Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 1 - Bài 1: Liên Xô và các nước đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ 20

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 1 - Bài 1: Liên Xô và các nước đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ 20

1. Kiến thức:

 Giúp biết được:

- Công cuộc khội phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh (1945 – 1950).

- Những thành tựu xây dựng xã hội chủ nghĩa.

2. Rèn luyện kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

3. Giáo dục:

 

docx 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 1 - Bài 1: Liên Xô và các nước đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Ngày soạn: 
01/01/2011
Ngày giảng:
8A:
03/01/2011
8B:
03/01/2011
8C:
03/01/2011
Tiết 1. Bài 1.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
	Giúp biết được:
- Công cuộc khội phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh (1945 – 1950).
- Những thành tựu xây dựng xã hội chủ nghĩa.
2. Rèn luyện kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
3. Giáo dục:
- Khẳng định những thành tựu có ý nghĩa to lớn có ý nghĩa ls của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
- Mặc dù ngày nay, tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi những lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liên bang Nga, những nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây vẫn được duy trì và gần đây đã có những bước phát triển mới. Cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: 
- Bản đồ Liên Xô (Bản đồ Châu Âu).
- Một số tranh ảnh, tiêu biểu về Liên Xô trong giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay.
2. Trò:
- Chuẩn bị sách, vở.
- Xem kĩ trước bài.
III. Tiến trình bài dạy.
	1. Kiểm tra bài cũ (2’):
Kiểm tra đồ dùng, sách vở có liên quan đến bộ môn học của học sinh.
* Đặt vấn đề (1’):
	Sau chiến tranh thế giới thứ II. Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của: Để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên, phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản . Đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô phải tiến hành công cuộc khội phục kinh tế và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Để tìm hiểu hoàn cảnh nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội diễn ra như thế nào? Hôm nay...
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Liên Xô.
Giáo viên dùng bản đồ Liên Xô để học sinh xác định về quốc gia này.
HS
Lên bảng xác định.
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiện tranh (1945 – 1950) (17’)
Hỏi
Thế chiến II đã tàn phá đất nước Liên Xô như thế nào?
HS
Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp và 65.000 km đường sắt bị tàn phá. Riêng lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu hầu như hoang tàn, đổ nát.
Hỏi
Qua đây em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong thế chiến II?
Đất nước bị tàn phá nặng nề.
GV
Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
Trong khi đó, bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu nhất thế giơi.
Hỏi
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước Xô viết đã làm gì?
Đảng và nhà nước Liên Xô đã ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
GV
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đựơc bắt đầu từ năm 1925, công cuộc này đựơc thực hiện qua các kế hoạch 5 năm (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932); kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933 – 1937) đều hoàn thành trước thời hạn và đạt được những thành tựu to lớn; từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Tháng 6 – 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngưng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của mình. Sau khi chiến tranh kết thúc, để khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế và phát triển đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).
Hỏi
Nhân dân Liên Xô khôi phục kinh tế như thế nào? Kết quả ra sao?
HS
- Nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch được hoàn thành thắng lợi, vượt mức trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu đều vượt mức thời hạn trước dự định: tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6000 nhà máy đựơc khôi phục và xây dựng đã đi vào hoạt đông. Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện).
Nhân dân Liên Xô đã thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) trước thời hạn.
Hỏi
Ngoài những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, Liên Xô còn đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học quân sự?
Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Hỏi
Việc chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
HS
Phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của đế quốc Mỹ. Khẳng định sự nỗ lực vượt bậc về khoa học kỹ thuật của Liên Xô nói riêng và cũng là của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung.
Hỏi
Qua đây em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng KTcủa liên sô trong thời kỳ khôi phục kinh tế?
HS
Tăng trưởng nhanh chóng.
Hỏi
Nguyên nhân của sự phát triển này là gì? 
HS
- Do có sự thống nhất về tu tưởng chính trị của xã hôi Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quyên mình của nhân dân Liên Xô.
2/ Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) (22’)
Hỏi
Em hiểu thế nào là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH?
HS
Một nền sản xuất cơ khí với công nghiệp hiện đại, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và đây chỉ là việc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH mà các em đã được học (vào năm 1939 ở lớp 8).
Hỏi
Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoàn cảnh nào?
HS
Các nước phương tây luôn có âm mưu và hành động bao vây chống phá Liên Xô cả về kinh tế, chính trị quân sự. Mặt khác Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả công cuộc xây dựng CNXH giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới cả về vật chất lẫn tinh thần. 
Hỏi
Hoàn cảnh đó ảnh hưởng như thế nào đến công việc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
HS
- Ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở Liên Xô.
- Làm giảm tốc độ của công việc.
Hỏi
Vậy Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như thế nào? Phương hướng chính ra sao?
Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng chính: phát triển kinh tế với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức quốc phòng.
Hỏi
Từ năm 1959 đến năm 1970, nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Liên Xô đã đạt được những thành tựu như thế nào?
HS
- Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của thế giới.
- Khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công vang dội: năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ, là nước đầu tiên trên thế giói về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ
GV
Tóm lược lại những thành tựu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ 1959 – 1970:
Kết quả: Liên Xô đạt được nhiều thành tưu to lớn: trở thành cường quốc công nghiệp, đứng thứ hai sau Mĩ; là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.
GV
Qua sách báo, và quan sát vào sách giáo khoa, em nào có thể giới thiệu vài nét sơ lược về vệ tinh đầu tiên Liên Xô phóng lên khoảng không vũ trụ.
HS
Giới thiệu.
GV
Treo tranh vệ tinh nhân tạo Sputnik và giới thiệu:
Sputnik có nghĩa là "bạn đồng hành". Nhân loại thực sự bị chấn động khi hay tin ngày 4.10.1957, các nhà khoa học Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. Sputnik đã được phóng đi từ Kazakhstan. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người chỉ có kích cỡ bằng một quả bóng rổ, nặng khoảng 83,6kg, và mất khoảng 98 phút để bay hết 32.187km vòng quanh trái đất. Sputnik đã ở trên quỹ đạo 3 tháng, và rơi khỏi bầu trời vào ngày 4/1/1958. Vệ tinh này đã chuyển về trái đất các thông tin từ khắp địa cầu bằng tín hiệu radio. Đồng thời nó còn là một thiết bị đo nhiệt độ. Việc phóng vệ tinh này đã khởi đầu có các phát triển mới về chính trị, quân sự, công nghệ và khoa học kỹ thuật. Sputnik đã đánh dấu một kỷ nguyên không gian mới và cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Nga. 
Qua sách báo đã đọc, em hãy kể một số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ Liên Xô trong những năm 60 của thế kỉ XX.
Kể tên
Giáo viên treo tranh và giới thiệu:
Năm 1960, cả thế giới biết tên những “nhà du hành vũ trụ 4 chân quả cảm” – hai con chó Belka và Strelka đã bay lên vũ trụ, trở về trái đất an toàn và lành lặn. Strelka thậm chí còn sinh con và hậu duệ của nó được Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô Nikita Khrushev tặng cho Tổng thống Mỹ John Kennedy.
Sau chuyến bay đầu tiên của Yuri Gagarin ngày 12.4.1961, Liên Xô còn thực hiện nhiều “đầu tiên” khác: Aleksei Leonov trở thành người đầu tiên bước ra ngoài khoảng không vũ trụ; Valentina Tereshkova ghi mốc son với vai trò nữ phi công vũ trụ đầu tiên; chuyến bay tập thể đầu tiên trên tàu “Phương Đông”; cuộc lắp ráp đầu tiên trên vũ trụ và phi công chuyển từ tàu nọ sang tàu kia; trạm quỹ đạo đầu tiên; người phụ nữ đầu tiên làm việc vài giờ trong khoảng không Svetlana Sovitskaya; người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến bay dài ngày Elena Kodakova và nhiều kỷ lục khác...
- Ngoài ra Liên Xô còn đạt nhiều tiến bộ trên lĩnh vực KH – VH’; GD - ĐT
Hỏi
Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ này là gì?
Chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
Hỏi
Lấy 1 số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam?
HS
- Đào tạo nhân lực
- Vũ khí, đạn dược, lương thực
-VD các công trình lớn: Thuỷ điện Hoà Bình, Lăng Bác
Hỏi
Những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và ngoại giao mà Liên Xô đạt được có ý nghĩa gì?
HS
Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới.
GV
Sơ kết bài học:
Những thànhtựu của nhân dân Liên Xô trong việc khôi phục kinh tế và công cuộc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là rất to lớn, không thể phủ nhận được. Nhờ những thnàh tựu đó mà Liên Xô là trụ cộtt của các nước XHCN là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào thế giới.
3. Luyện tập, củng cố (2’):
? Hãy đánh dấu X vào  đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
Những thành tựu về KHKT của Liên Xô (từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX
X
1949 Chế tạo thành công bom nguyên tử.
1957 Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
X
1961 Đưa người lên mặt trăng.
X
1961 Phóng thành công tàu vũ trụ “Phương Đông”
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (1’):
Học bài cũ. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa .
Đọc trước bài 1 phần II, III.
Sưu tầm tranh ảnh tiểu biểu của các nước Đông Âu (1945 – 1970). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 1 BAI 1 LIEN XO VA CAC NUOC DONG AU.docx