12/1920 Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. 
* Từ 1921-1923
- Sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari 
- Ra báo “ Người cùng khổ” viết bài cho báo “ Nhân đạo “, “Đời sống công nhân” 
- Viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” 
III.Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924 )
* 6/1923, sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân.
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới.
- Viết bài cho các báo: Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế. 
- 1924, Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
* Hội Việt Nam CMTN
+Hoàn cảnh: Phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh.
- 6/1925 Hội VNCMTN được thành lập. 
+ Hoạt động 
- Mở các lớp huấn luyện chính trị .
- Xuất bản báo Thanh niên...
- 1927 tác phẩm “Đường cách mệnh” 
- 1928 , phong trào vô sản hóa. 
 + Tác dụng:
- Chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào trong nước.
- Thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập về nhà : ? Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở nước ta?
 - Chuẩn bị bài : 27.
----------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------------------------
Tuần: 19 Bài 17
TCT : 20 CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngày dạy: 12/01/10 TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI 
 (2t)
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời các tổ chức cách mạng.
- Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng thành lập ở trong nước, sự khác nhau giữa các tổ chức này với Hội VNCMTN do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài. 
2/ Thái độ : Qua các sự kiện lịch sự, giáo dục cho HS lòng kinh yêu và khâm phục các bậc tiền bối, quyết tâm hi sinh cho độc lập dân tộc 
3/ Kĩ năng: Nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử
II/ Chuẩn bị
*. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích...
* Đồ dùng dạy học: Một số hình ảnh về 3 tổ chức cộng sản, tài liệu liên quan...
III/ Lên lớp:
1/ Giới thiệu bài: Từ năm 1925 đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta, 3 tổ chức cách mạng đã lần lượt ra đời 
2/ Bài mới
* HĐ 1: Cá nhân
? Trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926- 1927 ?
? Phong trào đấu tranh trong giai đoạn này có điểm gì mới ?
? Phong trào yêu nước thời kì này phát triển như thế nào ?
* HĐ 2 : Cá nhân
? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ?
? Hãy cho biết thành phần của Tân Việt?
? Nêu những hoạt động của Tân Việt?
? Tân Việt Cách mạng đã phân hóa như thế nào? 
* HĐ 3 - Cá nhân/ nhóm
- GV: Giới thiệu cho HS biết sự ra đời của tổ chức....
? Hoàn cảnh ra đời?
? Người sáng lập, tư tưởng chính trị, mục tiêu, thành phần?
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam(1926-1927)
- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trên toàn quốc. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng lên.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển, trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập.
II. Tân Việt Cách mạng đảng(7-1928)
1. Sự ra đời: 
- Tiền thân là Hội Phục Việt. Tháng 7-1928 đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.
2. Thành phần:
- Trí thức trẻ.
- Thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
* Ban đầu lập trường giai cấp chưa rõ ràng.
3. Hoạt động:
- Cử người sang dự lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với HVNCMTNè Nội bộ phân hóa thành hai khuynh hướng: vô sản và tư sản.
III. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái(1930)
1. Việt Nam Quốc dân đảng:
- Hoàn cảnh ra đời: Nguồn gốc từ nhóm Nam Đồng thư xã.
3/ Đánh giá HĐ nhận thức và bài tập.
+ Lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng(Hội VNCMTN, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng) theo yêu cầu sau:
Nội dung so sánh
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Tân Việt Cách mạng đảng
Việt Nam Quốc dân đảng
Thời gian thành lập
6/1925
7/1928
12/1927
Lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc
Đặng Thái Mai, Tôn Quang Phiệt
Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài...
Lực lượng
Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nước
Trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước
Phức tạp: tư sản, học sinh, công chức....
Mục tiêu
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đào tạo cán bộ 
Đánh đuổi thực dân Pháp
Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
Xu hướng chính trị
Cách mạng vô sản
Phân hóa theo hai hướng: Tư sản và vô sản
Cách mạng dân chủ tư sản
 - Học bài cũ. 
- Chuẩn bị phần tt .
----------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------------------------
Tuần: 20 Bài 17(tt)
TCT: 21 CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngày dạy: 18/01/10. TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các ý chính sau:
- Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở VN.
- Sự thành lập ba tổ chức cộng sản thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng VN.
2. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu khâm phục các bậc tiền bối.
3. Kĩ năng: Hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức cách mạng. Đánh giá nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái...
II/ Chuẩn bị
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận...
2. Đồ dùng dạy học: Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái, tranh ảnh, tài liệu liên quan...
III/ Lên lớp:
1/Giới thiệu bài: GV sơ lược nội dung tiết trước, chuyển sang tiết hai.
2/ Bài mới
* HĐ 1: Cá nhân
 ? Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái ?
- GV: Dùng lược đồ tường thuật tóm tắt diễn biến.
? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại nhanh chóng? 
? Ý nghĩa lịch sử?
* HĐ 2- Cá nhân
? Tình hình nước ta trong những năm 1928-1929?
+ GV: Sử dụng kênh hình SGK- 
+ ? Trình bày về sự ra đời của các tổ chức Cộng sản 
? Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở VN?
- Thảo luận:? Ba tổ chức Cộng sản ra đời có ý nghĩa như thế nào?
III. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc kởi nghĩa Yên Bái.
2. Khởi nghĩa Yên Bái(1930)
a. Nguyên nhân trực tiếp:
- Bị động trước sự đàn áp khủng bố của thực dân Pháp sau vụ ám sát Ba Danh
b. Diễn biến:
- Bùng nổ đêm 9/2/1930 và nhanh chóng bị thất bại.
- Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử tử
c. Nguyên nhân thất bại: 
- Do thực dân Pháp còn mạnh- Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về tổ chức và lãnh đạo.
d. Ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù của nhân dân ta.
IV/ Ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929
1/ Hoàn cảnh : 
- Phong trào dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.
2/ Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở VN
- 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sơ cộng sản ở Bắc Kì tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản đảng
- 8/1929 các hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở TQ và Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng 
- 9/1929, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn .
3. Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN.
- Thể hiện sự giác ngộ của giai cấp công nhân, về vai trò lãnh đạo cách mạng của mình.
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập.
? Những nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái:
- Chuẩn bị bài 18.
-------------------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------------------------
Tuần: 20 Chương II VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1939
TCT : 22
Ngày dạy: 19/01/10.
 Bài 18 : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (1T)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các ý chính sau:
- Quá trình thành lập Đảng Cộng sản VN diễn ra trong bối cảnh lịch sử thời gian và không gian nào
- Nội dung chủ yếu của Hộ nghị thành lập Đảng.
- Những nội dung chính của Luận cương chính trị năm 1930.
- Ý nghĩa việc thành lập Đảng.
2/ Thái độ :Giáo dục cho HS lòng biết ơn đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, và lòng tin vào Đảng 
3/ Kĩ năng : Sử dụng tranh ảnh lịch sử,lập niên biểu, phân tích,
II/ Chuẩn bị
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại, thảo luận, ...
2. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh lịch sử, các tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 
III/ Lên lớp:
1/ Giới thiệu bài: Năm 1929 nước ta có tới 3 tổ chức cộng sản ra đời và từ đó nảy sinh sự đố kị lẫn nhau vvv Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất thành lập ra Đản ... - Đối với dân tộc 
- Đối với quốc tế 
2. Nguyên nhân thắng lợi 
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm của nhân dân
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước ĐD và sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập :
+ Trình bày cuộc tổng tiến công và nỗi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ ? 
? Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
*Bài tập: Lập bảng thống kê những thắng lợi chính trị,quân sự,ngoại giao của ta trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
------------------------------------------------------------------o0o----------------------------------------------------------------
Tuần 33
TCT : 47
Ngày dạy : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (1T)
------------------------------------------------------------O0O--------------------------------------------------------------
Tuần 33 Chương VII : VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NĂM 2000
TCT : 48
Ngày dạy: 
Bài 31: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU
 SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975(1T)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức Nắm được tình hình đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
Nắm được nhiệm vụ của cách mạng cả nước trong những năm đầu sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 
2. Thái độ :Thông qua bài học HS thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc-Nam một nhà. Niềm tin vào thắng lợi của cách mạng 
3. Kĩ năng : Phân tích một sự kiện lịch sử, đọc được ngôn ngữ bản đồ, sử dung bản đồ lịch sử 
II. Thiết bị đồ dùng dạy học :Sử dụng bản đồ, tranh ảnh và tài liệu tham khảo 
III. Tiến trình dạy học :
1. Giới thiệu bài mới : Sau kết thúc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đất nước ta thống nhất, non sông thu về một dãi. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong những năm đầu là khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 
2. Bài mới :
* HĐ 1 
? Hãy cho biết tình hình đất nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ có những thuận lợi , khó khăn gì ?
* HĐ 2
 ? Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ này từ khi nào?
? Hãy cho biết những kết quả của khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá ?
? Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam là gì? 
? Những chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trên?
 * HĐ 3 
? Vì sao phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
? Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được tiến hành như thế nào? 
? Nội dung của phiên họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất?
? Hãy cho biết ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ?
I. Tình hình hai miền Bắc-Nam sau đại thắng Xuân 1975
* Thuận lợi : 
- Chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt
- Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng 
 * Khó khăn : Hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề: 
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - văn hoá ở hai miền đất nước 
1.Ở miền Bắc : 
- Được tiến hành từ sau Hiệp định Pa-ri.
- Kết quả : Tiến bộ đáng kể, diện tích trồng trọt tăng, nhiều công trình, nhà máy được xây dựng 
2. Ở miền Nam :
+ Công việc tiếp quản được tiến hành khẩn trương.
+ Chính quyền cách mạng nhanh chóng được thành lập.
+ Các hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được tiến hành khẩn trương 
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976) 
* Hoàn cảnh: Mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau 
* Các bước tiến hành :
+ Họp hội nghị Hiệp thương(15 đến 21-11-1975) nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất về mặt nhà nước 
+ Tổng tuyển cử bầu quốc hội tiến hành trong cả nước(25-4-1975) 
+ Từ 24-6 đến 3-7-1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng 
* Ý nghĩa : 
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn dân 
+ Tạo điều kiện chính trị cơ bản phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập:
 + Tình hình nước ta sau thắng lợi đại thắng mùa Xuân 1975 
Bài Tập:Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?	 
--------------------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------------------
Tuần 34 Bài 32
Tiết 49 XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, ĐẤU TRANH
Ngày dạy: BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1985)
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:- Nắm được tình hình Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH, với việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980 và 1981-1985)
- Nắm và hiểu được cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong những năm 1975-1979
2. Kĩ năng:Phân tích, so sánh, nhận định đánh giá tình hình đất nước, thấy được những thành tích và những hạn chế trong quá trình cả nước đi lên xây dựng CNXH
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH, tinh thần lao động xây dựng đất nước, đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường đi lên CNXH
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh SGK, một số tài liệu liên quan
III/ Lên lớp
1. Giới thiệu bài: Trong những năm 1976-1980 ngay sau khi thống nhất Nhà nước về mặt lãnh thổ chúng ta vừa phải tiến hành xây dựng CNXH, vừa phải đấu tranh bảo vệ đất nước
2. Bài mới
* HĐ1- Cá nhân
? Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng CNXH như thế nào?
? Hãy cho biết những thành tựu trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm(1976-1980)?
- GV giới thiệu hình 81 SGK
* HĐ 2.- Cá nhân
? Hãy cho biết phương hướng, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981-1985?
? Trình bày kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981-1985?
* HĐ3-. Cá nhân
 ? Sau cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam chúng ta phải đối phó với cuộc xâm lược nào?
? Em hãy cho biết tình hình ở biên giới phía Bắc?
I. Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH (1976-1985)
1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980)
- Nhiệm vụ: vừa xây dựng vừa cải tạo QHSX.
- Mục tiêu: Xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
- Kết quả :+ Các cơ sở công, nông nghiệp, giao thông cơ bản được khôi phục, nhiều nhà máy được xây dựng
+ Cải tạo XHCN ở vùng giải phóng được đẩy mạnh, giai cấp tư sản bị xóa bỏ
+ Những biểu hiện văn hóa phản động bị xóa bỏ.
2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985)
- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu: Sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN, ổn định tình hình kinh tế xã hội, giảm nhẹ sự mất cân đối nền kinh tế.
- Kết quả: Đất nước có chuyển biến đáng kể
+ Công- nông nghiệp có bước phát triển .
+ Xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật hoàn thành hàng trăm công trình lớn
+ Khoa học-kĩ thuật được triển khai thúc đẩy sản xuất phát triển.
II/ Đấu tranh bảo vẹ tổ quốc (1975-1979)
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam
- Tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây-Nam(22-12-1978)
- Quân dân ta tổ chức phản công quét quân xâm lược ra khỏi nước ta
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phia Bắc
- Từ 1978 Trung Quốc cho quân đội khiêu khích, cắt viện trợ. Mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc(17-2-1979)
- Quân dân ta chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân(18-3-1979)
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bai tập:
? Trong hơn 10 năm đi lên CNXH(1976-1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém gì?
- Làm bài tập 2- Chuẩn bị bài 33 .
----------------------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------------
Tuần 35 Bài 33
Tiết 50 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH
Ngày dạy: ( TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000) (1T) 
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:- Nắm được hoàn cảnh, yêu cầu dẫn đến sự đổi mới .Nội đổi mới , thành tựu, ý nghĩa
2. Kĩ năng:Phân tích, so sánh, nhận định đánh giá .
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH, tinh thần lao động xây dựng đất nước niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường đi lên CNXH
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh SGK, một số tài liệu liên quan
III/ Lên lớp
1. Giới thiệu bài: Hoàn cảnh nào dẫn đến sự đổi mới 
2. Bài mới
* HĐ1- Cá nhân
? Nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới của chúng ta ?
? Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới như thế nào? Nội dung ?
- GV giới thiệu hình 83 SGK
* HĐ 2.- Nhóm.
? Tìm hiểu những thành tựu trong các kế hoạch 5 năm :
* 1986-1990
*1991- 1995
* 1996-2000
+ HS quan sát hình SGK - 84,85,
86,87,88,89,90 và nêu nhận xét ? 
I. Đường lối đổi mới của Đảng
* Nguyên nhân đổi mới:
+ Nền KT- XH nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Tác động củaCMKH-KT, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
+ Đại hội Đảng VI (12/1986 ) đã đề ra đường lối đổi mới.
* Nội dung : Đổi mới toàn diện , đồng bộ, từ KT- CT đến tổ chức, tư tửởng, văn hóa, trong tâm là kinh tế.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)
* KH 5 năm : 1986-1990 è Đáp ứng được nhu cầu lương thực, hang hóa dồi dào , kinh tế đối ngoại PT.
* KH : 91-95 : KT tăng trưởng nhanh , lạm phát bị đẩy lùi , KT đối ngoại phát triển.
* KH : 96-2000 : KT tăng trưởng khá cao , vốn đầu tư nước ngoài tăng, quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng.
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập:
? Trong 15 năm đi lên CNXH(1986-2000), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém gì?
- Chuẩn bị bài 34
----------------------------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------------
Tuần 36 Bài 34
Tiết 51 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Ngày dạy: TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000) (1T)
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:- Nắm được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến năm 2000 với các giai đoạn chính .
2. Kĩ năng:Phân tích, so sánh, nhận định đánh giá .
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH, tinh thần lao động xây dựng đất nước niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường đi lên CNXH
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh SGK, một số tài liệu liên quan
III/ Lên lớp
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
* HĐ 1 – Cá nhân . 
I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
+ GV tổ chức cho HS lập bảng thống kê theo mẩu sau:
Các giai đoạn của CMVN
Nội dung chủ yếu và đặc điểm của lịch sử VN
1919-1930
1930-1945
1945-1954
1954-1975
1975 đến nay
II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
 * HĐ 2- Nhóm :
? Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của CMVN ?
? Nêu những bài học kinh nghiệm của CMVN ?
3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập:
+ Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của CMVN theo mẩu sau :
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Tác động của sự kiện đó đến lịch sử VN
+ HS tự ôn tập , chuẩn bị kiểm tra học kì II.
-----HẾT CHƯƠNG TRÌNH- XIN THÂN ÁI CHÀO QUÝ VỊ-----
PHẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
CỦA TỔ - CHUYÊN MÔN
Ngày/ tháng
Tổ/ Chuyên môn
Đánh giá/ Xếp loại
Kí tên/ Đóng dấu
Ghi chú

Tài liệu đính kèm:

  • docSU9.Ki II.doc