Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay - Lê Tiến Nhật

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay - Lê Tiến Nhật

ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX

I.Mục tiêu bài học

 1.Về kiến thức: Những thành tựu to lớn của Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH

2.Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và Nhà nước Xô viết đồng thời biết ơn Liên Xô đã giúp đỡ nước ta, trân trọng tình đoàn kết Việt – Xô

 

doc 100 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay - Lê Tiến Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2010
Ngày giảng:	21/8/2010	
lịch sử thế giới hiện đại
từ năm 1945 đến nay
Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Tiết 1 Bài 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ 1945
đến những năm 70 của thế kỷ XX
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức: Những thành tựu to lớn của Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
2.Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và Nhà nước Xô viết đồng thời biết ơn Liên Xô đã giúp đỡ nước ta, trân trọng tình đoàn kết Việt – Xô
 3.Về kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, vấn đề lịch sử
II.Tài liệu - đồ dùng dạy học 
Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu
Bảng số liệu
Tranh, một số hình ảnh khoa học công nghệ của Liên Xô 
III.Các bước lên lớp: 
1.: ổn định lớp
2: Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
 Đây là bài mở đầu của chương trình lịch sử lớp 9, các em sẽ đươck học lịch sử thế giới từ sau 1945 đến hết thế kỷ XX- năm 2000
Hoạt động của thầy và trò
- Gv nêu qua thông tin tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ II
Gv treo bảng số liệu cho học sinh rõ hơn sự mất mát của LX sau chiến tranh?
Vậy LX có những thuận lợi gì sau chiến tranh? (tinh thần, khí thế của người chiến thắng)
Việc hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn có ý nghĩa gì?
Học sinh thảo luận
Gv chuyển sang mục II
- GV nói rõ cho học sinh về khái niệm cơ sở vật chất - kỷ thuật của CNXH
Gọi 1 HS đọc bài
Chủ trương đường lối của LX sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế?
HS thảo luận
Phần thành tựu Gv thuyết giảng cho HS rõ? Thông qua những thành tựu đó em có nhận xét gì về vị thế của LX trong giai đoạn này? (Liên Xô trở thành 1 cường quốc kinh tế, là chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và cách mạng thế giới. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh)
Gv liên hệ mối quan hệ giữa LX và VN giai đoạn này để HS rõ hơn
Kiến thức cơ bản
Liên Xô 
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
- Sau chiến tranh LX bị tổn thất nặng nề gặp nhiều khó khăn
Thành tựu: 
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước 4 năm 3 tháng
+ 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73%
+ 1949 phá vỡ thế độc quyền của Mỹ (chế tạo thành công bom nguyên tử)
+ 1945 – 1950: hoàn thành khôi phục kinh tế phong trào thi đua sôi nổi của các tầng lớp nhân dân LX với khí thế của người chiến thắng; Sự phát triển vượt bậc của nên KHKT, chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949)
Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
(Từ 1950 đến những năm 70 của Thế kỷ XX)
Chủ trương: thực hiện các kế hoạch dài hạn
Phương hướng: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp, tăng cường quốc phòng
Thành tựu: 
+ Sản xuất nông nghiệp tăng 9,6%/ năm
+ Công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
+ 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ loài người
+ 1961: phóng tàu Phương Đông đưa nhà du hành Gagarinđ đạt thế cân bằng về quân sự hạt nhân với Mỹ
+ Về chính trị: Hòa bình hữu nghị với tất cả các nước CNXH, ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
IV. Củng cố bài tập: Gọi HS lên bảng điền vào các sự kiện nội dung thích hợp trong bài:
1949 1957 1961 1970
-Em biết người Việt Nam nào đã tham gia du hành vũ trụ với phi công Liên Xô?
Gv dặn dò chuẩn bị nghiên cứu tiếp để tiết sau học.
Ngày soạn:24/8/2010
Ngày giảng28/8/2010
Tiết 2	II. Đông Âu
I.Mục tiêu bài học
Về kiến thức:- Những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến đầu những năm 70)
Những nét cơ bản về hệ thống Nhà nước XHCN
Về tư tưởng: khẳng định những đóng góp to lớn của các nuớc Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của các nước Đông Âu đối với cách mạng VN
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế
Về kỹ năng: biết sử dụng bản đồ thế giới, xác định được vị trí các nước Đông Âu
Thiết bị: khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử về các nước Đông Âu
Các bước lên lớp
 1.ổn định lớp
 2.Bài cũ: Những thành tựu cơ bản của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX?
 Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới, trọng tâm bài ( giống tiết 1)
Gọi 1 Hs đọc đoạn đầu
Các nước Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? Hs trả lời theo SGK
Gv treo bản đồ Đông Âu, gọi Hs lên xác định vị trí các nước Đông Âu
Để hoàn thành cuộc cách mạng DCND, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hs thảo luận
Em hiểu như thế nào về khái niệm: Nhà nước Cộng hòa DCND? (chỉ chế độ chính trị xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ do 2 giai cấp công nông nắm chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng CNXH
Tại sao gọi là các nước Đông Âu? (thói quen gọi theo thể chế chính trị XHCN phân biệt với Tây Âu theo TBCN)
Việc các nước DCND ra đời có ý nghĩa gì?
Hs thảo luận nhóm Gv kết mục 1
Gọi 1 Hs đọc đoạn in to
Đông Âu xây dựng CNXH có những thuận lợi và khó khăn gì?
Hs thảo luận
Gọi Hs đọc đoạn in nhỏ
Qua đoạn in nhỏ em có nhận xét gì về thành tựu xây dựng CNXH ở Đông Âu? (Rất nhanh chóng, bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước thay đổi căn bản)
Giáo viên giới thiệu sự ra đời của 2 tổ chức
Cơ sở hình thành hệ thống XHCN? 
+ Chung mục tiêu xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm mục đích gì?(hợp tác giúp đỡ nhau về kinh tế)
1. Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu
- Từ 1944 - 1946: Hồng quân Liên Xô truy kích chủ nghĩa phát xít, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng Quân Liên Xô tiêu diệt phát xít, thành lập các nước dân chủ nhân dân
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
+ Cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân, tiến lên CNXH 
+ Thực hiện quyền tự do dân chủ
đCNXH trở thành hệ thống thế giới vượt khỏi phạm vi một nước, tác động đến ptgp dân tộc trên toàn thế giới
2. Tiến hành xây dựng CNXH(từ 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX)
a. Hoàn cảnh: - Vừa thoát khỏi chiến tranh
- Được Liên Xô tận tình giúp đỡ
b. Thành tựu:
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần I
- Trở thành các nước công nông nghiệp có nền văn hóa giáo dục phát triển
III. Sự hình thành hệ thống XHCN
- 8-1-1949: Hội đồng tương trợ kinh tế SEV ra đời, đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN 
- 5-1955: Hiệp ước Vác Sa Va ra đời, liên minh mang tính quân sự, chính trị của hệ thống XHCN
Củng cố: 
1. Những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu? 
Vai trò của hội đồng tương trợ kinh tế đối với các nước trong phe CNXH?
 Gv tổng hợp toàn bài, hướng dẫn chuẩn bị bài sa
 V. Dặn dò và hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày soạn:5/9/2010
Ngày giảng11/9/2010
Tiết 3 Bài 2:Liên Xô và các nước Đông Âu
Từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Hs nắm được những nét chính về sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và của các nước CNXH ở Đông Âu
2. Tư tưởng: Hs rõ: Đây là sự sụp đổ của một mô hình XHCN không phù hợp, phê phán chủ nghĩa cơ hội của M. Goocbachốp và một số lãnh đạo cấp cao của Liên Xô & Đông Âu
3. Kỹ năng: Nhận biết sự biến đổi của lịch sử: từ tiến bộ đến phản động, bảo thủ, từ chân chính sang phản bội lại quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các cá nhân giữ trọng trách lịch sử.
Biết khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử
II.Tài liệu - đồ dùng dạy học 
Tranh ảnh về sự tan tã của Liên Xô và Đông Âu
III.Các bước lên lớp
1.ổn định lớp
2.Bài cũ: Thành tựu cơ bản của Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH?
3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới 
Gv thông tin về cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Liên Xô?
Hs thảo luận, Gv nhận xét bổ sung 
Gọi Hs đọc phần cải tổ
Gv giới thiệu đôi nét về nhân vật Goócbachốp
Theo em, lý luận mục đích cải tổ của ông là gì? (Sửa chữa thiếu sót sai lầm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng chế độ XHCN dân chủ )
Trên thực tế công cuộc cải tổ được tiến hành như thế nào?
Hậu quả? Gv nhận xét bổ sung 
Hs đọc phần diễn biến tan rã
Quan sát H3 em có suy nghĩ gì?( Nhân dân đã hoàn toàn bất bình, đòi độc lập)
Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã đó? (Duy trì một mô hình CNXH không phù hợp, không tuân thủ các quy luật kinh tế, nguyên lý chủ nghĩa Mác. Sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ, sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước)
Cho học sinh quan sát H4 giới thiệu các nươc trong khối SNG
Gv giới thiệu tình hình chung
Em có nhận xét gì về quá trình tan rã của CNXH ở Đông Âu? (tan rã nhanh chóng, không đổ máu, thông qua tổng tuyển cử. Gọi là “CM chung”)
Nguyên nhân tan rã? 
Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết
Tình hình kinh tế 
1973: Khủng hoảng dầu mỏ, kinh tế sa sút nghiêm trọng: Công nghiệp trì trệ, hàng tiêu dùng khan hiếm, nông nghiệp sa sút, lương thực thực phẩm cạn kiệt
Công cuộc cải tổ
Chính trị:
Thiết lập chế độ tổng thống, đa nguyên đa đảng, xóa bỏ quyền lợi của Đảng cộng sản
Kinh tế: Cơ chế thị trường theo định hướng TBCN
- Phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ định Đảng cộng sản, kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, chính trị rối loạn
Diễn biến tan rã:
19-8-1991: một số lãnh đạo Đảng cộng sản và chính phủ đảo chính lật đổ Goócbachốp
21-12-1991: Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính phủ liên bang bị tê liệtđtan rã, 11 nước cộng hòa đòi độc lập
25-12-1991: Goócbachốp từ chức, CNXH ở Liên Xô hoàn toàn chấm dứt
Sự khủng hoảng và tan rãĐông Âu
Tình hình KT – CT – xã hội
Kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng
Chính trị bất ổn định
Nhân dân bất bình
Diễn biến tan rã: SGK
Nguyên nhân tan rã:
kinh tế phát triển chậm, khủng hoảng sâu sắc
Rập khuôn Liên Xô - Vốn LX đã có nhiều sai sót
Nhân dân bất bình, hoạt động chống phá phản động
IV. Củng cố:
 Bài tập: Em có nhận xét, suy nghĩ gì về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong tình hình hiện nay?
 Gv định hướng trả lời để giáo dục tư tưởng cho HS
 V. Dặn dò và hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày soạn:15/9/2010
Ngày giảng:18/9/2010
Chương II: Các nước á phi mỹ la tinh
Từ năm 1945 đến nay
Tiết 4 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 
và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
I.Mục tiêu bài học
 1.Kiến thức: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu á Châu Phi và Châu Mỹ la tinh: những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công việc xây dựng đất nước ở các nước này.
 2.Tư tưởng: Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước chống Đế quốc
 Tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc chống kẻ thù chung.
Nâng cao lòng tự h ... uật, giao thông vận tải
+ Cải tạo XHCN
+ Xóa bỏ tệ nạn xã hội, xây dựng nền văn hóa cách mạng
+ Đẩy mạnh giáo dục
2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985)
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V họp tại Hà Nội 3-1982:
+ Tiếp tục đường lối xây dựng CNXH có sửa đổi, bổ sung, xác định thời kỳ quá độ
+ Đề ra kế hoạch 5 năm (1981-1985)
- Thành tựu: 
+ Sản xuất nông nghiệp tăng 4,9%; sản xuất lương thực tăng 13,4 triệu tấnđ17 triệu tấn; sản xuất công nghiệp tăng 9,6%; thu nhập quốc dân tăng 6,4%
+ Hoàn thành hàng trăm công trình
+ Hoạt động KHKT được triển khai, thúc đẩy sản xuất phát triển
II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc 
(1975 – 1979)
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- 22-12-1978: Tập đoàn Pôn Pốt tấn công biên giới Tây Nam nước ta
đ Ta phản công tự vệ đẩy lùi quân địch lập lại hòa bình ở biên giới Tây Nam
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Từ 1978: Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến quan hệ 2 nước
- 17-2-1979: 32 sư đoàn của Trung Quốc tràn sang nước ta
đQuân dân ta đứng lên chiến đấu buộc TQ rút quân(18-3-1979) 
IV. Củng cố: Sau 10 năm xây dựng đi lên CNXH (1976 – 1986) nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì?
- GV tổng hợp toàn bài
V. Dặn dò và hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày soạn:25/01/2010
Ngày giảng:27/1/2010 
Tiết 49 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới 
 đi lên CNXH (Từ 1986 – nay)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Hs thấy rõ sự thay đổi trong đường lối lãnh đạo của Đảng dẫn đến sự đổi mới toàn diện
	Thấy rõ những thành tựu lớn của đất nước trong khi thực hiện đường lối đổi mới
2.Tư tưởng: Giáo dục Hs có lòng tin vào Đảng vào đường lối xây dựng CNXH
3. Kỹ năng: Phân tích, nhận định
B. Thiết bị:
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ: Hãy nêu một số thành tựu xây dựng CNXH của ta từ 1976-1986?
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới – Trọng tâm bài
 GV dẫn dắt vào bài
- Vì sao Đảng ta quyết định thực hiện đường lối đổi mới đất nước? (Do yêu cầu trong nước và tình hình thế giới thay đổi, hệ thống CNXH đang bị khủng hoảng)
- Hs làm việc với SGK
- - Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước như thế nào? (Đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm vẫn là đổi mới kinh tế)
đChuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường
- Từ 1986 – 2000 chúng ta đã trải qua mấy kế hoạch dài hạn? (3 kế hoạch 5 năm)
- Mục tiêu của từng kế hoạch 5 năm? 
- Kết quả? Hs thảo luận rút ra
- Kế hoạch 5 năm 1991-1995: Mục tiêu cao hơn chỗ nào? Em thấy thành tựu nào là đáng ghi nhận nhất? (GDP tăng 8,2%)
- Kế hoạch 5 năm (1996-2000) đạt được những thành tựu nổi bật nào?
- Gv cho Hs nhận xét các kênh hình trong SGK
- ý nghĩa của công cuộc đổi mới trong khi Liên Xô và Đông Âu đã bị tan rã? ị
- Gv cũng nêu cho Hs rõ một số yếu kém của ta trong công cuộc đổi mới và xu thế đất nước
I. Đường lối đổi mới của Đảng
- Công cuộc xây dựng CNXH 
(1976 – 1986) thu được nhiều thắng lợi nhưng cũng có nhiều sai lầm, yếu kém
- Để đất nước thoát khỏi khủng hoảngđĐại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước (1986)
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới
* Kế hoạch 5 năm (1986-1990) thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Thành tựu: Sản phẩm lương thực đạt 21,4 triệu tấn, hàng hóa dồi dào, cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, xuất khẩu tăng gấp 3 lầnđđứng thứ 3 xuất khẩu gạo
* Kế hoạch 5 năm (1991-1995): Tăng cường ổn định chính trị, đưa đất nước thoát khỏi cơn khủng hoảng cơ bản
đGDP tăng 8,2% hàng năm, vốn đầu tư nước ngoài vào tăng 50%
* Kế hoạch 5 năm (1996- 2000)ị Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững, nâng cao tích lũy
đGDP: 7%, công – nông nghiệp ổn định phát triển, kinh tế đối ngoại tăng 21%, vốn đầu tư 10 tỉ USD; KH – CN, y tế, giáo dục thu được nhiều thành tựu
ịBộ mặt nhà nước thay đổi, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ CNXH. Đời sống nhân dân được nâng cao, vị thế của đất nước càng vững chắc trên trường quốc tế
- Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của nhân dân
IV. Củng cố
Lập bảng trình bày những thành tựu đã đạt được trong các kế hoạch 5 năm? (1986 – 2000)
V. Dặn dò và hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày soạn:25/01/2010
Ngày giảng:27/1/2010 
Tiết 50 Bài 34: Tổng kết lịch sử việt nam 
 từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	Hs hệ thống được các kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc từ 1919 – 2000 thông qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. 
2. Tư tưởng: Giúp Hs hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và yêu quí tự hào đất nước ta.
3. Kỹ năng: 	
	- Nâng cao nhận thức về giá trị độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
	- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp so sánh
B. Thiết bị: Bảng phụ
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới
- Gv chia cả lớp làm 5 tổ, mỗi tổ thảo luận một phần sau đó cử đại diện lên trình bày:
- Yêu cầu: Nêu nội dung cơ bản nhất của từng giai đoạn
- Giai đoạn này diễn ra mấy lần diễn tập (3)
- Sự khác nhau về chủ trương của phong trào 30-31 và 36-39?
- Sự kiện nào được coi là trọng đại nhất trong giai đoạn này? (Chiến dịch Điện Biên Phủ)
- Hãy nêu các giai đoạn phát triển của cách mạng XHCN ở Miền Bắc? Nhiệm vụ của từng giai đoạn?
- Hãy nêu các chiến lược lớn của Miền Nam chống Mĩ?
- Trong các đại hội IV,V,VI của Đảng, đại hội nào có ảnh hưởng quyết định đến tình hình đất nước ta sau 1975? (Đại hội VI)
- Gọi 1 Hs đọc
- Nguyên nhân nào quyết định cho những thắng lợi trên? (Đảng lãnh đạo)
- Phần bài học phương hướng cho Hs tìm hiểu qua SGK
1. Giai đoạn 1919 – 1930
- Cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa lần thứ 2: Xã hội việt Nam bị phân hóa sâu sắc – giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời, giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng
- 3-2-1930: Đảng cộng sản VN ra đời là một sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân, phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lêninđ Chấm dứt khủng hoảng về đường lối.
2. Giai đoạn 1930 – 1945 
- Cao trào cách mạng 1930 -1931 và đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939
- Cao trào cách mạng 1939 – 1945 tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước 8 – 1945
3. Giai đoạn 1954 – 1975
- Công cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng sau 1945
- 9 năm kháng chiến chống Pháp: Chiến dịch Việt Bắc (1947); Chiến dịch Biên giới (1950); chiến cuộc đông xuân 1953 – 1954; Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954đ Chiến tranh kết thúc
4. Giai đoạn 1954 – 1975
- Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền: 
+ Miền Bắc: Khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo XHCNđ xây dựng CNXH
+ Miền Nam: Đấu tranh chống Mĩ
5. Giai đoạn 1975 – nay:
- Đại hội IV của Đảng quyết định cả nước đi lên xây dựng CNXH
- Đại hội VI mở ra giai đoạn đổi mới cho đất nước ta
đCả nước thu được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự
II. Nguyên nhân thắng lợi bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên
IV. Củng cố
	Gv tổng hợp toàn bài
V. Dặn dò và hướng dẫn học bài ở nhà.
Họ và tên :...................	 Bài kiểm tra : HọC Kì ii
Lớp : ................. Môn lịch sử 9 - tiết ppct: 50
	 ****************
Đề ra
A. Phần trắc nghiệm:
I. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng:
1. Lãnh tụ Hồ Chí Minh mang tên gọi Nguyễn ái Quốc từ khi nào:
A.1919: Dự hội nghị Véc xai B.1925: Thành lập hội Việt Nam cách mạng TN
C.1930: Hội nghị thành lập Đảng; C. 1945: Triệu tập hội nghị quốc dân Tân Trào
2. Cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam do ai khởi thảo:
A. Nguyễn ái Quốc B. Trần Phú
C. Trường Chinh D. Cả ABC đều đúng.
3. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên khi nào:
A. Phong trào 1930-1931; B. Phong trào 1936-1939
C. Khởi nghĩa Nam Kì ; D. Cách mạng tháng 8-1945
4.Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên vào năm:
A. 1976 B. 1980; C. 1986; D. 1990.
II.Nối cột A với cột B sao cho đúng
TT
Cột A
Nối	Nối
TT
Cột B
2-9-1945
A
Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre
17-1-1960
B
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH
18-8-1965
C
Hiệp định Pa Ri được kí kết
27-1-1973
D
Chiến thắng Vạn Tường
24-3-1975
B. Tự luận:
1. Từ năm 1965-1968 Miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho Miền Nam đánh Mĩ?
2.ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
 Bài làm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.Hướng dẫn chấm
A, Trắc nghiệm:
 I. Khoanh tròn chữ cái.....
1. Câu1- A ; Câu3- C
2.Câu2- A ; Câu1- C
 II. Nối cột A với cột B sao cho đúng:
TT
Cột A
Nối
TT
Cột B
1
2-9-1945
A
Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre
2
17-1-1960
B
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH
3
18-8-1965
C
Hiệp định Pa Ri được kí kết
4
27-1-1973
D
Chiến thắng Vạn Tường
5
24-3-1975
B. Tự luận:
Câu1: Nêu được: Miền Bắc là hậu phương lớn của miền Nam, tất cả vì miền Nam ruột thịt(0,5đ)
- Phấn đấu: mỗi người làm việc bằng hai, vì tiền tuyến miền Bắc sẵn sàng: “ Thóc không thiếu một cân., quân khô ng thiếu một người”(0,5đ)
- Trong 3 năm Miền Bắc đã đưa vào3000000 cán bộ, hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng,xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác( Tăng gấp 10 lần thời kì trước)(1,5đ)
- Cách vận chuyển:+ Đường trường Sơn và Đường trường Sơn biển(1đ)
Câu 2: ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 21 năm chống Mĩ và 30 năm giải phóng dân tộc,bảo vệ tổ quốc
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Đất nước được hoàn toàn thống nhất
- Mở ra kĩ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: kĩ nguyên đất nước độc lập thống nhất , đi lên chủ nghĩa xã hội
- Tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới, cổ vũ lớn lao phong trào cách mạng thế giới
- Là trang sử chọi lọi , chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, biểu trưng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 9 Ha Noi.doc